Năm 1881, khi nghe về phát hiện “Bacillus malariae” của Klebs và Tommasi-Crudeli, ông đã cố gắng một lần nữa nhưng chưa thể phân lập được vi khuẩn từ máu của bệnh nhân sốt rét. Sau khi chuyển đến Hồng Kông vào tháng 12.1883, ông biết được khám phá của Laveran vào năm 1884 và ngay lập tức bắt tay vào việc xác định KSTSR của chính mình, nhưng lại thất bại.
Vào ngày 06.11.1880, khi đang kiểm tra một mẫu máu tươi được lấy từ một bệnh nhân mới nhập viện, một vật thể chuyển động trên lam máu đã lọt vào tầm mắt của Laveran. Dưới nguồn năng lượngcao, điều này chứng tỏ một cơ thể sốt rét bé nhỏ đang quằn quại một cách mạnh mẽ.
Sốt rét luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà y học từ xa xưa. Nhiều văn bản cổ xưa, đặc biệt là văn bản y học, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của bệnh sốt rét và thậm chí cả mối liên hệ có thể có của nó với muỗi và côn trùng.
Ngày 11/01/2022, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tổ chức buổi nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2021 nhằm đánh giá kết quả đạt được của các đề tài nghiên cứu khoa học trong một năm thực hiện. Qua đó, các chủ nhiệm đề tài và cán bộ khoa học Viện nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm và chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh.
Các ca nhiễm đơn dòng chiếm tỷ lệ cao với 75% P.falciparum, 14% Plasmodium vivax và 9% nhiễm phối hợp P.falciparum/P.vivax, cùng với ít hơn 1% Plasmodium malariae cũng được xác định. Đối với msp1, họ alen MAD20 chiếm phổ biến nhất (99%), sau đó là K1 (46%), và không có mẫu nào dương tính với RO33 (0%). Đối với msp2, họ alen 3D7 chiếm ưu thế (97%), tiếp sau đó là FC27 (10%). Giá trị nhiễm đa alen (multiplicity of infection) của msp1 và msp2 lần lượt là 2,6 và 1,1, và giá trị nhiễm đa alen trung bình chung là 3,7, với tổng số các alen phạm vi từ 1 đến 7.
Thuật ngữ y khoa hay trong lĩnh vực y tế sức khỏe nói chung là một trong những khía cạnh quan trọng cho người hành nghề y dược và thực hành lâm sàng có tham khảo các tài liệu nước ngoài, cập nhật các thông tin hữu ích về một vấn đề bệnh lý hay đề tài nghiên cứu khoa học mà mình đang làm. Ngoài ra, các thông tin đó truyền tải và chia sẻ trên các phương tiện truyền thông đại chúng và đồng nghiệp cũng rất là bổ ích khi dịch bài và tài liệu.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3547492 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impe.quynhon@gmail.comTrưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích