Hoạt động phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ tại 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên
Bệnh sán lá gan nhỏ đã được phát hiện ở 7 tỉnh trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên bao gồm: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum , Đak Lak, Đak Nong; tuy nhiên tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao nhất là 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Bệnh tập trung chủ yếu ởcác xã Mỹ Thọ, Mỹ Thành, Mỹ Chánh của huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định; xã An Mỹ, An Chấn, An Hoà của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Người dân trong các xã này thường có tập quán ăn gỏi cá giếc sống vào các tháng đầu năm, do vậy nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ thường rất lớn. Trong nhiều năm qua, ngoài sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới; Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn phối hợp địa phương thực hiện nhiều hoạt động phòng chống: tập huấn, điều tra, điều trị, tuyên truyền giáo dục. | Tập huấn PC sán lá gan nhỏ cho tuyến xã tại huyện Phù Mỹ | Từ năm 2001-2008, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã tổ chức được 6 đợt điều tra và điều trị bệnh nhân sán lá gan nhỏ ở 6 xã của 2 huyện, tổ chức 10 lớp tập phòng chống sán lá gan nhỏ cho cán bộ từ tỉnh, huyện, xã và thôn ở các xã có bệnh lưu hành. Ngoài ra công tác truyền thông giáo dục về phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ được thực hiện dưới nhiều hình thức: họp thôn, phát tờ rơi, tranh tuyên truyền, bản cam kết không ăn gỏi cá sống, xây dựng các pano, áp phích tại các khu dân cư. | Pa no tuyên truyền | | Bản cam kết không ăn gỏi cá |
Đặc biệt trong năm 2006, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã phối hợp với Cục Y tế Dự phòng-Môi trường- Bộ Y tế thực hiện mô hình truyền thông phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ tại 2 xã An Mỹ, An Chấn của huyện Tuy An. Dự án đã hỗ trợ cho 2 xã xây dựng 200 nhà vệ sinh theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Dự án này được nhân dân đồng tình ủng hộ và mang lại hiệu quả thiết thực không những cho công tác phòng bệnh giun sán mà còn mang góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường chung cho địa phương. Kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ sau nhiều năm can thiệp cho thấy: năm 2002 tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trung bình của 3 xã huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là 25%, năm 2008 còn 3,84%; năm 2003 tỷ lệ nhiễm của 3 xã huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trung bình là 22%, năm 2008 còn 7,67%. Như vậy qua rất nhiều năm thực hiện các hoạt động phòng chống, tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ của 6 huyện thuộc 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên để tiếp tục hạ tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm bệnh, tạo yếu tố bền vững cần tăng cường tuyên truyền người dân không ăn gỏi cá sống dưới bất kỳ hình thức nào; đồng thờixây dựng các công trình vệ sinh hợp lý để hạn chế nguồn lây và cắt đứt chu kỳ gây bệnh của sán lá gan nhỏ.
| TS Triệu Nguyên Trung(người cầm ô) thăm nơi thực hiện dự án |
|