Dữ liệu về dược lực học của các thuốc sốt rét được sử dụng trong thai kỳ còn rất hạn chế. Các dữ liệu có sẵn cho thấy các thuộc tính dược lực học thường bị thay đổi trong thai kỳ nhưng sự thay đổi không quá lớn để đòi hỏi có sự điều chỉnh liều lượng trong thời điểm này. Với quinine, không ghi nhận sự khác biệt đáng kể nào về sự tiếp xúc/ phơi nhiễm nồng độ thuốc trong suốt thai kỳ.
Một vài nhóm quần thể bệnh nhân có nguy cơ cao, bao gồm trẻ em nhỏ, phụ nữ có thai và những bệnh nhân đang uống các loại thuốc cảm ứng enzyme mạnh (như rifampicin, efavirenz), đã có những biến đổi trong dược động học, kết quả dẫn đến là hạn chế sự “tiếp xúc” tối ưu đối với thuốc sốt rét. Điều này làm gia tăng tỷ lệ thất bại điều trị với phác đồ thuốc và liều dùng hiện nay.
Các ca nhiễm đơn dòng chiếm tỷ lệ cao với 75% P.falciparum, 14% Plasmodium vivax và 9% nhiễm phối hợp P.falciparum/P.vivax, cùng với ít hơn 1% Plasmodium malariae cũng được xác định. Đối với msp1, họ alen MAD20 chiếm phổ biến nhất (99%), sau đó là K1 (46%), và không có mẫu nào dương tính với RO33 (0%). Đối với msp2, họ alen 3D7 chiếm ưu thế (97%), tiếp sau đó là FC27 (10%). Giá trị nhiễm đa alen (multiplicity of infection) của msp1 và msp2 lần lượt là 2,6 và 1,1, và giá trị nhiễm đa alen trung bình chung là 3,7, với tổng số các alen phạm vi từ 1 đến 7.
Trong lộ trình tiến tới loại trừ sốt rét trên thế giới và Việt Nam, nhiều cơ quan tổ chức và dự án đã đầu tư nhiều kinh phí vào nghiên cứu các biện pháp phòng chống và loại trừ sốt rét, bao gồm các pillar chính như phòng chống vector, giám sát vector kháng hóa chất, muỗi đa kháng hóa chất và sự phục hồi của quần thể vector, giám sát và quản lý ca bệnh, ký sinh trùng kháng thuốc, thuốc điều trị tiệt căn dùng liềuđơn duy nhất,…Nhân đây chúng tôi xin chia sẻ các nghiên cứu về sốt rét như thế!
Sốt rét vấn tiếp tục đe dọa tính mạng của nhân loại bởi những số liệu của hai năm gần đây ghi nhận dường như chưa có sự tiến bộ có ý nghĩa với một vài còn số về sốt rét thông qua báo cáo sốt rét toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2018 (World Malaria Report, WHO 2018) cho thấy chúng ta cần phải nổ lực hơn nữa về nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu thực hành để phòng chống tích cực hơn và tiến tới loại trừ sốt rét từ nay đến năm 2030.
Sốt rét, có lẽ hiện vẫn đang là vấn đề y tế công cộng quan trọng, không phải là một bệnh truyền nhiễm đơn thuần mà có ảnh hưởng cũng như tác động trên phạm vi rộng toàn cầu, từ vùng sốt rét lưu hành sang vùng không lưu hành, từ vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa sang vùng sốt rét lưu hành nhẹ, bên cạnh đó, nhiều người cho rằng sốt rét hiện nay đang có xu hướng giảm thấp nên có phần nào giảm bớt sự quan tâm đầy đủ về kiểm soát cũng như trong khâu quản lý ca bệnh sốt rét.
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể các nguyên nhân đó gây nên tình trạng thiếu máu đơn thuần hoặc nhiều nguyên nhân cùng đồng thời dẫn đến thiếu máu trên bệnh nhân đó. Nguyên nhân có thể do thiếu máu suy dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu giun móc hay các loại ký sinh trùng khác, thiếu máu do mất máu, rối loạn cơ chế sinh máu, cơ chế miễn dịch, bất thường thiếu máu bẩm sinh.
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể các nguyên nhân đó gây nên tình trạng thiếu máu đơn thuần hoặc nhiều nguyên nhân cùng đồng thời dẫn đến thiếu máu trên bệnh nhân đó. Nguyên nhân có thể do thiếu máu suy dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu giun móc hay các loại ký sinh trùng khác, thiếu máu do mất máu, rối loạn cơ chế sinh máu, cơ chế miễn dịch, bất thường thiếu máu bẩm sinh.
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể các nguyên nhân đó gây nên tình trạng thiếu máu đơn thuần hoặc nhiều nguyên nhân cùng đồng thời dẫn đến thiếu máu trên bệnh nhân đó. Nguyên nhân có thể do thiếu máu suy dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu giun móc hay các loại ký sinh trùng khác, thiếu máu do mất máu, rối loạn cơ chế sinh máu, cơ chế miễn dịch, bất thường thiếu máu bẩm sinh.
Trong 10 năm trở lại đây, số bệnh nhân sốt rét và số ký sinh trùng sốt rét có xu hướng giảm dần và ít đi ở nhiều vùng sốt rét lưu hành trên toàn cầu và ngay cả Việt Nam. Tuy nhiên, số ca mang ký sinh trùng không biểu hiện triệu chứng (asymptomatic carriers) hay số ca có ký sinh trùng thấp dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh (submicroscopic/ undermicroscopy detection)còn tồn tại nhiều trong cộng đồng
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích