Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 22/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Thừa Thiên - Huế
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin tức - sự kiện chung
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 5 2 5 3 7 2
Số người đang truy cập
1 2 2 2
 Tin tức - Sự kiện Các hoạt động địa phương
Các cán bộ y tế đang làm công tác tẩm mùn diệt muổi sốt rét cho bà con tại cộng đồng
CẢNH BÁO VỀ NGUY CƠ SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG

Nam Đông là một huyện có sốt rét lưu hành nặng và vừa ở Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc giáp huyện Hương Thủy và Phú Lộc, phía Nam và phía Đông giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp huyện A Lưới. Huyện có diện tích 650,52 km2 với 11 xã, thị trấn, dân số 22.798 người; trong đó dân tộc Kinh chiếm 60 % và dân tộc thiểu số Katu chiếm 40 %. Mạng lưới y tế cơ sở đã được hoàn thiện với 75 cán bộ y tế huyện, 12 cán bộ y tế dự phòng, 43 y tế xã và 65 nhân viên y tế thôn bản. Sau những năm tác động các biện pháp can thiệp phòng, chống; tình hình sốt rét tại huyện đã có những chuyển biến tích cực. So với năm 1991, số bệnh nhân sốt rét giảm 99,02 % (27/2.760), không còn tử vong do sốt rét (năm 1991 có 67 sốt rét ác tính và 5 trường hợp bị tử vong), dịch sốt rét đã được khống chế trong nhiều năm liền. Số bệnh nhân sốt rét tại huyện chủ yếu là sốt rét ngoại lai do bị nhiễm bệnh từ các nơi khác trở về các cơ sở. Tình hình kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Nam Đông là huyện đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Về lĩnh vực y tế, đây cùng là huyện đầu tiên xây dựng và phát triển thành công mô hình thí điểm hệ thống y tế thôn bản thực hiện nhiệm vụ phòng chống sốt rét trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu có sự hỗ trợ của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng và Tổ chức Unicef.

Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, Nam Đông cũng đã xây dựng và phát triển các yếu tố phòng chống sốt rét bền vững về mặt tổ chức, chuyên môn kỹ thuật và xã hội để duy trì thành quả lâu dài; tiếp tục phấn đấu đẩy lùi bệnh sốt rét ở các xã còn sốt rét lưu hành và ngăn chận sốt rét quay trở lại. Kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân cải thiện tốt hơn do được gắn liền với sự phát triển cây công nghiệp cao su trồng và khai thác tại chổ, người dân không còn đi rừng, trồng rẫy như trước đây nên cũng đã góp phần làm cho tình hình sốt rét ổn định. Với những yếu tố bền vững này, Thừa Thiên Huế đã mạnh dạn chỉ đạo cho huyện ngừng can thiệp biện pháp bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi để trả lại môi trường trong sạch kể từ năm 2006 và tập trung cho công tác hoàn chỉnh mạng lưới y tế cơ sở, truyền thông giáo dục, vận động nhân dân tích cực sử dụng màn chống muỗi thành tập quán, giám sát dịch tễ chặt chẽ, phát hiện, điều trị bệnh nhân sốt rét ngoại lai do bị nhiễm bệnh từ các nơi khác ngoài huyện trở về.

Tuy vậy, sau cơn bão Xangsane (cơn bão số 6/2006), huyện Nam Đông đã bị tàn phá nặng nề. Có 11 người bị thương, 50 nhà bị sập, 3.000 nhà bị tốc mái, 1.050 ha trồng cây cao su bị đổ ngã, trong đó có 750 ha cao su đang khai thác bị mất trắng; 885 ha rừng bị đổ gãy. Trung tâm Y tế huyện bị hư hỏng hoàn toàn, Phòng Khám đa khoa khu vực và 5 Trạm Y tế xã bị tốc mái ... Nguồn kinh tế chủ yếu của nhân dân dựa vào cây cao su đang trong thời kỳ khai thác mủ và diện tích cây cao su trồng mới bây giờ không còn nữa. Thiên tai, thảm họa đã đẩy người dân có đời sống kinh tế đang ổn định tại đây lâm vào cảnh khó khăn, túng thiếu. Để khắc phục tình hình trong khi chờ đợi có được cuộc sống trở lại như ban đầu, có lẽ người dân tạm thời dựa vào nương rẫy, đi rừng, giao lưu di biến động ... như lúc trước để kiếm nguồn sống. Tình trạng nầy sẽ làm cho sốt rét có khả năng gia tăng dần, lúc đầu là sốt rét ngoại lai do bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ nơi khác, mầm bệnh ngoại lai thường xuyên được mang về và bổ sung tại các cơ sở, muỗi truyền bệnh có khả năng phục hồi dần khi ngừng can thiệp biện pháp bảo vệ bằng hóa chất diệt; từ đây trung gian truyền bệnh có cơ hội lây truyền bệnh cho cộng đồng từ mầm bệnh ký sinh trùng sốt rét ngoại lai. Sốt rét sẽ quay trở lại tại huyện Nam Đông theo quy trình nầy nếu không chủ động và tích cực thực hiện các biện pháp can thiệp từ các yếu tố phòng chống sốt rét bền vững đã xây dựng, phát triển và có được trong thời gian qua.

Cảnh báo về nguy cơ sốt rét quay trở lại tại huyện Nam Đông là vấn đề được đặt ra. Giải pháp thực hiện để chủ động khống chế tình hình nầy trong thời gian tới là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống y tế, các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cư ở các cơ sở. Phải xã hội hóa được công tác phòng chống sốt rét ở Nam Đông một cách tích cực thì mới hy vọng rằng sốt rét sẽ không quay trở lại và không bị những thảm họa do dịch bệnh gây ra với sự tuyên bố thất bại như một số địa phương khác ở trong nước cũng như các nước ngoài sau cả một quá trình dài phấn đấu thực hiện nhiệm vụ công tác để có được thành quả.

 

Ngày 11/01/2007
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích