|
tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch trong mùa xuân-hè |
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch trong mùa xuân-hè
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tình hình một số bệnh truyền nhiễm gây dịch có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2007 đến nay, thế giới ghi nhận 18 trường hợp mắc cúm A (H5N1 ), trong đó có l1 trường hợp tử vong tại các nước Trung Quốc, Ai cập, Lào, Nigeria, Indonesia. Tính đến ngày 19/3/2007, Bộ Y tế Burikina Faso thông báo ghi nhận 7.333 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu, trong đó có 583 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong là 8%. Tính đến giữa tháng 3 năm 2007 nước cộng hoà Tanzania ghi nhận 58 trường họp mắc bệnh sốt thung lũng Rift (RVF), trong đó có 14 trường hợp tử vong . Tại Việt Nam, một số trường hợp bệnh gây dịch vẫn đang diễn biến phức tạp như cúm A H5N1, sởi, hội chứng chân tay miệng, bệnh viêm não do vi rút... Đặc biệt, sốt xuất huyết là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Tuy đang là mùa khô nhưng số người mắc do sốt xuất huyết vẫn duy trì ở mức cao và có nguy cơ xảy ra dịch trong năm 2007. Tại Quảng Trị trong những tháng đầu năm đã có một số bệnh dịch xảy ra rãi rác ở các địa phương như Bệnh thuỷ đậu ở thị xã Đông Hà, Triệu Phong; Bệnh quai bị xảy ra ở Hướng Hoá... Quảng Trị cũng đang ở trong vùng nguy cơ dịch do ảnh hưởng tư các địa phương lân cận như Quảng Bình có dịch với Hội chứng tay - chân - miệng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có địch cúm A (H5N1) ... Để công tác phòng, chống các loại dịch bệnh được thực hiện một cách chủ động, hiệu quả cao, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Chỉ thị 06/2007/CT-UBND ngày 10/5/2007 yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện thị xã khẩn trương tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch trong mùa xuân-hè. l. Ngành Y tế: Phối hợp với các ngành liên quan chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch cụ.thể đặc biệt khoanh vùng có ổ dịch cũ và các địa bàn có nguy cơ cao. Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tăng cường côngtác giám sát, phát hiện các trường hợp mắc; xử lý triệt để ổ dịch, khống chế bùng phát dịch lớn, chú ý các ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thông... Tăng cuờng công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, hướng dẫn sử dụng nước sạch. Chỉ đạo các cơ sở điều trị trên dịa bàn chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu điều trị… để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp dịch bệnh xảy ra. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe cần cung cấp tin, bài, hình ảnh nhanh chóng kịp thời cho Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh phát sóng định kỳ và đột xuất trong các trường hợp cần thiết. 2. Sở Văn hoá-Thông tin, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị: Phối hợp với ngành Y tế tăng cường truyền thông, giáo dục về công tác phòng chống các loại dịch bệnh, đặc biệt chú trọng 4 biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm lây sang người dể mọi người hiểu và chủ động tham gia vào các hoạt động phòng chông dịch trên địa bàn. 3. Các Sở, Ban ngành, Đoànthể:Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác phòng và chống dịch bệnh; Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên chức-lao động, đoàn viên, hội viên của đơn vị mình tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh. 4. UBND các huyện thị xã: UBND các huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan y tế địa phương, chủ động phối hợp với các phòng, ban lập kế hoạch phòng, chống dịch; Chủ động chuẩn bị thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch; Tổ chức tốt công tác truyền thông phòng chống dịch đến mọi tầng lớp nhân dân với phương châm: Phòng ngừa chủ động. UBND các huyện Hướng Hoá và Đăk Rông nơi có các cửa khẩu Quốc tế cần phối hợp với Trạm kiểm dịch biên giới kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch đến, vùng có ổ dịch cũ, không để dịch xâm nhập và bùng phát trên địa bàn. UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc và báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để theo dõi và chỉ đạo.
|