|
Các lãnh đạo đương nhiệm và tiền nhiệm NIMPE và IMPE Quy Nhơn chụp hình lưu niệm cùng Chủ tịch nước và Lãnh đạo Bộ Y tế |
Viện Sốt rét-ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn trong thành tựu y tế dự phòng
Là một trong 13 Viện y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế (MOH), Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (IMPE Quy Nhon) với 40 năm hình thành và phát triển (1977-2017) đã đóng góp phần tích cực của mình trong thành tựu 60 năm đổi mới và phát triển (1956-2016) của Y tế dự phòng Việt Nam. Ngày 5/12/2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức trọng thể “Kỷ niệm 60 năm Y tế dự phòng hình thành, đổi mới và phát triển” với sự có mặt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ/ngành hữu quan; lãnh đạo Bộ Y tế đương nhiệm và tiền nhiệm; lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Cục phòng chống HIV/AIDS, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý môi trường y tế và các Vụ/Cục/Văn phòng thuộc Bộ Y tế; lãnh đạo đương nhiệm và tiền nhiệm các Viện y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế cùng đại biểu y tế dự phòng các địa phương có nhiều thành tích đóng góp trong công tác y tế dự phòng. Tập thể cán bộ viên chức và người lao động IMPE Quy Nhơn ngày nay
Nhân sự kiện trọng đại này, IMPE Quy Nhơn có 3 đại biểu gồm PGS.TS. Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng, PGS.TS. Triệu Nguyên Trung-Nguyên Viện trưởng, BS.CK2 Bùi Đình Bái-Nguyên Phân Viện trưởng vinh dự được Bộ Y tế mời tham gia đoàn đại biểu tiêu biểu của ngành y tế gặp mặt Chủ tịch nước và nhận “Giải thưởng Đặng Văn Ngữ về công tác y tế dự phòng”. Các đại biểu tiêu biểu của ngành y tế chụp hình lưu niệm cùng Chủ tịch nước
Các đại biểu ngành y tế nhận Giải thưởng Đặng Văn Ngữ có PGS.TS. Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng và PGS.TS. Triệu Nguyên Trung-Nguyên Viện trưởng IMPE Quy Nhơn
Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Trải qua 40 năm từ Phân Viện Sốt rét-ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (1977), Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (1998) đến nay nhưng thực ra hoạt động của Viện đã bắt đầu từ tiền thân là Trạm nghiên cứu sốt rét Trung Trung bộ (1968) khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở thời kỳ khốc liệt nhất. Trong Tập san “Y tế dự phòng Việt nam 60 năm đổi mới và phát triển (1956-2016)”, Bộ Y tế đánh giá cao những thành tích đóng góp của IMPE Quy Nhơn theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong chỉ đạo tuyến ở khu vực trọng điểm sốt rét miền Trung-Tây Nguyên các hoạt động phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng gặp nhiều khó khăn do tình trạng di biến động dân khó kiểm soát (dân đi rừng, làm rẫy, ngủ rẫy, giao lưu biên giới); các vấn đề kỹ thuật nẩy sinh trong phòng chống sốt rét (ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi sốt rét kháng hóa chất diệt côn trùng); màng lưới y tế cơ sở thiếu và yếu; người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đời sống kinh tế rất thấp; chưa có ý thức tự bảo vệ khi sống trong vùng sốt rét lưu hành lại thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, bão lụt kéo dài trên diện rộng nên nguy cơ sốt rét bùng nổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nỗ lực chỉ đạo tuyến của IMPE Quy Nhơn trong 5 năm qua (2011-2015) đã làm giảm thấp các chỉ số sốt rét miền Trung-Tây Nguyên vượt chỉ tiêu quy định; trong năm 2015 bệnh nhân sốt rét (BNSR) giảm 53,78%; ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) giảm 42,71%; sốt rét ác tính (SRAT) giảm 84,38%; tử vong sốt rét (TVSR) giảm 5 ca (1/6) so với 2011 và 5 năm liền không có dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn khu vực. Đặc biệt, trong 11 tháng/2016 BNSR khu vực giảm 60,87%; KSTSR giảm 64,41%; SRAT giảm 14,29%; TVSR mặc dù tăng 1 ca (2/1) so với năm 2015 nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của y tế địa phương, tạo đà cho việc thực hiện các mục tiêu phòng chống và loại trừ sốt rét năm tới cũng như lộ trình vững chắc hướng tới loại trừ sốt rét vào năm 2030. Cán bộ viên chức IMPE Quy Nhơn phát hiện bệnh giun sán và cấp thuốc điều trị tại cộng đồng
Các hoạt động phòng chống giun sán không ngừng được đẩy mạnh qua sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong chiến dịch tẩy giun cho học sinh các trường tiểu học và điều trị các bệnh ký sinh trùng qua dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám chuyên khoa của Viện, thực hiện có hiệu quả Dự án loại trừ giun chỉ bạch huyết do WHO tài trợ tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa.Tham gia chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh có tỷ lệ bệnh nhân tăng cao và dịch bệnh do virus Zika theo chỉ đạo của MOH. Các hoạt động nghiên cứu khoa học không ngừng được đẩy mạnh với 2 đề tài cấp nhà nước, 32 đề tài cấp Bộ, 15 đề tài hợp tác quốc tế và 150 đề tài cấp cơ sở về các lĩnh vực dịch tễ sốt rét, ký sinh trùng sốt rét và điều trị bệnh sốt rét, côn trùng truyền bệnh, ký sinh trùng đường ruột… đem lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đến nay, IMPE Quy Nhơn đã đào tạo 37 khóa kỹ thuật viên trung cấp hệ chính quy và 3 khóa không chính quy (vừa làm vừa học) với 1.584 học viên tăng cường cho màng lưới y tế các tuyến từ trung ương đến địa phương; đặc biệt từ năm 2014, Viện được phép đào tạo trung cấp xét nghiệm y đa khoa với 150 chỉ tiêu hàng năm. Vượt qua suối sâu hiểm trở chỉ đạo phòng chống sốt rét tại các vùng sâu, vùng xa
Cùng với đó, đào tạo lại chuyên môn 6.200 lớp với 125,423 học viên là cán bộ y tế các tuyến; liên kết với các trường đại học/các viện nghiên cứu trong nước đào tạo hàng chục thạc sĩ và hướng dẫn nhiều tiến sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng-Côn trùng. Truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét được coi là một trong 3 biện pháp phòng chống sốt rét mũi nhọn (điều trị bệnh nhân sốt rét, diệt muỗi truyền bệnh sốt rét, truyền thông sốt rét) làm giảm dịch bệnh bền vững bằng nhiều hình phong phú, đặc biệt là Trang tin điện tử (Website) qua hơn 10 năm hoạt động đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy với đọc giả trong nước cũng như quốc tế cùng các hội thảo truyền thông giáo dục và tư vấn trên đài truyền hình Bình Định được duy trì thường xuyên cung cấp nhiều thông tin bổ ích về các hoạt động phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng. Hợp tác quốc tế được mở rộng có hiệu quả với sự hợp tác với WHO và nhiều tổ chức quốc tế khác, nhiều đề tài nghiên cứu hợp tác có giá trị được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước cũng như quốc tế và ứng dụng có hiệu quả vào chương trình phòng chống dịch bệnh trong khu vực. Hoạt động quản lý đơn vị được đẩy mạnh, đặc biệt là hoàn thành xây dựng trụ sở Viện mới và cải tạo phòng khám chuyên tại cơ sở cũ với nhiều trang thiết bị nghiên cứu hiện đại nâng tầm Viện theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Các dịch vụ khám, xét nghiệm, điều trị, tư vấn về các bệnh ký sinh trùng, các bệnh nội khoa thông thường đáp ứng yêu cầu phục vụ cho hàng trăm ngàn người đến từ khắp mọi miền nước, tạo dựng được thương hiệu của Viện trong lĩnh vực chuyên ngành góp phần nâng cao mức sống của cán bộ viên chức và người lao động.
Các lãnh đạo đương nhiệm và tiền nhiệm NIMPE và IMPE Quy Nhơn chụp hình lưu niệm cùng Chủ tịch nước và Lãnh đạo Bộ Y tế
Với những nỗ lực không mệt mỏi chỉ trong vòng 10 năm gần đây (2005-2015), IMPE Quy Nhơn luôn hoàn thành xuát sắc nhiệm vụ được giao đẩy lùi bệnh sốt rét, khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết, zika và giảm thấp tỷ lệ bệnh ký sinh trùng góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các ban ngành đoàn thể tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2011), hạng Ba (năm 2004) và Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2007). Thủ tướng Chính phủ 2 lần tặng Cờ Thi đua (năm 2010 và 2005) và Bằng khen (năm 2009). Bộ Y tế 2 lần tặng Cờ Thi đua (năm 2006 và 2010), tặng Bằng khen cho tập thể CBVC Viện vào các năm (2010, 2009, 2008, 2007, 2006, 2005). UBND tỉnh Bình Định tặng Cờ Thi đua cho tập thể CBVC Viện (2008) cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của cấp ủy Đảng địa phương, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhiều tập thể khoa phòng được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động, Bằng khen Thủ tướng Chính Phủ, Bằng khen Bộ Y tế. Đảng bộ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn nhiệm kỳ 2015-2020
Cá nhân vững mạnh về chuyên môn và quản lý Để có được những thành quả trên đây, không thể không kể đến vai trò của mỗi cá nhân góp phần xây dựng Viện ngày càng vững mạnh. Trải qua 40 năm, nhiều thế hệ cán bộ viên chức đã qua đi nhưng truyền thống đoàn kết nhất trí cùng tình cảm bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp không bao giờ phai nhạt. Trong quá trình công tác tại khu vực trọng điểm dịch bệnh hầu như tất cả cán bộ viên chức của IMPE Quy Nhơn đều phải nếm trảibao nỗi gian nan vất vả từ những vùng xa xôi hẻo lánh nhất chăm lo sức khỏe cho đồng bào, hỗ trợ các đơn vị y tế địa phương đủ tầm kiểm soát dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo tinh thông các kỹ thuật labo và nghiên cứu cơ bản làm nền móng phát triển Viện ngang tầm quốc gia, quốc tế. Từ những kinh nghiệm thực tế cùng quá trình học tập phấn đấu vươn lên trở thành tiến sĩ, thạc sĩ các cán bộ IMPE Quy Nhơn được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng cùng khả năng quản lý sắc bén như anh em trong Viện thường đùa vui: “nhờ uống nước Hà Nội về” nhưng hầu như những người đã từng “uống nước Hà Nội” này đều thành đạt nên có thể nói IMPE Quy Nhơn chính là “cái nôi” sản sinh ra các nhà quản lý khi cung cấp hàng loạt cán bộ lãnh đạo cho ngành y tế và y tế dự phòng từ tuyến trung ương đến địa phương. Theo Quy hoạch cán bộ lãnh đạo mới nhất đến năm 2016, IMPE Quy Nhơn có 2 chức danh viện trưởng và 7 chức danh phó viện trưởng không chỉ đảm bảo các vị trí lãnh đạo Viện trong tương lai mà còn có thể đảm trách cương vị lãnh đạo các đơn vị y tế khác nếu được Bộ Y tế yêu cầu. Thực tế, mỗi khi cần bổ nhiệm một chức danh lãnh đạo các viện trong hệ y tế dự phòng, Bộ Y tế đều xem xét khả năng điều động và đã điều động nhiều nhân sự quản lý từIMPE Quy Nhơn. Hầu như mỗi cán bộ Viện khi được đảm nhiệm cương vị công tác mới ở bất kỳ đơn vị nào cũng đều chứng tỏ năng lực chuyên môn cũng như quản lý của mình như danh sách minh chứng sau đây, đó cũng là niềm tự hào của Viện trong 40 năm xây dựng và phát triển đã góp phần xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý hùng mạnh như vậy. Ứng dụng các thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng
Lãnh đạo các đơn vị y tế trung ương Lãnh đạo đương nhiệm các Viện y tế dự phòng xuất thân từ IMPE Quy Nhơn Các Lãnh đạo đương nhiệm các Viện thuộc y tế dự phòng hiện nay xuất thân từ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn gồm có: 1)PGS.TS. Nguyễn Văn Chương, Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 2)PGS.TS. Lê Thành Đồng, Viện trưởng IMPE Tp. Hồ Chí Minh; 3)PGS.TS. Nguyễn Ngọc San, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội; 4)PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 5)TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 6)Ths. Võ Trí Dũng, Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn;
Các Viện trưởng và Nguyên Viện trưởng NIMPE và IMPE Quy Nhơn chụp hình lưu niệm tại Lễ kỷ niệm 60 năm y tế dự phòng. Từ phải qua trái: PGS.TS. Lê Khánh Thuận, Nguyên Viện trưởng NIMPE; PGS.TS. Nguyễn Văn Chương, Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Nguyên Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng NIMPE; PGS.TS. Lê Đình Công, Nguyên Viện trưởng NIMPE và PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyên Viện trưởng NIMPE. Lãnh đạo tiền nhiệm các Viện y tế dự phòng xuất thân từ IMPE Quy Nhơn Lãnh đạo tiền nhiệm các viện thuộc y tế dự phòng xuất thân từ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn gồm có: 1)BSCK2. Bùi Đình Bái, Nguyên Phân Viện trưởng Sub-IMPE Quy Nhơn; 2)PGS.TS. Lê Khánh Thuận, Nguyên Viện trưởng NIMPE; 3)PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Nguyên Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 4)BSCK2. Nguyễn Thanh Tân, Nguyên Giám đốc BV Phong-da liễu TƯ Quy Hòa;
5) TS.BS. Nguyễn Đình Tân, Nguyên Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 6) Ths. Lê Ngọc Linh, Nguyên Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. Lãnh đạo đương nhiệm cấp khoa/phòng xuất thân từ IMPE Quy Nhơn Lãnh đạo đương nhiện cấp khoa phòng do Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn trực tiếp đào tạo và trưởng thành bao gồm: 1)Ths. Hồ Đăk Thoàn, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp; 2)TS. Trần Minh Quý, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế; 3)Ths. Lê Thiện Phong, Trưởng phòng hành chính quản trị; 4)Ths. Đào Ngọc Trung, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ; 5)ThS. Hoàng Truyền, Trưởng khoa đào tạo; 6)ThS. Bùi Văn Tuấn, Trưởng khoa Ký sinh trùng; 7)CN. Cao Văn Ảnh, Phó trưởng khoa Nghiên cứu bệnh sốt rét; 8)ThS. Nguyễn Tấn Thoa, Phó trưởng khoa Nghiên cứu bệnh sốt rét; 9)ThS. Huỳnh Xuân Lộc, Phó trưởng khoa Côn trùng; 10)ThS. Trần Bình Trọng, Phó trưởng khoa Sinh học phân tử; 11)CN. Bùi Quốc Đạt, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật; 12)CN. Vũ Thế Cường, Phó trưởng phòng hành chính quản trị; 13)CN. Đinh Việt Hùng, Bí thư Đoàn Thanh niên. Các đơn vị y tế địa phương từ tuyến tỉnh, huyện đến xã, thôn bản luôn giám sát chặt chẽ tình hình sốt rét, phát hiện bệnh và điều trị sốt rét kịp thời ngay từ cơ sở
Lãnh đạo các đơn vị y tế địa phương Lãnh đạo đương nhiệm các đơn vị y tế địa phương xuất thân từ IMPE Quy Nhơn Lãnh đạo đương nhiệm các đơn vị y tế địa phương hiện nay xuất thân từ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn gồm có: 1)Ths. Lê Quang Hải, Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh Quảng Ngãi; 2)CN. Phạm Văn Ký, Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh Ninh Thuận; 3)TS. Chế Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Thuận; 4)BSCK2. Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Bệnh viên đa khoa tỉnh Bình Định; 5)BS. Nguyễn Văn Hường, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước, Quảng Nam; 6)CN. Nguyễn Khanh, Phó giám đốc trung tâm PCSR-KST-CT Quảng Ngãi. Lãnh đạo tiền nhiệm các đơn vị y tế địa phương xuất thân từ IMPE Quy Nhơn Lãnh đạo tiền nhiệm các đơn vị y tế địa phương hiện nay xuất thân từ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn gồm có: 1)TS.BS. Phạm Nguyễn Cẩm Thạch, Nguyên Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam; 2)BS. Nguyễn Võ Hinh, Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh TT-Huế; 3)BS. Bùi Ngọc Trác, Nguyên Hiệu trưởng Trường trung học Y tế tỉnh Yên Bái; 4)Ths. Phan Gia Công, Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh Gia Lai; 5)CN. Nguyễn Văn Đức, Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Kon Tum; 6)BS. Nông Thế Hòa, Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh Lạng Sơn; 7)BS. Bùi Đức Kiện, Nguyên Phó trưởng Trạm sốt rét Quảng Ngãi. PGS.TS. Nguyễn Văn Chương và PGS.TS. Triệu Nguyên Trung vinh dự nhận quà lưu niệm của Chủ tịch nước tại buổi gặp mặt 60 năm y tế dự phòng Các danh hiệu và phần thưởng cao quý Những cá nhân điển hình trong tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đã được Nhà nước dành cho các danh hiệu và phần thưởng cao quý: Danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và Chiến sĩ thi đua toàn quốc: 1)BSCK2. Bùi Đình Bái, Nguyên Phân Viện trưởng Sub-IMPE Quy Nhơn; 2)PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Nguyên Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 3)PGS.TS. Nguyễn Văn Chương, Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 4)PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. Chiến sĩ thi đua toàn quốc: 1)PGS.TS. Lê Khánh Thuận, Nguyên Viện trưởng NIMPE; 2)BS. Nguyễn Võ Hinh, Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh TT-Huế. Huân chương Lao động hạng Hai: 1)PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Nguyên Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 2)PGS.TS. Nguyễn Văn Chương, Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 3)Ths. Lê Ngọc Linh, Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. Huân chương Lao động hạng Ba: 1)BS.CK2 Bùi Đình Bái, Nguyên Phân Viện trưởng Sub-IMPE Quy Nhơn; 2)PGS.TS. Lê Khánh Thuận, Nguyên Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. 3)PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. 4)TS. Nguyễn Đình Tân, Nguyên Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. 5)ThS. Nguyễn Văn Trung, Nguyên Trưởng khoa Đào tạo 6)TS. Trương Văn Có, Nguyên Trưởng khoa Côn trùng.
7)BS. Nguyễn Võ Hinh, Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh TT-Huế.
Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích Cống hiến: 1) PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Nguyên Viện trưởng IMPE Quy Nhơn Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 1)BS.CK2. Bùi Đình Bái, Nguyên Phân Viện trưởng Sub-IMPE Quy Nhơn; 2)PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Nguyên Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 3)PGS.TS. Nguyễn Văn Chương, Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. 4)PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. 5)TS. Huỳnh Hồng Quang, Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. 6)TS. Nguyễn Đình Tân, Nguyên Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. 7)ThS. Lê Ngọc Linh, Nguyên Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn. 8)TS. Trương Văn Có, Nguyên Trưởng khoa Côn trùng. 9)BSCKI. Nguyễn Tân, Nguyên Trưởng khoa Dịch tễ 10)CN. Bùi Thị Kim Giang, Nguyên Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ 11)ThS. Nguyễn Văn Trung, Nguyên Trưởng khoa Đào tạo 12)TS. Ngô Thị Hương, Nguyên Trưởng khoa Sinh học phân tử 13)TS. Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa Côn trùng 14)ThS. Nguyễn Xuân Thiện, Trưởng Phòng Khám chuyênn khoa 15)ThS. Hồ Đắc Thoàn, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp 16)ThS. Nguyễn Tấn Thoa, Phó trưởng Khoa Nghiên cứu bệnh sốt rét 17)BS. Nguyễn Võ Hinh, Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh TT-Huế Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú: 1)TS. Nguyễn Đình Tân, Nguyên Phó Viện trưởng IMPE Quy Nhơn; 2)BS. Nguyễn Tân, Nguyên Trưởng khoa Dịch tễ IMPE Quy Nhơn; 3)ThS.DS. Nguyễn Ngọc Hòa, Nguyên Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp IMPE Quy Nhơn; 4)Ths.BS. Nguyễn Văn Trung, Nguyên Trưởng khoa Đào tạo IMPE Quy Nhơn; 5)Ths. BS. Nguyễn Văn Khá, Nguyên Phó Trưởng phòng khám IMPE Quy Nhơn; 6)Ths. Nguyễn Tấn Thoa, Nguyên Phó Trưởng khoa Nghiên cứu sốt rét IMPE Quy Nhơn; 7)YS. Nguyễn Khuông, Nguyên cán bộ khoa Dịch tễ IMPE Quy Nhơn; 8)BS. Nguyễn Võ Hinh, Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh TT-Huế. | Đội ngũ cán bộ, cơ sở làm việc mới cùng trang thiết bị hiện đại là cơ sở để IMPE Quy Nhơn vững bước vươn lên tầm cao mới |
Trong niềm vui chung của hệ y tế dự phòng 60 năm hình thành, đổi mới và phát triển; IMPE Quy Nhơn hoàn toàn có thể tự hào vì đã có một tập thể vững mạnh cùng nhiều cá nhân xuất sắc, những thành quả này làsự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ viên chức Viện suốt chặng đường 40 năm. Trước thềm năm mới 2017, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đang chuẩn bị Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (8/3/1977-8/3/2017),. phát huy thành quả đạt được, vượt qua khó khăn thách thức, lãnh đạo và tập thể cán bộ viên chức và người lao động của Viện quyết tâm phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mãi mãixứng đáng với niềm tin yêu và những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế đã trao tặng.
|