Kết quả bước đầu về mô hình quản lý các bệnh do véc tơ truyền ở tuyến cơ sở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
Đôi nét về đặc điểm bệnh tật huyện Vân Canh và yêu cầu triển khai mô hình quản lý các bệnh do véc tơ truyền ở tuyến cơ sở Vân Canh là một huyện miền núi nghèo, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khỏang 40km, có diện tích 789 km2 bao gồm 6 xã và 1 thị trấn (Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hòa, Canh Liên và thị trấn Vân Canh). Dân số 23.933 người, trong đó 41% người Kinh, 58% người Ba Na, số còn lại là các nhóm dân tộc khác (Tày, Thái, Mường, Nùng, Ê Đê, Chăm và Hrê). Với 95% số dân nằm trong vùng nguy cơ bị sốt rét nên Vân Canh là huyện được xếp vào vùng có sốt rét nặng. Theo số liệu của Bệnh viện Vân Canh hai năm gần đây (2006-2007), sốt rét và sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ hàng đầu so với cơ cấu bệnh tật chung; trong đó có 103 ca sốt rét chiếm 17,5% và 92 ca sốt xuất huyết chiếm 15.15%. Số bệnh nhân sốt rét rải đều tại các xã trọng điểm, còn sốt xuất huyết tập trung cao ở trị trấn Vân Canh vào mùa truyền bệnh hàng năm. Hiện nay, Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện đã được hình thành trong phạm vi cả nước, nhưng chưa có phương pháp họat động hiệu quả và chưa đủ năng lực kiểm sóat các bệnh do véctơ truyền, đặc biệt là bệnh sốt rét và sốt xuất huyết; trong khi Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên được giao nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo phòng chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng lại rất có nhiều tiềm năng về mặt kiểm sóat các bệnh do véctơ truyền. Mặc khác trong hình thái sốt rét hiện nay số mắc và tử vong sốt rét chủ yếu tập trung ở các đối tượng di biến động dân nên vai trò của màng lưới y tế xã/thôn bản hết sức quan trọng giảm tải áp lực điều trị tại các tuyến bệnh viện, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát hiện, quản lý và điều trị sớm bệnh nhân từ tuyến cơ sở nên khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu giảm mắc và hạn chế tử vong. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu mô hình quản lý các bệnh do véctơ truyền ở tuyến y tế cơ sở là hết sức cần thiết nhằm rút kinh nghiệm chỉ đạo trên diện rộng. | Các cán bộ Viện đang tẩm màn bằng hóa chất diệt muôic cho Bà con đồng bào dân tộc thiểu số | Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2008, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ người dân đang sinh sống ở hai xã Canh Thuận và Canh Hòa, kể cả các cá nhân hoặc hộ gia đình di cư hay nhập cư từ nơi khác đến. Các hoạt động nghiên cứu chủ yếu là tập huấn cho y tế cơ sở về kỹ năng truyền thông giáo dục, giám sát véctơ và quản lý ca bệnh, chẩn đóan và điều trị; giám sát, hổ trợ y tế cơ sở về chuyên môn và kỹ năng thực hành phòng chống bệnh do véctơ truyền ở cộng đồng; giao ban hàng tháng với y tế cơ sở (y tế huyện, xã và y tế thôn); điều tra cơ bản (trước, trong và sau can thiệp) về tỷ lệ bệnh do véctơ truyền, giám sát véctơ sốt rét và sốt xuất huyết, các chỉ số dịch tễ sốt rét, điều tra kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh; truyền thông phòng chống bệnh do muỗi truyền tại cộng đồng. Để triển khai mô hình này, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã tổ chức cuộc họp giao ban chọn điểm, triển khai đề tài với sự có mặt của Lãnh đạo Sở y tế Bình Định, Giám đốc Trung tâm PCSR-RLTIO tỉnh Bình Định, Giám đốc Trung Tâm y tế huyện Vân Canh, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh. Thông qua chỉ số bệnh tật hàng tháng về phòng chống các bệnh do véctơ truyền tại Đội nghiên cứu sốt rét Vân Canh và Trung tâm y tế dự phòng huyện Vân Canh. Kết quả bước đầu thực hiện Hoạt động tập huấn: Khoa côn trùng Viện phối hợp với các khoa khác trong Viện (Khoa Dịch tễ, Khoa Nghiên cứu bệnh sốt rét, Khoa Đào tạo) tiến hành mở lớp tập huấn về “Kỹ năng truyền thông giáo dục, giám sát véctơ và quản lý ca bệnh, chẩn đóan và điều trị sốt rét và sốt xuất huyết” cho 18 cán bộ y tế cơ sở (11 y tế cơ sở, 4 cán bộ Trạm y tế xã, 2 cán bộ Trung tâm y tế huyện và 1 cán bộ phòng y tế huyện Vân Canh). Mục tiêu của họat động này nhằm giúp cho các tuyến y tế cơ sở về các kỹ năng cơ bản nhất về phòng chống hai bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Trọng tâm khóa tập huấntập trung vào hướng dẫn cho học viên về chẩn đóan và điều trị, quy trình giám sát dịch tễ, giám sát véctơ và các biện pháp phòng chống véctơ, kỹ thuật phun tẩm hóa chất diệt, sử dụng test chẩn đóan nhanh phát hiện ký sinh trùng sốt rét, kỹ thuật lấy lam máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, phát hiện, theo dõi bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở vào tại nhà. Đồng thời hướng dẫn cách ghi các biểu mẫu thống kê, kỹ năng truyền thông giáo dục phòng chống bệnh do véctơ truyền.Đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ y tế xã và Trung tâm y tế dự phòng huyện có điều kiện cập nhật thường xuyên các phát đồ điều trị do Bộ y tế ban hành. Sau 2 ngày tập huấn, tòan bộ 18 học viên tham dự khóa học đã nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể đảm bảo kiểm sóat có hiệu quả các bệnh do véctơ truyền ngay từ cơ sở. Hoạt động giám sát và quản lý ca bệnh: | Cán bộ Viện lấy lam máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét |
Mỗi cán bộ y tế thôn được giao nhiệm vụ giám sát 16 hộ gia đình/tháng (các hộ gia đình này có thói quen phòng chống sốt rét và áp dụng các biện pháp phòng chống còn hạn chế), trao đổi thông tin với người dân để giúp họ hiểu hơn các biện pháp phòng chống. Bước đầu cán bộ y tế thôn và trạm y tế xã thực hiện các họat động này nên việc triển khai vẫn còn chưa đồng bộ như: giám sát dân nguy cơ sốt rét, quản lý ca bệnh; giám sát việc sử dụng thuốc cấp tự điều trị. Được sự giúp đỡ của cán bộ Viện trực tiếp xuống các thôn bản, nhà dân để giúp cả y tế thôn và hộ gia đình, do đó nhận thức về phòng chống bệnh sốt rét và sốt xuất huyết tăng lên rõ rệt. Hoạt động giám sát véctơ sốt rét: Điều tra đánh giá thành phần, mật độ véctơ theo các phương pháp thường quy theo quy trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); giám sát phun tẩm; giám sát thói quen ngủ màn của người dân; giám sát các yếu tố môi trường liên quan đến sự phát triển và phục hồi của các véctơ truyền bệnh chính. | Bà con đồng bào dân tộc thiểu số đến trạm y tế xã kiểm tra sức khỏe | Nhìn chung, thành phần lòai Anopheles đã phát hiện được tại điểm nghiê cứu là tương đối phong phú; bằng phương phương pháp mồi người trong nhà thu được muỗi An. minimus với mật độ 0.08c/g/n, 6 cá thể An. minimus thu được bằng mồi người ngòai nhà với mật độ 0.25c/g/n, 4 cá thể An. minimus thu được bằng bẫy đèn trong nhà với mật độ 1c/đ/đ. Đặt biệt là số lượng và mật độ véctơ chính An. minimus thu được bằng soi chuồng gia súc rất cao 39 cá thể (mật độ 9.8c/g/n). Ngoài ra, thu thập được các véctơ phụ và véctơ nghi ngờ với mật độ thấp, có thể suy luận muỗi An. minimus có thể có tập tính đốt gia súc cao hơn đốt người tính tại thời điểm điều tra.
Hoạt động điều tra muỗi và bọ gậy muỗi sốt xuất huyết: Tại Thị trấn Vân Canh tiến hành điều tra 25 nhà cho mỗi điểm nghiên cứu với các phương pháp thường quy như: Soi trong nhà ngày (mỗi nhà soi 15 phút), thu thập bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước như chậu kiểng, lốp xe hơi, chum vại… thu thập được cả hai véctơ truyền bệnh sốt xuất huyếtAe.Aegypti và Ae. Albopictus. Mật độ muỗi không cao nhưng chỉ số mật độ bọ gậy rất cao (12.8 con/nhà).Tại xã Canh Hòachỉ phát hiện được muỗi và bọ gậy Ae. Albopictus, chưa phát hiện thấy véctơ Ae. aegypty. Hoạt động điều tra kiến thức, hành vi và thực hành phòng chống sốt rét và sốt xuất huyết: Thông tin chung: Ghi nhận các đặc điểm chung của người trả lời phỏng vấn, nhìn chung 58.9% người trả lời câu hỏi biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, 60% là người Bana, 57.5% có nghề làm rẫy, lâm nghiệp, 40.0% nhà có cấu trúc sơ sài, vách đất hoặc nhà sàn, 50.7% sử dụng nước sinh họat là nước giếng, 9.6% sử dụng nước suối. Kiến thức về phòng chống bệnh: Người dân trả lời đúng bệnh sốt rét gây ra là do muỗi Anopheles truyền rất cao (93.5%), 87.5% người trả lời bệnh sốt rét có thể phòng ngừa được, tuy nhiên chỉ có 36.9% cho rằng bệnh sốt xuất huyết có thể ngừa được, thậm chí có đến 38.2% người trả lời không biết thông tin về cách phòng bệnh sốt xuất huyết. 58.4% người trả lời triệu chứng khi bị sốt ré là đau đầu, 6.8% số hộ gia đình có mắc sốt rét và 1.8% hộ gia đình có người mắc bệnh sốt xuất huyết. Thái độ và thực hành: | Bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhận màn tẩm hóa chất diệt muỗi | Số màn hiện có đủ trong dân trung bình khỏang 2.2 người/màn, tuy nhiên 57.47% trả lời màn nhà họ đã tẩm; quan sát ngẫu nhiên 30 hộ gia đình, tỷ lệ nằm màn vào ban đêm chỉ đạt 84,63%.
Với kết quả bước đầu đạt được hy vọng Mô hình quản lý sẽ đưa ra được phương án kiểm sóat các bệnh do véctơ truyền phù hợp với tuyến y tế cơ sở, giải pháp quản lý thuốc cấp tự điều trị và hiệu quả sử dụng cho các nhóm dân di biến động xa các cơ sở y tế; đồng thời góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt rét và sốt xuất huyết tại huyện miền núi Vân Canh để trên cơ sở đó áp dụng chỉ đạo kiểm sóat dịch bệnh ở các vùng trọng điểm thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
|