Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Finance & Retail Trung tâm dịch vụ
Phòng Khám bệnh chuyên khoa
Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 3 5 9 0
Số người đang truy cập
4 9 1
 Trung tâm dịch vụ
Nhìn lại một số xét nghiệm sinh hóa cũ hiện rất ít dùng trong thực hành cận lâm sàng và giá trị ứng dụng

Phản ứng lên bông GROS-MACLAGAN ((Phản ứng Takata- Ara cải tiến); Xác định hồng cầu hoặc máu trong nước tiểu và trong phân; thử nghiệm LEGAL & LESTRADET tìm thể CETONIC trong nước tiểu; thử nghiệm HARISSON tìm sắc tố mật – muối mật trong nước tiểu; nghiệm pháp GRIMBERT-DUFEAU phân biệt PROTEIN thẬt và giẢ trong nước tiểu

PHẢN ỨNG LÊN BÔNG GROS-MACLAGAN ((Phản ứng Takata- Ara cải tiến)

Phản ứng Gros

Nguyên lý

Sử dụng một số thuốc thử có thuỷ ngân (II) clorua và xác định thể tích thuốc thử cần dùng để làm lên bông huyết thanh. Trong một số bệnh rối loạn về cơ năng gan, thể tích đó thấp hơn nhiều so với thể tích thuốc thử cần thiết để làm lên bông những huyết thanh bình thường.

Chuẩn bị

- Dụng cụ:

+Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch, giá để ống nghiệm;

+Viburet pipet 1 ml, 5 ml và cốc có mỏ;

+Máy ly tâm và pipet nhỏ giọt, ống nghiệm nhỏ và quả bóp to, nhỏ.

- Thuốc thử:

Thuốc thử Gros hay dung dịch Hayem gồm:

+Thuỷ ngân (II) clorua (HgCl2): 2,5 g

+Natri sulfat (Na2SO4.10H2O): 25 g

+Natri clorua: 10 g

+Nước cất vừa đủ: 1000 ml

Lấy bệnh phẩm

Lấy máu lúc đói, chỉ xét nghiệm trên huyết thanh tươi, không tan máu, không bảo quản trong tủ lạnh, huyết thanh trong.

Cách tiến hành

Trong một ống nghiệm đong huyết thanh tươi 1 ml.Dùng viburet nhỏ thêm từng giọt thuốc thử Gros, nhỏ đều tay, vừa nhỏ vừa lắc. Ngừng lại khi lắc thấy chất kết tủa hình thanh khi giọt thuốc thử tiếp xúc với huyết thanh. Không tan nữa và khi nhỏ thêm 1 giọt thì huyết thanh đục trắng sau đó một phút. Đọc trên viburet thể tích thuốc thử đã sử dụng.

Nhận định kết quả

+Trị số bình thường: đối với huyết thanh bình thường, thể tích thuốc thử cần dùng lớn hơn 2 ml, có khi tới 3 ml. Theo một số tác giả thì giới hạn giữa bệnh lý và bình thường là 1,75 ml (tác giả Barbier). Kết quả có thể thay đổi chút ít từ 0,1-0,3 ml tuỳ vận tốc nhỏ giọt thuốc thử. Trong vàng da tắc mật ở giai đoạn đầu, phản ứng Gros có thể âm tính.

Theo đơn vị cũ thì kết quả bình thường > 1,7mlhayem. Phản ứng Gros dương tính càng mạnh thể hiện nồng độ albumin giảm nhiều.

+Thay đổi bệnh lý: trong một số bệnh gây giảm protid và albumin huyết thanh nhưbệnh gan (xơ gan, suy gan), suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, mất máu, ung thư và có thể dùng thông số này để tiên lượng bệnh. Bệnh ngoài gan có giảm albumin, tăng globulin như suy dinh dưỡng, sốt rét, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, phản ứng này dương tính.

Phản ứng Maclagan

Nguyên lý

Nếu cho tác dụng với một dung dịch đệm thymol veronal ở pH khoảng 7,5 - 7,8 thìhuyết thanh sẽ đục trắng do hình thành một phức hợp globulin-thymol-lipid.

Chuẩn bị

-Dụng cụ:

+Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch, giá ống nghiệm, pipet 10 ml, pipet nhỏ giọt, micropipet;

+Thang đen, máy ly tâm, máy quang kế bước sóng 630-690 nm;

+Quả bóp to, nhỏ; ống nghiệm cùng cỡ bộ gam mẫu Mestrezat.

- Thuốc thử:

Dung dịch thymol 10%

+Hoà tan 1 g thymol đã tinh chế lại trong một ít cồn etylic 960 sau đó thêm cồn vừa đủ 10 ml. Tinh chế lại thymol như sau:

+Hoà tan 100 g thymol trong 100 ml cồn etylic 960, lọc trong. Cho vào nước lọc một lít nước cất lạnh. Lắc mạnh và để yên 20 phút, lọc lấy các tinh thể thymol và rửa lại 2 lần bằng nước cất lạnh. Lắc mạnh và để yên 20 phút, lọc lấy các tinh thể thymol. Thấm khô trên giấy lọc rồi để vào bình hút ẩm 2-3 ngày cho tới trọng lượng không đổi;

+Bảo quản trong tối.

Dung dịch đệm Veronal

+Natri veronal2,06 g (Natri barbitan);

+Veronal acid 2,76 g (acid barbituric)

+Nước cất vừa đủ 1000 ml

+Bảo quản trong tủ lạnh không dùng khi có cặn vẩn.

Dung dịch đệm thymol - veronal pH = 7,55

+Cho vào bình định mức 100 ml

+Dung dịch đệm veronal 80 ml

+Dung dịch thymol 10% 1 ml

Lắc mạnhcho tan hết thymol, lại thêmdung dịch đệm Veronal vừa đủ 100 ml. Lắc đều, đo và điều chỉnh lại pH nếu cần. Bảo quản ở nhiệt độ thường, trong lọ bọc giấy đen, không dùng khi bị đục và luôn luôn kiểm tra lại độ pH.

Dung dịch bariclorua 0,962 N

+Bariclorua (BaCl2.2H2O) 11,77 g

+Nước cất vừa đủ 1000 ml

Dung dịch acid sulfuric 0,2N

+Pha dung dịch acid sulfuric 0,2N

Nhũdịch barisulfat chuẩn

+Dung dịch bariclorua 0,962 N 3 ml;

+Acid sulfuruc 0,2 N vừa đủ 100 ml

Thực hiện sự kết tủa barisulfat ở 100C (ở nhiệt độ này tủa tương đối ổn định).

Lấy bệnh phẩm

Huyết thanh tươi, không đục, không tan máu, không bảo quản lạnh.

Cách tiến hành:

Trong một ống nghiệm đong:

Thuốc thử

Trắng

Thử

Huyết thanh tươi không tan máu

Dung dịch đệm Veronal

Dung dịch đệm thymol-veronal

0,05 ml

3 ml

0 ml

0,05 ml

0 ml

3 ml

Lắc đều để tiếp xúc 30 phút, đọc kết quả.

Đọc kết quả

Có thể đọc kết quả bằng một trong 2 cách sau đây:

Cách 1:

+So sánh với độ đục của bộ gam mẫu albumin Mestrezat. Trong trường hợp này không sử dụng tới ống trắng (thông thường không đục hoặc chỉ hơi đục). Biểu thị kết quả bằng g/L albumin. Dùng giấy kẻ ô ly để vẽ biểu đồ mẫu;

+Các ống của bộ gam mẫu ứng với nồng độ 5, 10, 20 đơn vị Maclagan;

+Dùng quang kế để đọc độ đục ở bước sóng 630-690 nm. Đọc đối chiếu với ống trắng, cóng 1cm ở nhiệt độ thường. Dựa vào biểu đồ mẫu để tính kết quả và biểu thị bằng đơn vị Maclagan (đơn vị độ đục thymol);

+Nếu làm với một ống mẫu 5 đơn vị thì kết quả sẽ là:

Độ đục huyết thanh (đv. Maclagan) =(E thử x 5)/E mẫu

Cách 2:

+Có thể dùng hệ số để tính kết quả:

Hệ số Maclagan =Đơn vị Maclagan/E

+Trong các ống nghiệm đong:

Thuốc thử

Độ đục tương ứng với đv. Maclagan

5 đơn vị

10 đơn vị

20 đơn vị

Nhũ dịch barisulfat chuẩn (ml)

Dung dịch acid sulfuric 0,2N (ml)

2,25

7,75

4,5

5,5

9

1

+Lắc đều và ngay lập tức đọc độ đục bằng quang kế như khi xét nghiệm với bước sóng 630-690 nm, cóng 1 cm nhưng đọc đối chiếu với nước cất.

Đọc kết quả

+Âm tính: môi trường phản ứng đục, không có tủa;

+Trong trường hợp nghi ngờ (+) nhẹ, giữ lại ống thử sau 18 giờ;

+Dương tính: tủa với thymol thì môi trường phản ứng lắng trong có tủa. Tuỳ theo tủa nhiều hay ít, chúng ta ghi kết quả theo dấu (+)đến (+++).

Nhận định kết quả

-Trị số bình thường:

+Theo gam mẫu Mestrezat: 0,10-0,15 g/L;

+Theo đơn vị Maclagan: 0-5 đơn vị;

+Theo Hội Hoá sinh Lâm sàng Pháp, có sự tương quan giữa đơn vị Maclagan và gam mẫu Mestrezat như sau:

Đơn vị Maclagan

Gam mẫu Mestrezat (g/L albumin)

3,6

5

0,1

0,15

Hệ số Maclagan = đv. Maclagan/ E (E là mật độ tương ứng với đv. Maclagan)

-Thay đổi bệnh lý:

+Vì phản ứng phát hiện được có suy gan hay không nên nó có giá trị phân biệt trong chẩn đoán vàng da do viêm gan (phản ứng dương tính) hoặc do tắc mật (phản ứng âm tính khi tế bào gan chưa bị tổn thương);

+Có giá trị theo dõi trong bệnh vàng da do viêm gan virus và xơ gan. Phân biệt vàng da do viêm gan phản ứng (+) và vàng da do tắc mật phản ứng (-);

+Vì phản ứng còn kéo dài sau khi hết vàng da nên còn được dùng để chẩn đoán hồi cứu. Ngoài ra, phản ứng Maclagan có thể (+) trong một số bệnh khác như viêm khớp, lao phổi, u tuỷ ₪.


Hình 2

XÁC ĐỊNH HỒNG CẦU HOẶC MÁU TRONG NƯỚC TIỂU VÀ TRONG PHÂN

Tìm máu trong nước tiểu (Kỹ thuật Thevenon-Rolland)

Nguyên tắc

+Nước tiểu có octhotoludin. Huyết sắc tố (do hồng cầu bị phá huỷ giải phóng vào nước tiểu sẽ tác dụng với octhotoludin cho màu xanh lơ);

+Xác định máu trong nước tiểu có thể quan sát bằng soi dưới kính hiển vi cặn nước tiểu sau khi ly tâm để tính số lượng hồng cầu.

Chuẩn bị

-Dụng cụ:

Ống nghiệm ly tâm, que lấy phân, que thuỷ tinh, ống nghiệm to, nhỏ, pipet 10 ml, pipet nhỏ giọt, quả bóp to nhỏ, giá ống nghiệm, máy ly tâm, cân phân tích.

Chú ý các dụng cụ xét nghiệm không được dính máu.

-Thuốc thử:

Dung dịch acetic octhotoludin 4%, nước oxy già 10 thể tích.

Cách tiến hành

+Đun sôi trong ống nghiệm 5 ml nước tiểu, để nguội;

+Trong một ống nghiệm khác pha 2 ml dung dịch acetic octhotoludin 4% + 2 ml nước oxy già 10 thể tích (hỗn hợp phải không màu, nếu có màu phải làm lại với ống khác để đảm bảo sạch);

+Làm lạnh nước tiểu rồi dùng ống nhỏ giọt thêm vào ống nghiệm từng giọt lên ống nghiệm. Cứ cho 10 giọt lại lắc nhẹ.


Hình 3

* Một số phản ứng/ kỹ thuật khác:

-Phản ứng với pyramidon: kỹ thuật này kém nhạy, thực hiện như cách tìm máu trong phân (dùng 5 ml nước tiểu thay vào 7 ml dung dịch phân đã hoà loãng);

+Phản ứng với benzzidin: kỹ thuật này không khuyến khích vì benzidin có tính chất gây ung thư, dễ nguy hiểm cho người thực hiện;

+Một số máy sinh hoá nước tiểu bán tự động có thể phát hiện máu trong nước tỉểu dù là dạng vi thể. Tuỳ thuộc vào hệ máy có thể cho kết quả dạng/ mức độ hồng cầu trong nước tiểu theo phân chia dấu (+); hoặc định tính (âm tính hoặc dương tính); hoặc trả lời dạng hồng cầu nguyên vẹn (intact) hoặc hồng cầu ly giải (lyse).

Đọc kết quả

+Phản ứng dương tính: màu xanh lơ (đậm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào lượng máu);

+Phản ứng âm tính: nếu không chuyển màu là nước tiểu người bình thường;

+Phản ứng trên không cho phép phân biệt đái ra máu hoặc đái ra huyết sắc tố;

+Phải soi cặn để phát hiện hồng cầu mới kết luận được 2 trường hợp:

- Đái ra máu: chảy máu đường tiết niệu, viêm cầu thận, viêm thận.

- Đái ra huyết sắc tố: có dấu hiệu tan máu.

Nhận định kết quả

+Nếu có máu trong nước tiểu có thể do sỏi tiết niệu di chuyển, lao thận, ung thư hệ tiết niệu, chấn thương vùng hệ niệu - sinh dục;

+Một số ca dò tiết niệu và hậu môn có thể ra cả phân, lẫn máu và các chất khác;

+Vàng da nặng, nhất là vàng da tan huyết; hoặc nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng như thương hàn, sốt rét; ngộ độc phenol, phospho. Bệnh đái ra huyết sắc tố do lạnh hay tiểu sắc tố ban đêm kịch phát, rắn cắn.


Hình 4

Tìm máu trong phân

Nguyên tắc

+Huyết sắc tố của máu có tác dụng như enzym peroxydase, nó sẽ giải phóng oxytừ nước oxy già. Oxy được giải phóng sẽ oxy hoá thuốc thử cho nước đặc biệt;

+Hoặc huyết sắc tố của máu tác dụng với nước oxy già, giải phóng oxy. Oxy được giải phóng tạo với pyramidon một màu xanh.

Chuẩn bị

-Dụng cụ:

Ống nghiệm ly tâm (thót đáy), que lấy phân, que thuỷ tinh, ống nghiệm to, nhỏ, pipet 10 ml, pipet nhỏ giọt, quả bóp to nhỏ, giá ống nghiệm, máy ly tâm, cân phân tích (dụng cụ xét nghiệm không được dính máu).

-Thuốc thử:

+Acid acetic 10%;

+Nước oxy già mới pha (10 thể tích);

+Cồn 900, bột pyramidon kết tinh.

Lấy bệnh phẩm

+Lấy cục phân bằng 2 hạt lạc;

+Khoảng 4-5 ngày trước khi xét nghiệm phải kiêng ăn chuối, cá, tôm, uống thuốc có sắc tố, sắt, không đánh răng mạnh.

Cách tiến hành

+Chuẩn bị dung dịch pyramidon ngay trước khi làm phản ứng;

+Cho khoảng 0,25 g pyramidon vào đáy ống nghiệm, thêm 5 ml cồn 900;

+Cho một miếng phân bằng 2 hột lạc vào một ống ly tâm;

+Thêm 7 ml nước cất, trộn đều phân với nước;

+Ly tâm 5 phút với tốc độ 1.500 vòng/ phút (ly tâm máy hoặc quay tay);

+Đổ dung dịch ở trên vào một ống nghiệm và giữ lại;

+Cho tiếp vào ống nghiệm trên dung dịch này, không trộn lẫn:Acid acetic 10%: 10 giọt; Dung dịch pyramidon: 5 ml (nhỏ bằng pipet với đầu pipet đặt sát thành ống nghiệm).

+Cho tiếp 10 giọt nước oxy già (10 thể tích);

+Không trộn lẫn. Đợi 10 phút

* Chú ý khi làm xét nghiệm:

+Với phòng xét nghiệm, dụng cụ thuỷ tinh thật sạch, không có vệt máu;

+Với bệnh nhân: không ăn thịt, không uống thuốc có huyết sắc tố, không đánh răng mạnh;

+Không nên dùng phản ứng với benzidin vì tính chất gây ung thư của chất này.


Hình 6

Đọc kết quả

+Có thể làm ống chứng để kiểm tra sẽ âm tính với nước cất và dương tính với máu pha loãng 1% trong nước;

+Phản ứng dương tính: khi có màu xanh xuất hiện ở trên mặt tiếp giáp giữa dung dịch khi có xuất huyết đường tiêu hoá:xanh nhạt: dương tính (+);Xanh sẫm: dương tính (++);Xanh đen: dương tính (+++); Phản ứng âm tính: không có sự đổi màu là bình thường.

Nhận định kết quả:

Một số trường hợp có máu ẩn trong phân giúp chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa, song cần đến sự hỗ trợ các xét nghiệm và thủ thuật cận lâm sàng khác để khẳng định chẩn đoán.

THỬ NGHIỆM LEGAL & LESTRADET TÌM THỂ CETONIC TRONG NƯỚC TIỂU

Những chất cetonic gặp trong nước tiểu thường là: acide b-hydrobutyric, acide acetyl acetic, aceton. Sự xuất hiện của cả 3 chất trong nước tiểu đều có cùng một ý nghĩa lâm sàng. Những phản ứng sinh hoá thường phát hiện được 2 chất sau cùng.


Hình 7

Thử nghiệm Legal

Nguyên lý

+Natri nitroprusiat 5% tác dụng với các aceton cho phản ứng màu hồng đỏ.

Chuẩn bị

-Dụng cụ:

+Ống nghiệm nhỏ, to khác nhau, giá ống nghiệm, pipet nhỏ giọt, pipet 5 ml và quả bóp.

-Thuốc thử:

+Dung dịch natri nitroprusiat 5% trong nước (thường bảo quản trong tối, nếu dung dịch chuyển sang màu xanh ve, khi đó phải pha lại dung dịch mới);

+Acid acetic kết tinh hoá nghiệm.

+NH4OH đậm đặc/ natrihydroxyl 40%.

Lấy bệnh phẩm

Lấy nước tiểu vào lúc sáng sớm.


Hình 8

Cách tiến hành

Trong một ống nghiệm cho 5-10 ml nước tiểu tươi với 10 giọt natri nitroprusiat 5% và 10 giọt NH4OH đậm đặc và lắc đều, khi đó nước tiểu có màu đỏ hoặc màu da cam do creatinin có trong nước tiểu gây ra. Thêm acid acetic kết tinh 20 giọt.

Nếu có chất cetonic, nước tiểu sẽ có màu hồng đỏ, sẫm nhiều hay ít tuỳ theo đậm độ. Tất cả các màu khác (vàng, da cam, nâu xanh hay ve) đều không có giá trị.

Nghiệm pháp Lestradet

Nguyên lý

Natri nitroprusiat tác dụng với các ceton trong nước tiểu bão hoà amoni sulfat cho ra màu tím.

Thuốc thử

+Dung dịch natri nitroprusiat 0,5 g

+Amoni sulfat khan (NH4)2SO4 100 g

+Natri carbonat khan Na2CO3 100 g

Tán mịn riêng từng phần, trộn cẩn thận rồi đem rây, bảo quản vô thời hạn trong lọ màu nâu, nút mài ở nơi khô ráo.

Cách tiến hành

Dùng tay nhúm một ít bột thử (khoảng bằng hột lạc), nhỏ 1-2 giọt nước tiểu lên trên. Nếu có chất cetonic, sẽ xuất hiện màu tím trong vài giây.

Chú ý: nếu thuốc thử bị ẩm thì phản ứng luôn luôn âm tính.

Nhận định kết quả

+Bình thường: phản ứng âm tính;

+Thay đổi bệnh lý: phản ứng dương tính trong bệnh đái tháo đường, chủ yếu trong hôn mê do đái đường, nhịn ăn đường, nôn mửa kéo dài, hoặc ngộ độc ₪.

THỬ NGHIỆM HARISSON TÌM SẮC TỐ MẬT - MUỐI MẬT TRONG NƯỚC TIỂU

Phát hiện sắc tố mật trong nước tiểu (kỹ thuật Fouchet)

Nguyên lý

Làm tủa bilirubin bằng bariclorua tạo thành muối baribilirunate và dùng sắt III chlorua (FeCl3) để oxy hoá bilirubin thành biliverdin cho phản ứng màu xanh.

Chuẩn bị

-Dụng cụ:

+Khay quả đậu (hoặc mặt kính đồng hồ, lam kính để trên tấm bìa trắng);

+Kẹp gắp, pipet nhỏ giọt, giá cắm ống nghiệm, ống nghiệm nhỏ;

+Giấy tẩm bariclorua (sấy khô): giấy lọc cắt miếng nhỏ 2 x 1,5 cm. Nhúng vào dung dịch bariclorua bão hoà 45%, mang sấy khô ở 1000C.

-Thuốc thử:

+Dung dịch bariclorua (BaCl2.2H2O) 10%;

+Dung dịch amoni sunfat bão hoà (khoảng 76%);

+Thuốc thử Fouchet gồm: Acid tricloracetic 25%: 20 ml hoặc 100 ml; Dung dịch FeCl3 10%: 2ml hoặc10 ml

Cách tiến hành:

Trong một ống nghiệm cho 10 ml nước tiểu tươi và 5 ml dung dịch BaCl2 10% và dung dịch amoni sulfat bão hoà 2-3 giọt, lắc đều, lọc lấy tủa trên một giấy lọc không gấp. Đợi cho chảy hết nước (kiệt nước), mở rộng giấy lọc. Nhỏ vào chính giữa chỗ giấy lọc một giọt thuốc thử Fouchel (gồm có acid tricloacetic 25% 100 ml +10 ml dung dịch FeCl3 10%).

Nếu có bilirubin hay kết quả dương tính khi xuất hiện quanh giọt thuốc thử một vòng xanh lục. Nếu có urobilirubinogen cho màu vàng.


Hình 9

Phương pháp Harisson còn có thể làm trên giấy như sau:

Cắt giấy lọc thành những miếng giấy nhỏ, kích thước 5 x1 cm. Thả vào dung dịch BaCl2 bão hoà 45% sấy khô ở tủ sấy hoặc phơi khô ngoài không khí. Nhúng một đầu giấy vào nước tiểu, nhỏ một giọt thuốc thử Fouchet lên chỗ nước tiểu.

Kết quả dương tính khi có màu xanh lục.

Phát hiện muối mật trong nước tiểu (nghiệm pháp HAY)

Nguyên lý

Muối mật làm giảm sức căng bề mặt nước tiểu hoặc làm cho lưu huỳnh thăng hoa rơi xuống.


Hình 10

Chuẩn bị

-Dụng cụ:

+Một cốc có chân 250 ml;

+Bảng nền đen;

+Giấy lọc, cốc mỏ và phễu lọc.

-Thuốc thử:

Bột lưu huỳnh thăng hoa sấy khô cho vào ống nghiệm có bịt một lớp gạc.

-Bệnh phẩm:

Các mẫu nước tiểu tươi lấy trên 50 ml, lúc sáng sớm.

Cách tiến hành

Cho vào một cốc có chân 50 ml nước tiểu, rắc nhẹ nhàng lên bề mặt một dúm lưu huỳnh thăng hoa:

+Nếu có muối mật, bột lưu huỳnh thăng hoa sẽ chìm xuống đáy cốc à phản ứng dương tính;

+Nếu lượng muối mật ít thì sau15 phút lưu huỳnh chỉ dàn ra thành một lớp mỏng và phải gõ nhẹ vào thành cốc thì lưu huỳnh mới rơi xuống;

+Nếu lưu huỳnh không rơi xuống đáy cốc là phản ứng âm tính.

Nhận định kết quả

+Bình thường nước tiểu người không có bilirubin (phản ứng âm tính). Bilirubin có trong bệnh lý vàng da tắc mật, viêm gan nặng;

+Bình thường muối mật không có trong nước tiểu, nếu nước tiểu có muối mật khi viêm gan, vàng da tắc mật, xơ gan ₪.

NGHIỆM PHÁP GRIMBERT-DUFEAU PHÂN BIỆT PROTEIN THẬT VÀ GIẢ TRONG NƯỚC TIỂU

Nguyên tắc

Protein bị đông vón dưới tác dụng nhiệt độ ở điều kiện pH gần bằng pH của protein và với nồng độ chất điện giải thích hợp (phương pháp nhiệt):

+Nếu có tủa đục trắng (hay vón cục rõ) là chắc chắn có protein;

+Nếu chỉ có đục lờ, nhất là sự đục lờ càng rõ và trong suốt trở lại sau khi ta ngưng đun sôi nước tiểu thì nhất thiết phải phân biệt protein giả/ hoặc phương pháp bão hoà bằng acid.

Phương pháp bão hòa bằng acid là cho nước tiểu bệnh nhân tiếp xúc với acid citric hay acid nitric (dung dịch bão hoà) thì protein thật và protein giả cho kết quả khác nhau. Hoặc là acid citric bảo hoà 100 g + nước cất 75 g, sau đó hoà tan bằng nhiệt độ bảo quản được lâu hơn.


Hình 11

Cách tiến hành

+Cho vào một ống nghiệm nhỏ (1) 2 ml acid nitric. Dùng một ống hút, hút dịch cho chảy nhẹ nhàng theo thành ống 2 ml nước tiểu vào trên bề mặt acid;

+Trong một ống nghiệm khác (2) cũng làm như vậy đối với acid citric bão hoà. Sau 5-10 phút thì xem kết quả, chúng ta thấy có 3 trườnghợp xảy ra: Protein thật: trong ống (1) xuất hiện ở ngay lớp tiếp giáp giữa 2 dung dịch một vòng mỏng, trắng gợn (không phân tán), trong khi ống 2 không xuất hiện gì;Protein giả: ống (1) không xuất hiện vòng trắng mà có lớp đục, mờ cao hơn mặt tiếp giáp 2-10 mm (tuỳ từng trường hợp và thời gian xét nghiệm). Trong ống (2) cũng xuất hiện một lớp đục mờ nhưng bắt đầu nơi tiếp giáp, lan toả lên trên; Proteine thật - protein giả: hai hiện tượng trên chồng chéo lên nhau. Có thể nhìn thấy trong ống (1) một vòng của protein thật và một lớp đục của protein giả, cách nhau một khoảng nước trong.

Nếu nước tiểu quá đậm đặc, sau khi cho tiếp xúc acid nitric có thể xuất hiện một vòng trắng do sự kết tủa ure hoặc acid uric. Do đó, trước khi xét nghiệm nên hoà loãng nước tiểu 2 lần hoặc acid hoá nước tiểu bằng acid acetic (10 giọt acid acetic cho 10 ml nước tiểu) để nửa giờ, lọc qua rồi lấy nước lọc để xét nghiệm.


Hình 12

 

 

Ngày 26/04/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích