Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 04/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 3 1 0 5 4 2
Số người đang truy cập
5
 Thầy thuốc và Danh nhân
Phần 1: Giới thiệu một số công trình nghiên cứu liên quan đến sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng và vi nấm của Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ

Là Giáo sư chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng, Giáo sư chủ nhiệm bộ môn Sinh học, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng và Côn trùng, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên đi chuyên khoa ngành Ký sinh trùng, Giáo sư Đặng Văn Ngữ trong 32 năm (1935-1967) đã để lại nhiều công trình quý báu xây dựng ngành Ký sinh trùng lớn mạnh.

Các thầy cô và thế hệ đi trước đã khái quát các công trình nghiên cứu của Giáo sư Đặng Văn Ngữ vào 3 thời kỳ: (i) Thời kỳ trước cách mạng (1935-1945); (ii) Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954); (iii) Thời kỳ sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954-1967).Trong thời kỳ trước cách mạng, từ năm 1935, Giáo sư Đặng Văn Ngữ làm chuyên khoa ngành ký sinh trùng, thi tốt nghiệp bác sĩ với luận án áp xe gan do amíp, và sau đó làm trưởng phòng thí nghiệm và trợ lý của nhà trường. Đây là giai đoạn đầu tiên đi chuyên khoa, đồng thời nghiên cứu khoa học còn tính chất phụ thuộc (chủ nhiệm bộ môn là ngưòi Pháp) nên các công trình mới chỉ hướng nhiều về các mặt:

-Tiến hành điều tra cơ bản về bệnh ký sinh trùng, định loại ký sinh trùng;

+Làm các nghiên cứu thực nghiệm cần thiết để chứng minh vai trò gây bệnh của ký sinh trùng;

+Cải tiến các kỹ thuật xét nghiệm nhằm phục vụ điều tracơ bản;

-Tiến hành điều tra cơ bản, đã tiến hành các công trình sau đây :

+Điều tra cơ bản bệnh ký sinh trùng đường ruột ;

+Điều tra cơ bản bệnh giun chỉ;

+Điều tra cơ bản các loại muỗi thuộc Anophelincie ;

+Điều tra cơ bản về năm Piedraia liortai.

Về thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm chu kỳ của Sparganum erinacei, chu kỳ của giun lươn, thực nghiệm sự biến động của chu kỳ giun chỉ.

Về cải tiến các kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật đếm ấu trùng giun chỉ trong máu bằng phòng đếm hồng bạch cầu, cải tiến nuôi cấy nấm trên tóc, cải tiến phương pháp nhuộm nấm, cải tiến cách gây nhiễm sán lá ruột.


Hình 1

Về điều tra cơ bản, các công trình đã đóng góp cho các mặt sau đây:

Công trình điều tra cơ bản về bệnh ký sinh trùng đường ruột đã là một báo động về tình hình nhiễm ký sinh trùng nặng ở Việt Nam. Trước công trình này, mới chỉ có công trình điều tra cơ bản sơ lưọc của hai tác giả Mathis và Léger năm 1911 và những công trình lẻ tẻ của các bác sĩ lâm sàng. Công trình điều tra cơ bản của Giáo sư Đặng Văn Ngữ hồi đó phát hiện một cách toàn diện các bệnh ký sinh trùng đường ruột, cho thấy sự nghiêm trọng của giun đũa, giun tóc và sán lá gan ký sinh. Cho đến nay công trình này vẫn có tác dụng và liên đới, giúp cho những công trình gần đây nhất đánh giá được sự biến động, mức tiến bộ về vệ sinh và sinh hoạt trong vai trò làm giảm bệnh ký sinh trùng.

  
Hình 2+3

Về điều tra cơ bản về giun chỉ, công trình của Giáo sư Đặng Văn Ngữ là công trình đầu tiên phát hiện được một loại giun chỉ mới ở Việt Nam: Brugia malayi. Trước công trình này, hoàn toàn ở Việt Nam chỉ biết một loại giun chỉ Wuchereria bancrofti. Không những đã phát hiện thêm một loại giun chỉ ở Việt Nam, công trình còn khẳng định tính phổ biến của giun chỉ Brugia malayi là loại giun chỉ vùng nông thôn (vùng chiếm đa số diện tích và dân số ở Việt Nam).

Cũng trong nghiên cứu điều tra cơ bản về giun chỉ, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã có công lao xác minh các muỗi chủ yếu truyền bệnh ở Việt Nam: Culex fatigans, Anopheles hyrcanus, muỗi thuộc Mansona. Công trình điều tra cơ bản về các muỗi Anophelinae là một công trình cống hiến rất to lớn. Trước thời gian này, mới chỉ có các công trình của Toumanoff, của E. Borrel nghiên cứu mô tả các loại muỗi đã gặp ở Việt Nam. Công trình của Đặng Văn Ngữ đã phát hiện một loại muỗi hoàn toàn mới chưa hề có trong danh pháp quốc tế và muỗi được đặt tên là Anopheles tonkinensis. Ngoài ra, sau một quá trình mô tả kỹ lưỡng, Đặng Văn Ngữ đã lập được khóa định loại đơn giản của 22 loại Anophelinie ở Việt Nam. Đến nay, tuy một số loại phụ được mô tả thêm nhưng những người làm công tác định loại ký sinh trùng hoàn toàn vẫn phải dựa vào khóa định loại Đặng Văn Ngữ để tách các họ phụ và các giống Anophehnie.


Hình 4

Khóa định loại này cũng được đưa vào phần sách giáo khoa chính thức hướng dẫn định loại muỗi. Về điều tra cơ bản về nấm, Đặng Văn Ngữ là người đầu tiên phát hiện nấm Piedraia hortai ở người Việt Nam. Trước đó người ta quan niệm loại nấm này chỉ có ở châu Phi. Sau công trình này, hàng loạt các nước đã phát hiện được loại nấm nói trên ở châu Á.

Về phương diện thực nghiệm chu kỳ của Sparganum erinacei thành công trong việc gây bệnh thực nghiệm ở nòng nọc, Đặng Văn Ngữ đã làm sáng tỏ nguyên nhân sinh bệnh u sán nhái mắt mà Keller đã mô tả như một bệnh đặc biệt gặp Việt Nam do tập quán sai lầm đắp ếch nhái vào mắt chữa bệnh viêm màng tiếp hợp. Cũng trong công trình này, Đặng Văn Ngữ đã xác định được các loại thủy trần thuộc giáp xác (cyclops) liên quan truyền bệnh.

Với thực nghiệm chu kỳ giun lươn, Đặng Văn Ngữ đã xác định một kiểu chu kỳ hoàn toàn chưa được mô tả, chu kỳ ngược chiều xảy ra ở những người mắc bệnh: ấu trùng giun lươn dính ở quanh hậu môn có thề trở về ruột như kiểu chu kỳ của giun kim. Đây là một kiểu chu kỳ rất hiếm gặp, thường chỉ xảy ra đối với bệnh nhân nằm điều trị lâu ngày không được săn sóc chu đáo, nhưng chu kỳ này chưa được các tác giả khác nêu lên. Thực nghiệm chu kỳ giun chỉ bằng cách đếm số lượng ấu trùng trước và sau khi can thiệp ngoại khoa, Đặng Văn Ngữ đã chứng minh tính chất biến động của lượng ấu trùng phụ thuộc những yếu tố nào.

Để phục vụ công tác nghiên cứu được tốt, Đặng Văn Ngữ cũng đã có những cải tiến quan trọng để tăng độ chính xác của xét nghiệm và thực nghiệm. Phương pháp đếm lượng ấu trùng giun chỉ bằng phòng đếm huyết học đã được nêu là một phương pháp kinh điển và được gọi là phương pháp Đặng Văn Ngữ (Langeron). Cải tiến phương pháp cấy nấm tóc cổ điển cũ, Đặng Văn Ngữ đã dùng phương pháp cấy đơn giản hơn: phương pháp cấy căng trên phiến kính thay thế cho phương pháp cấy căng trên dây thép uốn cong. Phương pháp nhuộm nấm cũng được cải tiến và mở rộng các hóa chất nhuộm. Về kỹ thuật gây nhiễm sán lá ruột, Đặng Văn Ngữ đã dùng phương pháp mổ đưa sán lá ruột vào thẳng trong ruột và đã thành công thực nghiệm này trên chó, trong khi các thực nghiệm gây nhiễm bằng nang trùng thường thất bại.


Hình 5

Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tuy có một thời gian nước ngoài, nhưng Đặng Văn Ngữ đã có những công trình nghiên cứu phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân, của dân tộc. Tuy ở cương vị học tập là chủ yếu, nhưng Đặng Văn Ngữ đã có công lao phân lập một loại Penicillium có tác dụng kháng sinh cao, tạo được một vòng vô khuẩn lớn. Loại Penicilium này đã được Giáo sư Masao Ota đưa vào sản xuất. Để quan sát tính chất tạo vòng vô khuần, Đặng Văn Ngữ đã dùng sáng kiến phun vi khuẩn bằng bơm phun nhỏ, do đó tạo được một màng vi trùng đều khắp trên môi trường, hơn hẳn phương pháp ria thông thường. Cũng trong thời gian này, Đặng Văn Ngữ đã tham gia các công trình nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa huyết thanh kháng thể của môn siêu vi trùng học mà lúc đó còn rất non trẻ.

Khi trở về nước tham gia kháng chiến, nhận thấy nhu cầu chủ yếu cho quân và dân ta lúc đó là lương thực, đạn dược, thuốc men, Đặng Văn Ngữ đã bắt tay ngay vào các công trình nghiên cứu sản xuất penicilline, một loại thuốc vô cùng hiếm có, quý giá mà ta chưa hề sản xuất được hồi đó. Nhu cầu đòi hỏi rất gay gắt nhưng phương tiện sản xuất rất hạn chế, Đặng Văn Ngữ đã mạnh dạn sản xuất nước lọc penicilline. Nước lọc penicilline tuy hiệu lực kháng trùng có thấp hơn so với penicilline kết tinh và chỉ dùng ngoài da, nhưng đặc biệt dễ sản xuất, dùng rất tốt cho các vết thương chiến tranh. Trong kháng chiến, các trạm quân y tiền phương đã sử dụng rộng rãi nước lọc penicilline và đã cứu được nhiều trường hợp vết thương hiểm nghèo, rút ngắn hẳn lại thời gian cần nằm điều trị của thương binh. Bằng các môi trường đơn giản sẵn có ở Việt Nam, Đặng Văn Ngữ đã thành công trong việc dùng nước thân ngô nuôi cấy Penicillium kết quả. Với cải tiến vừa nêu, penicilline được sản xuất một cách phổ cập tại mọi nơi cần thiết. Tiếp sau thành công của penicilline, nước lọc streptomycine cũng ra đời, bổ trợ cho các trường hợp kháng penicilline.


Hình 6

Một phòng nghiên cứu khoa học trong điều kiện kháng chiến gian khổ, muốn tiến hành được công tác khoa học, đòi hỏi hàng loạt những cải tiến để thích ứng với phương tiện thời chiến Đặng Văn Ngữ đã đề xuất nhiều sáng kiến độc đáo phục vụ nghiên cứu khoa học: thử độ pH bằng màu của các thảo mộc, tạo các thuốc nhuộm thảo mộc, nuôi cấy nấm bằng môi trường nước rơm. Tuy là một người làm công tác y học nhưng Đặng Văn Ngữ nghiên cứu chủ yếu theo nhu cầu thời chiến mà từ đó cũng có các công trinh khoa học khác ngoài y học: sản xuất cồn từ sắn dùng làm chất đốt cho máy nổ, nghiên cứu các thuốc nhuộm quần áo bằng lá cây, các thuốc tẩy màu...

Cũng trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cảnh giác về âm mưu của địch có thế phát động chiến tranh côn trùng, Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu các biện pháp phát hiện chiến tranh sinh vật học và thực tế bắt tay vào tổ chức các đội phòng trừ sâu bệnh.

Công việc chuẩn bị cho nghiên cứu khoa học với điều kiện hòa bình cũng được xúc tiến: xậy dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản về vi sinh vật. Nói chung, thời gian Giáo sư Đặng Văn Ngữ tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp tuy tương đối ngắn nhưng cống hiến xứng đáng và lớn lao, và Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã được tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương kháng chiến hạng hai và được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa công nhận học vị Giáo sư trong số những giáo sư đầu tiên của ngành khoa học tự nhiên.


Hình 7

Hòa bình lập lại, Giáo sư Đặng Văn Ngữ tuy phải đảm đương rất nhiều mặt công tác, bị thu hút khá nhiều thời gian vào việc đào tạo cán bộ, xây dựng bộ môn Ký sinh trùng, bộ môn Sinh học, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng và Côn trùng, tổ chức việc tiêu diệt bệnh sốt rét, nhưng những việc vừa nêu, không hạn chế được lòng say mê nghiên cứu khoa học phục vụ nhân dân. Trong thời gian từ 1954-1967, với sự cộng tác của các cán bộ trong ngành, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã trực tiếp chỉ đạo hoặc bản thân tham gia những công trình giá trị về ký sinh trùng học nói chung và ký sinh trùng y học nói riêng. Phạm vi của các công trình rất phong phú và toàn diện. Trong bài này, chúng tôi chỉ giới hạn giới thiệu những công trình tiến hành tại bộ môn sinh trùng và bộ môn Sinh học trường Đại học Y khoa. Còn những công trình thuộc phạm vi tiêu diệt sốt rét, chúng tôi xin giới thiệu một công trình nguyên bản của Giáo sư. Để có thể đi vào giới thiệu từng tác dụng của công trình, chúng tôi tiến hành giới thiệu theo cách phân loại sau đây: phần đơn bào, phần giun sán, phần tiết túc, phần nấm.

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐƠN BÀO

Để nắm được tình hình đơn bào gây bệnh cụ thể ở Việt Nam Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo các nghiên cứu điều tra cơ bản các bệnh đơn bào.

Từ trước tới nay, bệnh lỵ amíp được coi là một bệnh chủ vếu. Những nghiên cứu gần đây về điều tra cơ bản cho thấy bệnh đã giảm một cách hết sức rõ rệt. Thống trước kia của Blanc và Siguier cho thấy tỷ lệ mang bào nang amíp của người Việt Nam chiếm từ 15-20% (điều tra cơ bản tiến hành Hà Nội và Sài Gòn năm 1930). Điều tra cơ bản năm 1957 thấy chỉ có khoảng trên dưới 1% mang bào nang amíp gây bệnh. Kết quả này là một chứng minh những tiến bộ rõ rệt về trình độ vệ sinh và công tác y tế của nhân dân ta và cho thấy trong tình hình hiện nay, đứng trước một bệnh cảnh lỵ cần chủ ý nhiều hơn đến lỵ trực trùng.


Hình 8

Về trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis, trước kia không hề có nghiên cứu điều tra cơ bản. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo diện điều tra cơ bản ở các phụ nữ thành phố, phụ nữ nông thôn, ở nam giới có vợ mắc bệnh và ở một số phụ nữ do tệ nạn xã hội cũ, đã làm nghề mại dâm. Tỷ lệ thấy phụ nữ bình thường là trên dưới 10%,nhưng ở phụ nữ đã làm nghề mại dâm, tỷ lệ lên tới 37% ; nam giới có vợ mắc bệnh, tỷ lệ chiếm khá cao.

Kết quả của các việc điều tra cơ bản trên đề xuất vấn đề cần tăng cường bảo vệ sức khỏe phụ nữ, giải quyết bệnh trùng roi âm đạo đề hạn chế những rối loạn kinh nguyệt, một số trường hợp vô sinh. Tỷ lệ mắc trùng roi âm đạo ở nước ta không cao, chứng tỏ các tệ nạn xã hội như mại dâm đã được giải quyết khá triệt để và dần dần tiến tới việc tiêu diệt hoàn toàn. Tỷ lệ mắc bệnh nam giới đề xuất nhu cầu phải song song chữa bệnh ở nam và nữ.

Qua một số trường hợp phát hiện Balantidium coli người, nghiên cứu điều tra được tiến hành rộng rãi hơn. Tỷ lệ thấy rất thấp, chứng tỏ bệnh này không phải là một bệnh phổ biến và chỉ hạn hữu mới xảy ra. Để nắm vững ổ bệnh thiên nhiên, xét nghiệm trên lợn thấy tỷ lệ mang trùng lông Balantidium coli chiếm từ 50-70%, như vậy chứng tỏ rất có thể trùng lông Balantidium coli ở người và trùng lông Balantidium lợn là hai chủng khác nhau chứ không thuần nhất như quan niệm của các tác giả cũ.

Đề bổ sung công trình của V. Sery, Châu Thị Hạnh, Phạm Văn Nông, nghiên cứu bệnh trùng cong Toxoplasma gondii ở Hải Phòng, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã nêu nhu cầu cần tiếp tục phát triển điều tra loại ký sinh trùng này, rộng rãi ở miền Bẳc, nhất là những vùng núi có dân tộc ít người, tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn và ở những bệnh nhân bị các chứng viêm hắc mạc, viêm giác mạc. Các kết quả cho thấy ở 1.000 trường hợp điều tra, tỷ lệ người có phản ứng dương tính chỉ chiếm dưới 1%, tỷ lệ ở những bệnh nhân có các chứng viêm đáng nghi không chiếm tớii 2%. Điều tra cơ bản nêu ở trên dẫn tới các kết luận sau đây:

-Tuy phát hiện bằng kháng nguyên toxoplasmin chưa phải là triệt để chính xác nhưng khái quát có thể thấy bệnh trùng cong có tỷ lệ không đáng kể;

-Nếu so sánh với tỷ lệ các nước khác, nhất là các nước châu Âu, thấy tỷ lệ nước ta hết sức thấp và như vậv, sinh thái của trùng cong ở nước nhiệt đới có thể có những điểm không thích hợp;

-Tỷ lệ có phản ứng dương tính ở miền núi cao hơn miền đồng bằng và chứng tỏ bệnh này có các ổ dịch thiên nhiên cần được phát hiện;

Muốn nghiên cứu được tốt các bệnh đơn bào, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đề ra các nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nuôi cấy: Việc thay thế huyết thanh ngựa khó có ở Việt Nam bằng huyết thanh lợn đã tạo điều kiện cho nuôi cấy amip được dễ dàng. Việc hạ dần nhiệt độ nuôi cấy của Entamoeba moskhovskii đã tạo được một giống amíp có thể thích nghi với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, đỡ hẳn các phiền phức nuôi cấy bằng tủ ấm. Việc nuôi cấy hàng loạt trùng lông Paramecium caudatum đã làm cho việc thử dược lý các thuốc chữa đơn bào lấy Paramecium caudatumlàm vi sinh vật mẫu trong test sàng lọc loại trừ đã làm cho công việc thử hết sức thuận lợi.

Nước ta là một nước phong phú về thảo mộc, nếu tìm được các nguồn dược liệu thảo mộc chữa đơn bào thì sẽ có tác dụng rất lớn. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã tiến hành cùng với cộng tác viên thử trên 500 lá thảo mộc trong phòng thí nghiệm đề tìm một loại lá có tác dụng. Các thí nghiệm đã dẫn tới kết quả phát hiện loại lá nhộiBischofia javanica có tác dụng. Từ trước tới nay, kể cả trong kinh nghiệm dân gian, loại lá này không được biết đến. Phát triển những kết quả đầu tiên, lá nhội đã được thử các bước dược lý cần thiết ứng dụng trong điều trị và có các kết luận sau:

-Lá nhội rất phô biến, trữ lượng hết sức nhiều vì đó là một cây thông thường mọc hoang hoặc trông làm bóng mát thành phố.

-Lá nhội không độc, có thể dùng khối lượng lớn trong chữa bệnh mà không ngại các độc tính cấp và mạn nguy hiểm.

-Do độc tính thấp, ngoài việc dùng lại chỗ ngoài da hoặc các hốc thiên nhiên, lá nhội có thể dùng theo đường uống.

-Nếu dùng tại chỗ, nên sắc đặc dùng dạng cao;

-Dùng điều trị bệnh trùng roi âm đạo, lá nhội đạt được kết quả bằng hoặc hơn các phương pháp điều trị cô điển (đạt trên 70% tỷ lệ khỏi, so sánh với việc điều trị đối chứng bằng quinacrin, kết quả tốt hơn);

-Ngoài bệnh trùng roi âm đạo, lá nhội có tác dụng tốt đối với trùng roi hình thìa Giardia intestinalis;

-Đối với một số chứng viêm do vi khuần ở âm đạo, lá nhội còn có tác dụng chống viêm.

Đến nay, lá nhội đã được sử dụng trong phụ khoa chữa viêm âm đạo do trùng roi và có tác dụng rất lớn trong việc thay thế các loại thuốc cổ điển phải nhập nội và đồng thời cũng là một biểu hiện tốt của thành công kết hợp Đông Tây y dùng nguyên liệu thảo mộc sẵn có trong nước để chữa bệnh.


Hình 9

Về các nghiên cứu sốt rét, với tính chất hạn chế của một bộ môn giảng dạy thiếu thực địa, không trực tiếp chỉ đạo phong trào nên các nghiên cứu mới chỉ có nhiều tính chất thực nghiệm. Các nghiên cứu sốt rét tiến hành tại bộ môn ký sinh trùng gồm các mặt sau đây :

1.Điều tra cơ bản ;

2.Điều trị và chẩn đoán ;

3.Miễn dịch và sốt rét thực nghiệm ;

4.Tính chất thích nghi của muỗi sốt rét với hóa chất diệt muỗi.

Qua điều tra cơ bản, dựa vào những xét nghiệm không hệ thống (do các cơ sở đưa tới yêu cầu), bộ môn đã tiến hành dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Đặng Văn Ngữ theo dõi tình hình biến động của các loại ký sinh trùng sốt rét và từ đó đánh giá kết quả tiêu diệt sốt rét từng giai đoạn khác nhau. Các hình thể ký sinh trùng bất thường cũng được mô tả góp phần vào việc tách các á chủng của ký sinh trùng Plasmodium. Công tác điều tra cơ bản về muỗi Anopheles cũng được tiến hành song song với việc điều tra cơ bản muỗi Culicinae nhưng tập trung nhiều vào các Anopheles phổ biến (Anopheles sinensis và Anopheles vagus).

Với sự cộng tác của các cơ sở điều trị, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo nghiên cứu về diễn biến lâm sàng của các trường hợp sốt rét ngoại lai và thăm dò tác dụng của filatôp lách phối hợp với thuốc hóa học trong điều trị sốt rét. Nhìn chung, các diễn biến lâm sàng của sốt rét ngoại lại có nhiều điềm khác với cổ điền (về nhiệt độ, chu kỳ cơn sốt, thay đổi máu, gan, lách, thận), đa số các trường hợp sốt ngoại lai là do PlasmocLium falciparum. Bệnh nhân có suy nhược cơ thể rõ rệt nhất là thiếu máu, dễ có các tổn thươmg gan, tái phát nhiều hơn. Áp dụng điều trị bằng filatôp lách trâu, thấy có tác dụng đối với toàn thân, nâng cao được sức đề kháng của cơ thể và hạn chế được một phần những cơn sốt tái phát.

Nhằm tăng tác dụng của các thuốc sốt rét thường dùng, nhằm giữ cho thuốc có thể tồn lưu lâu trong cơ thể, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã cùng bộ môn tiến hành nghiên cứu các dạng thuốc sốt rét chậm tan. Một số thuốc đã được sơ bộ ứng dụng thấy có tác dụng kéo dài hơn, thải trừ chậm hơn so sánh với các phương pháp sử dụng cổ điển. Nghiên cứu này cho đến nay vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh và một khi thành công thì có thể góp phần tốt làm đơn giản công tác điều trị chống sốt rét.

Việc tiêu diệt sốt rét ngày càng tiến triển thì sẽ nảy sinh những khó khăn về chẩn đoán. S lượng ký sinh trùng ở trong máu ít sẽ gây nhiều trở ngại cho công việc xét nghiệm. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo nghiên cứu tăng lượng ký sinh trùng sốt rét trong máu bằng phương pháp đơn giản: gây tụ máu tạm thời tại chỗ lấy máu bằng nịt trun buộc. Qua thí nghiệm có những nhận xét sau đây:

-Ký sinh trùng đều tăng lượng trong giọt máu đặc lấy bằng phương pháp gây tụ máu tạm thời tại chỗ sau thời gian 5 phút. Mức tăng tối đa là 6,6 lần; tăng tối thiếu là 1,07 lần và tăng trung bình là 1,96 lần;

-Các thể khác nhau của ký sinh trùng đều có tăng, như vậy hiện tượng tăng là một hiện tượng toàn diện;

-Kỹ thuật thực hiện đơn giản có thế áp dụng mọi cơ sở y tế. Phương tiện thực hiện rất đơn giản, chỉ cần một đoạn dây cao su dệt với vải (dây trun thườmg dùng);

-Nhằm mục đích nghiên cứu về miễn dịch, đồng thời thăm dò khả năng chẩn đoán sốt rét bằng kháng nguyên, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã tham gia nghiên cứu kháng nguyên tiêm trong da chẩn đoán sốt rét. Kháng nguyên được điều chế đơn giản từ huyết thanh của bệnh nhân đang trong thời gian điều trị. Nghiên cứu này dẫn tới kết quả sau:

+Có thề điều chế kháng nguyên từ huyết thanh bệnh nhân đang sốt rét. Kết quả thực tế thấy mức độ chính xác chung là 92,1%. Phản ứng âm tính giả hiệu rất ít xảy ra.

+Tính chất đặc hiệu của khảng nguyên chứng minh rằng trong huyết thanh bệnh nhân có hàm lượng kháng nguyên khá cao, do đó cũng có thề giải thích cơn sốt rét là một cơ chế dị ứng do hiện tượng mất thăng bằng giữa kháng nguyên và kháng thế.

+Do có tỉ lệ âm tính giả hiệu thấp và do cách điều chế đơn giản, sử dụng đơn giản, kháng nguyên có thề ứng dụng thực tế vào cuộc điều tra phát hiện sốt rét và ít ra cũng đã có giá trị như một test loại trừ sàng lọc.


Hình 10

Thăm dò tính chất thụ bệnh của các súc vật thí nghiệm đổi với bệnh sốt rét, các loại khỉ khác nhau đã được nghiên cứu cắt lách và sau đó gây nhiễm thực nghiệm với mầm bệnh sốt rét của người. Sau khi cắt lách, tuy chưa có thể khẳng định sự xuất hiện ký sinh trùng sốt rét của người trong cơ thể khỉ nhưng đã có thể kết luận là sau khi cắt lách, các ký sinh trùng sốt rét của khỉ (Plasmodium knowlesi) đang trạng thái tiềm tàng đã xuất hiện mạnh và nhiều ở máu ngoại vi. Cắt lách như vậy đã tạo một sự thức tỉnh và nhân lên gấp bội của ký sinh trùng. Nghiên cứu này đã mở ra khả năng có thể tạo được nguyên liệu dồi dào để làm vaccine sốt rét, đồng thời nêu lên vấn đề phần chỉ định cắt lách đối với bệnh nhân còn mầm bệnh sốt rét. Về mặt miễn dịch, nghiên cứu này đóng góp cho việc xác định vai trò miễn dịch của tổ chức, nhất là tổ chức võng mô.

Nghiên cứu về sự thích nghi của muỗi đối với hóa chất diệt muỗi, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chú ý đến các nghiên cứu về sự khích động của muỗi sốt rét đối với DDT. Qua việc thử khích động của các muỗi: Anopheles minimus, Anopheles sinensis, Anopheles vagus, có những kết luận sau:

-DDT đã gây hiện tượng khích động, đa số các loạt muỗi thử đều thấy thời gian bay lần I ngắn hơn và số lần bay trong 15 phút tăng cường 1,5 đến 6 lần so với khích động bản chất. Hiện tượng khích động này sẽ làm giảm tác dụng của DDT khi muỗi tiếp xúc;

-Nếu dựa trên biểu đồ tính thời gian bay lần I của 50% số muỗi bay, cũng thấy đa số các loại muỗi, thời gian bẫy do DDT khích động ngắn hơn khích động bản chất;

-Hiện tượng khích động là hiện tượng bẩm sinh chứ không phải trải qua quá trình phun DDT mới gây ra hiện tượng đó và tùy loại muỗi có sự khích động bẩm sinh khác nhau;

-Phân biệt các loại khích động, thấy Anopheles minimus, Anopheles vagus, Anopheles sinensis đều cùng có khích động (số lần bay trung bình, từ 1 đến 5 lằn), nhưng những khích động do DDT có khác nhau: Anopheles minimus thuộc nhóm khích động cao, Anopheles jeyporiensis thuộc nhóm khích động vừa và Anopheles vagus, Anopheles sinensis thuộc nhóm khích động ít;

-So sánh giữa Anophelinae Culicinae, thấy Anophelinae khích động nhiều hơn;

-Hàm lượng DDT có ảnh hưởng đến vấn đề khích động. Hàm lượng DDT càng cao thì thời gian bay lần I càng ngắn và số lượng bay trong 15 phút càng tăng dần. Thời gian bay lần I của 50% số muỗi bay cũng ngắn dần.

Để đối phó với các vụ dịch sốt rét đặc biệt, các chất diệt muỗi bằng bay hơi điều chế từ lân hữu cơ đã được thí nghiệm và bước đầu thu được kết quả khả quan.


Hình 11

PHẦN GIUN SÁN

Ngoài bệnh sốt rét, bệnh giun sán, một bệnh hết sức tác hại, là đối tượng nghiên cứu chính của bộ môn. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo và tham gia một loạt công trình nghiên cứu toàn diện về giun sán bao gồm cả điều tra cơ bản, phòng bệnh và chữa bệnh. Để có trọng tâm, các nghiên cứu tập trung nhiều về  giun đũa và giun chỉ là hai loại giun phố biến, có nhiều tác hại.

Về điều tra cơ bản giun sán đường ruột qua hàng vạn xét nghiệm phân tại nhiều vùng khác nhau, kết hợp với kiểm tra giun sán trên các tử thi, đã đánh giá tình hình giun sán như sau :

GIUN

1.Giun đũa: Bệnh giun đũa những năm gần đây không có chiều hướng giảm mà còn có chiều hướng tăng, đặc biệt ở miền núi. Tỷ lệ chung của bệnh là 91,7% (ở trẻ em từ 3 - 15 tuổi là 99% và ở tử thi là 80%). Lứa tuổi mắc bệnh giun đũa cao nhất là từ 3 đến 7 tuổi. Bệnh giun đũa tái nhiễm rất dễ (trong vòng 6 tháng). Điều tra ở ngoại cảnh, thấy mầm bệnh có nhiều ở phân đã ủ, ở đất ở trong nhà,ở ruồi Musca domestica và nhặng Lucilia coesar. Quanh năm ở ngoại cảnh có mầm bệnh, tuy tính biến động có khác nhau (thí dụ ruồi mùa đông ít thấy mầm bệnh).

2.Giun tóc: Tính phân bổ giống như giun đũa nhưng tỷ lệ thấp hơn (từ 40 đến 70%) và số lượng ký sinh trùng rất ít;

3.Giun móc: Tính phân bổ rất tản mạn: tỷ lệ chung qua mổ tử thi là 63%, tỷ lệ từng vùng rất khác nhau (tỷ lệ thay đổi từ 1,69% đến 90%) do đó thấy rất rõ tính chất của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào nghề nghiệp (thợ mỏ, thợ làm đất, nông dân trồng hoa mầu) và phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đất của địa phương (đất xốp, ẩm, râm mát có pH gần trung tính, là loại đất thuận lợi cho sự phát triền của ấu trùng);

4.Giun chỉ: Qua 19.000 xét nghiệm, thấy phân bố rất rộng khắp. Tùy theo địa phương, tỷ lệ bệnh chiếm 0,2% đến 30%. Bệnh giun chỉ có tính chất hết sức địa phương với những ổ bệnh rất tập trung. Trong 2 loại bệnh giun chỉ, bệnh do Brugia malayi chiếm đa số (bệnh phố biến ở nông thôn); còn bệnh do wuchereria bancrofti ít gặp hơn (bệnh gặp ở thành phố, thị trấn). Đặc điểm này nêu bật tính chất phụ thuộc của bệnh với muỗi truyền bệnh (Culex fatigansMansonia). Kết hợp nghiên cứu điều tra cơ bản về ấu trùng giun chỉ trong máu và điều tra lâm sàng thấy có độ lệch rõ rệt: có nhiều trường hợp thấy có nhiều ấu trùng nhưng không có biểu hiện bệnh; ngược lại có những trường hợp triệu chứng bệnh rất rõ mà không có ấu trùng;

5.Giun kim: Tỷ lệ là 18,5% nông thôn và 49% ở thành phố, chủ yếu tập trung các tập thể trẻ em.

SÁN DÂY

Chủ yếu gặp là sán dây bò Toenia saginata và sán dây lợn Toenia solium. Khu vực bệnh là những vùng miền núi (tỷ lệ 4%). Bệnh sán lợn gặp cả 2 thể bệnh: trưởng thành và ấu trùng. Các thể bệnh ấu trùng sán lợn có những thể nghiêm trọng. Bệnh sán nhái có chiều hướng giảm rõ rệt và có những thể bệnh lâm sàng ở mắt mà không do đắp ếch nhái vào mắt. Điều tra bệnh ở nhái, 70% có ấu trùng.

SÁN LÁ

So với các thống kê trước, chiều hướng chung hiện nay là giảm rõ rệt, có phát hiện được một trường hợp sán Opisthorchis felineus, 2 trường hợp sán lá gan Fasciola hepatica(?) ở người. Các trường hợp sán lá phổi Paragonimus ringeri dễ gặp hơn ở cán bộ và đồng bào miền Nam. Hiện nay, loại sán lá chủ yếu ký sinh ở người vẫn là Clonorchis sinensis. Sán lá ở vịt Trichobilhargia (gây bệnh viêm da vĩ ấu trùng) có ở những vùng ruộng nước chăn nuôi vịt.

Các nghiên cứu điều tra cơ bản về giun chỉ đã được bổ sung bằng điều tra tình hình muỗi truyền bệnh và xác định các muỗi chủ yếu truyền bệnh ở Việt Nam, qua kết quả của gây nhiễm thực nghiệm và mô muỗi thực địa. Tình hình điều tra cơ bản về giun đường ruột cho thấy mức độ trầm trọng của bệnh giun đũa nhất là ở trẻ em, đề ra vấn đề cấp thiết cần tiến hành điều trị rộng rãi hàng loạt.

Trước kia, về điều trị giun đũa, cổ điển thường dùng phương pháp điều trị 2, 3 ngày liên tiếp kèm theo thuốc tẩy. Căn cứ theo tình hình thực tế Việt Nam, Giáo sư Đặng Văn Ngữ tập trung các nghiên cứu vào tinh dầu Chenopodium là một nguyên liệu độc nhất chúng ta có thể sẳn xuất nhiều. Tinh dầu Chenopodìum được sử dụng theo phương pháp Đặng Văn Ngữ: uống một ngày không kèm theo dầu thầu dầu. Qua việc tẩy 1.000 trường hợp, phương pháp nói trên đưa tới kết quả rất tốt, ra giun trên 90%, bệnh nhân dễ uống thuốc, giảm giá tiền thuốc, đồng thời không có tai biến đáng kể.


Hình 13

Phát huy các kết quả tẩy Chenopodium, việc dùng santonin điều tri giun đũa uống một lần không tẩy, không cần nhịn đói cũng đem lại kết quả tốt đẹp. Để hạn chế tới mức tối thiểu phản ứng của thuốc, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã đề xuất nên cho uống thuốc vào buồi tối trước khi đi ngủ, thu được kết quả hơn hẳn so với phương pháp uống ban ngày, đồng thời tiết kiệm đưọc thời gian phải nghĩ học tập, nghỉ làm việc do uống thuốc giun.

Phương pháp điều trị giun đũa do Giáo sư Đặng Văn Ngữ đề xuất đã làm cho việc điều trị giun trở nên dễ dàng, dễ áp dụng rộng rãi, tiết kiệm được một số tiền rất lớn, tiết kiệm được những ngày nghỉ lao động không cần thiết. Đến nay, phương pháp này đã được coi là phưong pháp chính thức hướng dẫn trong tài liệu giáo khoa, trong các đơn thuốc.

Nhận xét trong những năm gần đây, giun đũa gây nhiều biến chứng như tắc ruột, chui ống mật, gây tắc ống mật, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã đề xuất nghiên cứu về sinh thái giun đũa.

Giun đũa đã được nuôi trong các môi trường đơn giản yếm khí bằng những dụng cụ tự tạo của bộ môn. Trứng giun đũa cũng được nuôi để quan sát các hiện tượng phát triển hay hủy hoại. Các công việc nuôi cấy đã dẫn tới những kết quả sau : Giun đũa nếu nuôi trong diện tích rộng, thay nước môi trường luôn thì có thể sống tới 15 ngày (điều kiện nhiệt từ 27°c đến 37°C). Trứng giun đũa nếu giữ ở nhiệt độ thích hợp sẽ phát triền nhanh chóng trong từ 12 đến 16 ngày toàn bộ có ấu trùng trong trứng.

Trong điều kiện thay đổi môi trường, đặc biệt là toan hóa mồi trường, giun đũa có thề cuộn với nhau hoặc tìm những lỗ để chui. Nếu kiềm hóa lại môi trường, giun đũa có thể trở lại tư thế duỗi thẳng hoặc rời bỏ các lỗ chui. Đây là một phát hiện quan trọng giúp cho có thể giải thích được nguyên nhân các hiện tượng giun làm tắc ruột, giun chui ống mật. Thực tế có nhiều người tuy số lượng giun ký sinh rất nhiều nhưng không bị tắc ruột, ngược lại, có người sổ giun ký sinh tuy không nhiều lắm nhưng vẫn có thề bị tắc ruột. Cũng không phải trường hợp nào giun đũa ký sinh cũng chui ống mật và có rất nhiều người bị giun chui ống mật, sau can thiệp ngoại khoa, hiện tượng giun chui ống mật lại tái diễn.

Nhiều tác giả giải thích tính phức tạp của hiện tưọng trên bằng cơ chế giun thiếu thức ăn,cơ chế giun lạc chủ, cơ chế tính bấm sinh của giun chui lỗ nhưng kết quả của các thí nghiệm của bộ môn có thể chứng minh một phần nào nguyên nhân các hiện tượng là do sự thay đổi pH của môi trường ruột nơi giun sinh sống. Sự giải thích vừa nói có tác dụng mở ra khả năng có thể điều trị nội khoa những trường hợp tắc ruột, tắc ống mật do giun đũa. Những năm gần đây, một số kết quả lâm sàng cũng đã chứng tỏ nhiều khi không cần thiết tới sự can thiệp của ngoại khoa để giải quyết cấp cứu tắc ruột, tắc ống mật (khi triệu chứng này mới xảy ra và còn nhẹ).

Dù được điều trị, dù được tăng cường các biện pháp làm sạch ngoại cảnh như ủ phân tại chỗ bằng hố xí 2 ngăn cũng chưa thể chắc chắn khống chế được bệnh giun đũa. Một số công trình nghiên cứu có hệ thống đã phấn đấu đi vào vaccine giun đũa, một cơ chế vaccine hoàn toàn mới của lĩnh vực ký sinh trùng học. Công trình về vaccine giun đòi hỏi một thời gian lâu dài, nhưng chắc chắn sẽ mở ra những khả năng rất mới của địa hạt miễn dịch học giun đũa.

Tình hình thực tế Việt Nam đòi hỏi những phương pháp chẩn đoán nhanh, dễ, tương đối chính xác. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã đề xuất nghiên cứu kháng nguyên tiêm trong da hoặc chấm trên mặt da để thay thế phương pháp xét nghiệm phân cổ điển. Đến nay các kháng nguyên gian đũa, giun móc, giun chỉ, sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi, ấu trùng sán lợn đã thành công và chứng minh:

-Kháng nguyên tạo phản ứng nội bì (IDR) có những ưu điểm cơ bản so sánh với xét nghiệm phân, máu. Kháng nguyên dễ làm, có thế điều chế từ giun sán tẩy ra khỏi cơ thể hoặc giun sán lấy ở tử thi. Trong trường hợp khó kiếm (như sán lá ruột) có thể dùng giun sán cùng giống, loại ở súc vật để thay thế;

-Kháng nguyên dễ sử dụng, không đòi hỏi phương tiện khó khăn như kinh hiển vi mà hiện nay chúng ta chưa cung cấp được rộng khắp;

-Kháng nguyên cũng không đòi hỏi kỹ thuật gì đặc biệt trong chẩn đoán, không đòi hỏi những kiến thức đầy đủ về hình thái học giun sán, do đó bất kỳ tại cơ sở nào và kỹ thuật viên nào cũng có thế thực hiện được;

-Mức độ chính xác của kháng nguyên tuy không tuyệt đối nhưng đạt trên 90% và như vậy đủ đáp ứng cho nhu cầu chần đoán và điều trị hàng loạt hiện nay;

-Phản ứng của kháng nguyên đặc biệt xuất hiện rất nhanh (trong vòng 30 phút), vì vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian so sánh với xét nghiệm phân;

-Đối với giun sán ký sinh ở tổ chức như giun xoắn, ấu trùng sán lợn mà xét nghiệm thông thường không thể phát hiện được, thì kháng nguyên đã giải quyết chẩn đoán được.

Hiện nay, kháng nguyên chẩn đoán giun sán tuy chưa phải đã hoàn toàn thay thế cho xét nghiệm phân nhưng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong chẩn đoán, nhất là chẩn đoán hàng loạt, điều tra cơ bản rộng rãi.

Ở trẻ em Việt Nam, có một loại bệnh giun trước kia chưa được quan tâm đến. Đó là bệnh giun kim. Sở dĩ như vậy vì giun kim không đẻ trứng trong phân. Muốn phát hiện bệnh cần dùng các phương pháp chẩn đoán phức tạp như dùng băng dính trong, que Schiff, tăm bông N.I.H Các phương tiện đó tưong đối khó có nên vì vậy không có các điều tra cơ bản về giun kim. Giáo Đặng Văn Ngữ đã sáng tạo một phương pháp hoàn toàn mới mẻ, rất thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam đễ phát hiện bệnh giun kim.


Hình 14

Phương pháp này dùng giấy bóng kính thông thường cắt theo kích thước một lá kính rộng, ở một mặt có phết hồ dính sau để khô. Khi chấn đoán dùng giấy bóng kính dính đó được làm ẩm mặt có hồ bằng nước, chùi vào hận môn (buổi sáng) sẽ làm dính các trứng giun kim vào giấy. Giấy được dán lên trên một phiến kính và xét nghiệm với kính hiển vi tìm trứng. Phương pháp giấy bóng kính dính của Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã tạo điều kiện tiến hành được các điều tra cơ bản rộng rãi về giun kim và mở ra khả năng phòng chống bệnh này, một bệnh rất phổ biến ở tập thể trẻ em.

Thông thường trong xét nghiệm phân, phương pháp xét nghiệm trực tiếp mới chỉ có giá trị định tính chứ không có giá trị định lượng. Muốn định lượng cần dùng thêm phương pháp đếm trứng và như vậy cần tiến hành hai lần xét nghiệm. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã có sáng kiến kết hợp hai phương pháp làm một: dùng lượng phân nhất định rồi cũng tách trứng bằng một lượng dung dịch sút N/10 như phương pháp Stoll, sau đó phong phú bằng dung dịch muối bão hòa và như vậy khi xét nghiệm kết hợp được cả hai động tác phong phú và đếm trứng, đơn giản được việc xét nghiệm thường quy.

Để đối phó với nhu cầu điều trị hết sức lớn, đồng thời đề kết hợp Đông Tây y trong điều trị giun sán, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo công trình nghiên cứu dược liệu thảo mộc có tác dụng điều trị giun và sán lá. Về phương pháp tiến hành, giun đũa lợn Ascaris suumvà sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski được chọn làm mẫu thí nghiệm. Máy thử tác dụng hoàn toàn khác vói máy thử cổ điển Trendelenbourg. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã thiết kế một máy thử có kích thích điện theo kiều máy cơ ký Maskovsky, giun sán được kích thích bằng điện theo những quãng thời gian nhất định và như vậy rất dễ xác định tác dụng của thuốc và tính chất tác dụng (thí dụ làm tê liệt, làm chết...).

Với các phương tiện như trên, trên 400 thảo mộc đã được thử tác dụng bao gồm những kinh nghiệm dân gian và cả những thảo mộc chưa hề có kinh nghiệm dùng trong điều trị. Kết quả của nghiên cứu đã giúp cho phần xác định tính chính xác của một số kinh nghiệm dân gian dùng hạt bí (Cucurbito pepo), hạt cau (Arcca calechu)... dùng trong điều trị. Đồng thời cũng đã xác định thêm một số thảo mộc khác như Carica papaya, Calotropis, Baivhusu... có tác dụng tương đối tốt. Lá đu đủ (Canca papaỵa) được thí nghiệm điều trị giun đũa ở lợn có kết quả tốt đã chứng minh phương pháp thí nghiệm hoàn toàn đúng.

Riêng đối với sán dây, để giải quyết một số tình hình vùng miền núi nhiễm sán, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu và cải tiến của phương pháp dùng aerikin và hạt bí, hạt cau đề điều trị. Quan tâm đến sinh thái của sán dây, một loại sán lợn ký sinh, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ định phương pháp: dùng thuốc nhuận tràng trước khi uống thuốc sán, và nếu tẩy bằng acrikin thì dùng thuốc tẩy sớm (Magiê sunfate) đã làm tăng tác dung và giảm độc tính của thuốc rất nhiều. Với hạt cau, phương pháp lấy chất chát ra bằng lòng trắng trứng cũng đã giảm độc tính rõ rệt.

PHẦN TIẾT TÚC

Để có thể nắm được toàn bộ các loại tiết túc có ở Việt Nam, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo bộ môn Ký sinh trùng liên tục trong 10 năm nghiên cứu điều tra cơ bản tiết túc. Giáo sư Đặng Văn Ngữ còn chỉ đạo tổ điều tra cơ bản côn trùng của ủy ban khoa học Nhà nước, điều tra cơ bản trong 5 năm liền tình hình tiết túc.

`Ngoài ra; Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã phối hợp rất nhiều với các đoàn chuyên gia nước bạn, đoàn chuyên gia trường Đại học Tổng hợp nghiên cứu vấn đề trên. Phạm vi nghiên cứu rất rộng, tiến hành trên khắp miền Bắc, bao gồm mọi loại tiết túc nên chúng tôi không thể tóm tắt trong bài giới thiệu này, nhưng các công trinh điều tra lớn của giáo sư Đặng Văn Ngữ đã là cốt cơ bản để xây dựng được côn trùng chí Việt Nam sau này.

Riêng về muỗi thường Culicinae, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã tiến hành mô tả toàn bộ và cho xuất bản cuốn muỗi Culicinae nội ngoại thành Hà Nội (Nhà xuất bản Khoa học, 1960). Cuốn sách này tuy giới hạn trong 37 loại muỗi của Hà Nội, là tài liệu quý giá đóng góp cho tài liệu định loại Culicinae toàn miền Bắc mà từ trước chưa có tác giả nào soạn thảo được. Để góp phần tích cực chống các bệnh do muỗi truyền như viêm não Nhật Bản B, sốt rét, sốt vàng, sốt Dengue, giun chỉ, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo công trình nghiên cứu về sinh thái của các loại muỗi truyền các bệnh trên.

Sinh thái của Anopheles sinensis, Anopheles vagus, Culex fatigans, Culex tritaeniorhyncus, Culex bitaeniorhynchus, Aedes aeqypti, Aedes albopictus, Mansonia uniformis, Masonia longipalpis đã được lần lượt nghiên cứu một cách đầy đủ, đóng góp thiết thực cho nhu cầu phòng bệnh, đòng thời làm sáng tỏ nhiều phần sinh thái chung của muỗi.

Là một người luôn luôn suy nghĩ phát hay sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, Giáo sư Đặng Văn Ngữ có những sáng kiến cải tiến giá trị trong kỹ thuật côn trùng.


Hình 15

Ở các nước, côn trùng khi cắm kim, cần tới những kim đặc biệt bằng thép không gỉ; hoàn cảnh Việt Nam không có loại kim này, không sản xuất và cũng không nhập. Nếu dùng kim thường thì kim sẽ bị gỉ và hư hỏng tiêu bản. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã tự tay làm lấy những kim thủy tinh bằng cách sử dụng các thủy tinh loại bỏ kéo dài dưới đèn sì và bẻ thành từng đoạn kim. Kim này có một ưu điểm rất lớn là không gỉ, muốn cần bao nhiêu cũng có đủ số lượng, hơn nữa lại trong suốt, rất thuận tiện cho việc quan sát muỗi.

Đối với việc gây nhiễm muỗi, cần nuôi muỗi được dài ngày đủ cho mầm bệnh có thể phát triền hoàn toàn trong muỗi như mầm bệnh giun chỉ, mầm bệnh sốt rét ở các nước khác có đầy đủ tiện nghi như có phòng nuôi côn trùngvà máy điều hòa khí hậu, việc nuôi muỗi dài ngày không phải khó giải quyết, nhưng nước ta, phương tiện chưa có đầy đủ nên muỗi khó sống nhiều ngày. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã đề xuất phương pháp nuôi muỗi trong diện tích hẹp (ống nghiệm) và tránh các kích thích về tiếng động và ánh sáng (ống nuôi bọc giấy đen và đặt ở nơi yên tĩnh). Phương pháp nuôi này hạn chế các hoạt động của muỗi và do đó muỗi không bị tiêu hao năng lượng có thể sống rất dài ngày và cũng nhờ đó thời gian chu kỳ cần thiết đạt được.

Muỗi thuộc Mansonia có bọ gậy có đặc tính riêng: cắm ống thở vào các rễ thực vật ở dưới nước như rễ bèo để sống.

Khi nuôi trong phòng thí nghiệm, nếu để bèo vào môi trường nuôi bọ gậy thì môi trường sẽ biến chất, độ các chất hữu cơ hòa tan tăng lên và bọ gậy không sống nỗi. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã dùng những ruột bấc không thối rữa đặt vào môi trường tạo cho bọ gậy cắm ống thở bình thường, sinh sống phát triền tốt. Trong hoàn cảnh chống các bệnh do muỗi truyền hiện nay, khâu diệt muỗi chống đốt là một khâu vô cùng quan trọng. Dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Đặng Văn Ngữ, nhiều công trình về các chất diệt muỗi và xua muỗi được tiến hành. Về diệt muỗi, Giáo sư Đặng Văn Ngữ rất quan tâm tìm thêm các chất diệt muỗi ngoài DDT. Xuất phát từ thực tế Việt Nam, ông chú ý tìm tòi các chất thảo mộc dùng đốt, dùng làm hương đề xua muỗi và đã đi tới kết luận sơ bộ. Một hóa chất được chú ý nghiên cứu là những chất lân hữu cơ và đến nay cũng đã có thể kết luận về tác dụng và dạng sử dụng.

Đối với việc xua muỗi, chất được quan tâm đặc biệt là những dầu thảo mộc có mùi. Hàng trăm tinh dầu thảo mộc đã được thử. Dầu xả Litsea citrala đã được nghiên cứa một cách có hệ thống về khả năng xua muỗi, thời gian tác dụng, dạng sử dụng. Ngoài dầu xả, còn phát hiện thêm dầu màng tang (Litsea cubeba) có tác đụng rất tốt. Những hóa chát chiết xuất từ axit phthallic cũng được nghiên cứu dưới dạng DMP và DEP.

Ngoài muỗi là côn trùng chủ yếu ở Việt Nam, ruồi cũng là một sinh vật truyền bệnh quan trọng. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã sưu tầm và tiến hành định loại các loại ruồi thường gặp. Sơ bộ riêng về ruồi Muscidae đủ tiến hành định loại được 17 loại và chứng tỏ tính chất phong phủ của hệ ruồi. Sinh thái của ruồi cũng được nghiên cứu để có những nền móng đầu tiên. Phươmg pháp nuôi ruồi được cải tiến, chu kỳ tiêu sinh ở ruồi (Sella và Christopher) được theo dõi.
 

Trong những năm tình hình tán chống Mỹ cứu nước đòi hỏi phải chống bọ chét đề ngăn ngừa bệnh sẫn ngứa và dị ứng do bọ chét, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo nghiên cứu về sinh thái bọ chét và tìm được các vị trí sinh đẻ đặc biệt của bọ chét. Các phương pháp chống bọ chét đơn giản (như dội nước) được tiến hành thí điểm thu được kết quả tốt, góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho cán bộ và đồng bào sơ tán.

                Các phần tổng hợp ở trên được bản thân giáo sư Đặng Văn Ngữ đúc kết, tổng hợp và các thế hệ sau chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng và vi nấm tổng hợp, nhớ lại. Bài viết có trích dẫn các hình ảnh tư liệu từ các sách, báo, trang tin điện tử từ nhiều thế hệ học trò và các lần thăm viếng ở gia đình riêng của các cán bộ cấp cao của Bộ Y tế và các Viện Sốt rét-KST-CT khi mỗi dịp lễ ngày mất, ngày sinh hay hội nghị ký sinh trùng toàn quốc đã tập trung lại và ôn lại các kỷ niệm về Giáo sư Đặng Văn Ngữ.

Ngày 14/05/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích