Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 04/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 3 1 0 5 7 8
Số người đang truy cập
1 1
 Thầy thuốc và Danh nhân
Phần 2: Giới thiệu một số công trình nghiên cứu liên quan đến sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng và vi nấm của Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ

Giáo sư Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, sống nhờ buôn bán nhỏ. Từ thuở ấu thơ, ông đã tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học ở Vinh, học trung học tại Huế. Ông học giỏi, đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp năm đó nên dù hoàn cảnh không mấy dư dật nhưng gia đình vẫn cố gắng thu xếp để ông ra Hà Nội học tiếp. Năm 1930, ông đỗ cả tú tài bản xứ lẫn tú tài Pháp, nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương.

Với thành tích học tập của mình ngay sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa (năm 1937), ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm phụ giảng cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Hiệu trưởng Trường Y - Dược lúc đó. Sự nghiệp của ông đã được quyết định từ đây, lĩnh vực “ký sinh trùng” sẽ theo ông trọn cả cuộc đời. Thời gian này, ông còn hợp tác với bạn bè mở một phòng thí nghiệm đa khoa mang tên Lucac Championière - tên một giáo sư người Pháp đã chết vì lâm bệnh khi làm việc tại Việt Nam .


Hình 1

Việc sản xuất “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Những công lao đóng góp cho sự nghiệp y học nước nhà của GS Đặng Văn Ngữ luôn được đồng nghiệp, bạn bè, học sinh và nhân dân kính trọng và ghi nhớ. Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược. Với cương vị này, ông đã dành toàn bộ thời gian trong cuộc đời của mình cho nghiên cứu khoa học. Suốt thời gian đó, ông đã công bố 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới và khu vực. Năm 1936, ông đã phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Phát hiện này đã gây một tiếng vang lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Chu kỳ tiến hóa của loài này cũng được ông tìm hiểu, bằng thực nghiệm ở loài Bythinia chaperiB.longicoris (1938). Ông nghiên cứu sự tiến hóa theo mùa của giun chỉ Diofilia immitis ký sinh ở muỗi Aedes hết sức tỉ mỉ và chính xác. Cũng với phong cách tỉ mỉ, cẩn trọng trong nghiên cứu về nấm, ông đã được giáo sư người Nhật - Masuo Ota từng cộng tác với ông nhận xét: ông thực sự là nhà nấm học xuất sắc của châu Á.

Hơn hẳn các nhà khoa học người Pháp nghiên cứu trước, GS Đặng Văn Ngữ đã dành nhiều công sức điều tra về phân bố, sinh thái, sự gây bệnh của các loài ký sinh - một công việc mà bất kỳ ai muốn dành cả cuộc đời cho sự nghiệp thanh toán các bệnh ký sinh trùng cho nước mình đều phải làm. Khi điều tra muỗi, ông đã phát hiện ra loại muỗi chưa từng biết và đặt tên là “muỗi A-nô-phen Bắc Kỳ”. Hoặc khi điều tra về nấm, ông đã phát hiện giống Piedraia hortai ở Việt Nam , mà trước đó người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi. Một giống Erytrema mới, chưa hề biết, ký sinh ở tụy trâu bò cũng được ông phát hiện và đặt tên: Erytrema tokinensis N.sp (1942)... 

            Do có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực y học, năm 1943, ông được chọn đi du học ở Nhật với tiêu chuẩn “là người có trình độ cao, hiện đại, xứng đáng cho nền y học của Pháp tại Việt Nam ”. Từ năm 1943 đến cuối năm 1948, ông học tập và làm việc tại Nhật. Ông đã học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo, về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo. Trong năm 1947 - 1948, ông nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân Y viện 406 của Mỹ tại Nhật Bản. Trong thời gian đó vừa làm vừa học, ông đã được tiếp xúc với khoa học y học của Nhật và của Mỹ có đầy đủ thông tin và trang bị hơn ở Hà Nội rất nhiều. Được sự khuyến khích của Giáo sư Ota, sau khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, ông cũng tìm ra giống nấm sản xuất ra penicillin và có lẽ đó là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo, ông đã công bố 4 công trình giá trị: “Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao”(1947); Xác định công thức kháng nguyên Salmonella”(1945); “Đặc điểm tiến hóa của D.mansoni”(1943)và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch.

Cũng trong thời gian trên có nhiều người Pháp, Nhật, Mỹ đều muốn sử dụng tài năng của ông. Nhưng ông luôn nghĩ mình là người Việt Nam , cần phải làm gì cho Tổ quốc. Trong lúc nghiên cứu về nấm kháng sinh, ông đã tranh thủ lưu trữ được một số giống để sau này sẽ sử dụng khi về nước. Ông và khoảng 10 người Việt Nam nữa đã thành lập Hội Việt kiều tại Nhật Bản, ông được bầu làm Chủ tịch của Hội, tổ chức được một số hoạt động để đòi công nhận nền độc lập của Việt Nam. Trong những ngày du học tại Nhật Bản, tình cờ đọc được Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông bèn từ bỏ tất cả các công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc. Ông Nguyễn Song Tùng - một trong những người được Chính phủ cử đưa GS Đặng Văn Ngữ về nước chưa bao giờ thấy một khách bộ hành nào vượt Trường Sơn với hành lý kỳ lạ đến thế. Tháng 10 năm 1949, GS đi từ Nhật Bản qua Băng Cốc (Thái Lan), xuyên Lào rồi vượt dãy núi Trường Sơn để về tổ quốc. GS và bạn đồng hành đã vác bộ hàng chục kiện hàng đầy chai, lọ, nồi niêu, bình, ống nghiệm... Sau khi về nước, ông là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (cùng các giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng). Sau một thời gian làm việc ở Liên khu IV, năm 1955, ông là một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng và được đề cử làm Giáo sư Trường  Đại học Y - Dược khoa cùng các vị: Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Tùng...

Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn, ông đã tổ chức sản xuất được “nước lọc Penecillin” nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, “cơm không đủ no, áo không đủ mặc” nên bệnh tật có điều kiện phát sinh. Mặt khác, trong chiến đấu, bộ đội ta bị thương vong không phải ít. Vì vậy, thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh hết sức cần thiết, nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất được “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin , mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Người ta còn lưu được bài báo khoa học của GS Tôn Thất Tùng bằng tiếng Pháp: “Điều trị vết thương bằng nước Streptomycin và Penicillin” và các bài viết của ông nghiên cứu kháng sinh ở Việt Namnhư: Tăng gia men, nước bột ngô ngâm (1951) và Nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc. Chính ông đã cho thử 100 loại lá thảo mộc để tìm tính kháng khuẩn cho chúng. Khi về Hà Nội, ông còn tiếp tục mở rộng điều tra tính chống ký sinh trùng của chúng. Đó là cách kết hợp đúng đắn y học cổ truyền và hiện đại. Ông đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai trước đó làm được.

Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh vật Việt Nam , từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất vác- xin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và Uỷ ban khoa học Nhà nước trong suốt 10 năm liền trên một phạm vi rất rộng về bức tranh toàn cảnh ký sinh trùng miền Bắc. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố trong “15 năm ngành ký sinh trùng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1965)”.

Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hàng năm không biết bao người đã chết vì bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các miền, vùng đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành. GS Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hóa chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi An.sinensis - thủ phạm chính gây bệnh sốt rét tại đây và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh... các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công.

Ông nhanh chóng nhận ra rằng nếu không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể ngăn chặn được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc.Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự ''đi B'' với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung, Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức khoẻ và sinh mạng vì sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu biện pháp phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất vaccine chống căn bệnh quái ác này. Theo hồi ký của con ông thì chuyến đi này còn gắn kết một tình cảm muốn về thăm mẹ già lúc này tuổi đã cao và sức cũng đã yếu. Chuyến vượt Trường Sơn đó cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước Đặng Văn Ngữ. Chiều 1.4.1967, GS Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Thi hài ông nằm lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người đốn củi tìm thấy mộ ông với gói vải dù bọc hài cốt và một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: “Đặng Văn Ngữ 1-4-1967 .” Người ta cho rằng đây là hài cốt một người chiến sĩ vô danh nào đó nên đã đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sau này các con ông đã tìm được và đưa ông về yên nghỉ vĩnh hằng tại nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình.

Các học trò kính trọng GS Đặng Văn Ngữ không chỉ bởi lòng say mê khoa học mà đấy còn là một con người hết sức thuỷ chung với gia đình. Thầy Ngữ luôn có cặp lồng cơm đạm bạc tự nấu mang theo khi đi làm. Thầy còn làm cả nhiệm vụ của một người mẹ trong gia đình bởi vợ thầy đã mất vào năm 1954 khi thầy mới 44 tuổi.

    Khi còn sống, GS Đặng Văn Ngữ nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” thảng thốt đêm đêm thành “khó khăn khắc phục” để động viên học trò vượt qua những vất vả riêng để phấn đấu cho sự nghiệp chung. Đó cũng là lời khuyến khích lớp lớp thế hệ thanh niên ra sức học tập và rèn luyện.

 Theo truyền thống hàng năm của chuyên ngành Ký sinh trùng cả nước, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Cố Giáo sư - Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ các trường đại học, cao đẳng Y khoa, các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng lại tổ chức lễ tưởng niệm và hội nghị khoa học chuyên ngành. Tại Hà Nội, quận Đống Đa từ lâu đã có một con phố được vinh dự mang tên ông chạy dài từ ngã ba Phạm Ngọc Thạch tới hồ Xã Đàn. Đây là một con phố đẹp và có nhiều cửa hiệu kinh doanh sầm uất tới khuya. Tại các thành phố Hồ Chí Minh và Huế cũng có những phố mang tên ông. Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh chính là con trai của cố giáo sư Đặng Văn Ngữ.

PHẦN NẤM

Là một người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về nấm bệnh và nấm kháng sinh, ngoài phần viết các tài liệu giáo khoa, đào tạo cán bộ về nấm học, Giáo sư Đặng Văn Ngữ quan tâm nhiều đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học về nấm, một ngành rất mới mẻ ở Việt Nam.

Về nấm bệnh Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo công trình điều tra cơ bản về nấm, nhất là các nấm thuộc Epidermophyton Trichophyton. Nấm nội tạng Histoplasma capsulalum cũng được tiến hành điều tra với kháng nguyên histoplasmin. Các công trình điều tra cơ bản về men gây các bệnh viêm loét âm đạo được tiến hành với quy mở rộng. Những công trình điều tra cơ bản về nấm và men nói trên chưa phải đã kết thúc nhưng đã là những công trình đầu tiên góp phần quan trọng vào việc đánh giá tình hình các bệnh gây ra do men, nấm.

Để tạo cơ sở cho việc xây dựng ngành kháng sinh Việt Nam, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã sưu tầm và định loại các loại Peni illium Việt Nam. Một khóa định loại đầu tiên về Penicillium đã có góp phần xác định nhanh chóng giống và loài Penicillium thường gặp. Không những chỉ quan tâm đến nấm y học, Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã bỏ rất nhiều thời gian và sức lực nghiên cứu các loại nấm có giá trị dinh dưỡng hoặc có giá trị làm phân bón. Nhu cầu phát triền cơ thể của người Việt Nam đòi hỏi có nhiều chất dinh dưỡng cao, có như vậy mới cải tạo được sinh hoạt. Giáo sư Đặng Văn Ngữ tìm hiểu giá trị của các loại nấm, men có hàm lượng protit và vitamin cao. Giống Saccharomyces cereưisae được nghiên cứu nuôi cấy hàng loạt.

Nếu dùng các môi trường nuôi cấy cổ điển thì giá thành sẽ rất cao. Thực tế Saccharomyces chỉ đòi hỏi những môi trường nghèo là đã có thể sống được và phát triển. Giáo sư Đặng Văn Ngữ và các cộng tác viên đã nghiên cứu dùng bã mía, nước rỉ đường nuôi thành công Saccharomyces. Nấm dinh dưỡng được thí nghiệm nuôi mèo mới thôi bú và có thề bảo đầm đầy đủ chẩt dinh dưỡng và vitamin (thêm vitamin C trong chế độ nuôi).

Nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi nhiều phân bón. Ngoài việc nghiên cứu phân vi trùng lấy từ các giống Azotobacter Clostridium, Giáo sư Đặng Văn Ngữ còn nghiên cứu các giống nấm có khả năng phân hóa lân và bước đầu đã có những kết luận tốt trong thực nghiệm.

Cũng như các nghiên cứu giun sán đơn bào, côn trùng, các thảo mộc diệt nấm được nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong các thảo mộc, nổi bật lên một thảo mộc có giá trị: đó là lá trầu không (Piper bettle). Lá trầu không đã được chiết xuất ra một ancaloit lấy tên là Betlein. Ở lâm sàng, trầu không sử dụng dưới dạng nước sắc, cao, cồn thu được kết quả rất tốt đối với các bệnh nấm da, nấm tóc, nhiều lần kết quả nhanh và hơn hẳn các loại thuốc diệt nấm cổ điển.

Dùng nấm để trị bệnh là một phương pháp sinh yật học mới mẻ do Giáo sư Đặng Văn Ngữ đề xuất nghiên cứu. Một loạt các loạt nấm đã được tác dụng với giun sán đem lại kết quả đầu tiên trong phòng thí nghiệm và chưa phải đã kết thúc công trình, nhưng rất rõ về khả năng điều trị bệnh ký sinh trùng bằng nấm, sẽ có một triển vọng nghiên cứu tiếp tục.

Ở Việt Nam, bệnh hen là một bệnh dễ gặp. Nguyên nhân của bệnh hen có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân là do nấm thiên nhiên, đến một mùa nào đó xâm nhập cơ thể gây dị ứng. Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã chỉ đạo điều tra cơ bản nấm thiên nhiên. Trong các nấm đã phân lập được nổi bật lên vai trò của HormodendrumAlternaria đặt ra nghi vấn liên quan đến bệnh hen. Xúc tiến việc điều trị bệnh men bằng nguyên liệu trong nước, nghiên cứu về lá sòi cũng thu được kết quả tốt trong điều trị men âm đạo.

Giới thiệu hai công trình nguyên bản của Giáo sư Đặng VănNgữ

15 NĂM NGÀNH KÝ SINH TRÙNG HỌC Ở NƯỚC VIỆT NAM DCCH

Nước Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, ôn độ và ẩm độ trung bình cao quanh năm, miền núi thì nhiều khe suối, rừng rậm, đồng bằng thì nhiều ao hồ nước đọng. Đó là những điều kiện thuận lợi để các vật trung gian truyền bệnh ký sinh trùng và các loại ký sinh trùng phát triển. Hàng nghìn năm chế độ phong kiến không bao giờ nghĩ đến bảo vệ sức khỏe cho nhân dân Việt Nam. Trong gần 100 năm xâm chiếm đất nước Việt Nam, thực dân Pháp có đặt ra những Viện Pasteur ở Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, ở đấy có nghiên cứu các bệnh ký sinh trùng, nhưng mục đích cũng chỉ bảo vệ sức khỏe cho thực dân và quân đội viễn chinh Pháp, không đưa lại ích lợi trực tiếp gì cho nhân dân Việt Nam.

Chỉ sau Cách mạng Tháng 8, sau khi chính quyền đã thực sự vào tay nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, ngành ký sinh trùng mới thực sự được phát triển. Mỗi chuyên khoa của ngành đều vươn lên phát huy mọi sáng kiến, áp dụng mọi hiểu biết để phục vụ đời sống của nhân dân. Trong thời gian kháng chiến, điều kiện ấn loát khó khăn không cho phép có một tờ báo y học để đăng những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm chuyên môn về y học, tờ penicilline tập san xuất bản năm 1951 chỉ ra được số một.


Hình 2

Từ ngày hòa bình được lập lại, một ít công trình nghiên cứu y học được đăng vào tập san y học, một số công trình khác chỉ đánh máy thành 5 - 6 bản để trình bày thành luận án y khoa bác sĩ. Đại đa số các công trình nghiên cứu khác chỉ trình bày miệng, trong những buổi họp chuyên môn nhỏ hay trong các báo cáo công tác, báo cáo thi đua mà hiện nay khó sưu tầm đầy đủ được. Trong điều kiện tài liệu chuyên môn nghèo nàn như vậy, bài này nhất định sẽ phạm rất nhiều thiếu sót và chỉ nêu lên một phần rất nhỏ những thành tích nghiên cứu của ngành ký sinh trùng trong 15 năm qua.

NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT

Sốt rét

Trong điều kiện địch bao vây nhập nội thuốc men một cách nghèo ngặt, vấn đề y học cấp bách trước mắt là phải tìm ra những thứ thuốc điều trị sốt rét là bệnh mà nhân dân mắc nhiều nhất trong các chiến khu. Quân y ở chiến trường Việt Bắc đã chế lá thường sơn (Dichroa febrifuga) thành những viên thuốc đem phát cho quân đội bị sốt, mỗi ngày phải uống đến hàng 30 viên mới cắt được cơn sốt. Nhưng những năm cuối cùng của kháng chiến, phòng bào chế quân y đã sản xuất được các tinh thể Dichroin alpha, beta, gamma.

Ở Nam Bộ, sốt rét được điều trị bằng cấy filatov lách hoặc tiêm với liều lượng cao (10 ml) filatov lách. Phương pháp điều trị này không những cắt cơn sốt một cách nhanh chóng, diệt hết ký sinh trùng trong máu bệnh nhân, mà còn làm lách sưng co lại một cách rõ rệt và chống được tái phát của bệnh sốt rét. Những kết quả bất ngờ trên chỉ có được khi dùng filatov lách và tốt nhất là lách trâu bò; filatov làm với phủ tạng khác hoặc lách dê, chó không có công hiệu bằng.

Hòa bình được lập lại, thuốc điều trị sốt rét được dồi dào hơn. Các loại thuốc akrikin, plasmocid, bigumal của Liên Xô, paludrin của Trung Quốc được sử dụng và thí nghiệm trên một quy mô rộng lớn bằng nhiều liều lượng và phương pháp điều trị và dự phòng khác nhau. Phương pháp điều trị toàn dân bằng năm ngày akrikin (0,30g) và plasmocid (0,04g) có khả năng làm giảm tỷ lệ sốt rét nhanh, nhưng nếu không phối hợp thuốc điều trị tập thể với các hình thức diệt muỗi thì sau khi ngừng phát thuốc, bệnh trở lại như trước. Paludrin dùng điều trị tập thể không có kết quả tốt bằng akrikin, plasmocid.

Paludrin dùng để điều trị tập thể mỗi ngày 0,30g trong năm ngày liên tiếp, sau mỗi tuần uống 0,40g làm hai lần, làm hạ số người sốt rét trong tháng đầu xuống còn 1/3, các tháng sau mức sốt không xuống thêm được nữa. Tác dụng quinocid, một loại 4-aminoquinolein do Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Mạc Tư Khoa tổng hợp đã được nghiên cứu trên bệnh nhân mang Plasmodium vivax ở nhiều địa điểm đã được bảo vệ bẳng DDT: Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Ninh Bình, kết quả giống nhau.

Ở Ninh Bình, thấy quinocid có khả năng diệt thể ngoài hồng cầu của ký sinh trùng sốt rét, nhưng các địa điểm khác thì thấy thuốc không có tác dụng, sau nhiều lần điều trị bằng quinocid, bệnh nhân vẫn còn những cơn tái phát. Tỷ lệ tái phát không ít hơn những bệnh nhân không uống thuốc.

Chloridin, một loại pyrimethamin Liên Xô cũng được sử dụng trong một vùng sốt rét, đa số do P,falciparum; thuốc có khả năng giảm tỷ lệ ký sinh trùng trong 3 tháng đầu, nhưng dần dần chỉ số ký trùng trở nên cao hơn trước khi dùng thuốc.Trong thời gian kháng chiến, hàng triệu nhân dân ở vùng đồng bằng chưa được miễn dịch đối với bệnh sốt rét đã chuyển lên vùng núi trong vùng sốt rét nặng, thuốc sốt rét lại khan hiếm, tuy vậy không xảy ra một vụ dịch sốt rét nào. Ngược lại những nơi trước đây có tiếng là sốt rét nặng, sau 8 - 9 năm kháng chiến, đã trở thành những vùng tương đối lành. Đó là nhờ cán bộ trong và ngoài ngành y tế đã nêu gương và phát động được phong trào diệt muỗi chống đốt trên một quy mô rộng lớn.

Trong công tác chống sốt rét, trong thời gian kháng chiến, quân đội và nhân dân, dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế đã phát huy nhiều sáng kiến để diệt muỗi. Một phương pháp diệt muỗi có hiệu quả nhất và được áp dụng nhiều các tập thể là phương pháp diệt muỗi bằng đuốc, khua khắp nhà vào lúc 6-7 giờ tối. Quân đội cũng phát huy được nhiều dụng cụ hun khói để diệt muỗi. Một sáng kiến được áp dụng nhiều nhất là hun khỏi bằng ống nứa. Khói của trên 482 loại thảo mộc đã đưọc thí nghiệm trong đó khói của 10 loại có tác dụng giết muỗi: Nicotinia tabacum (thuốc lá), Dipsacus asper (túc đoạn), Ruellia lorentzlana (thăng mã), Breynia jructicosa (bồ cu vẽ), Hibiscus sagitifolius (sâm bố chinh) Ocimum sanctum (lả cứt lợn), Croton sp (trong đuôi lươn), Acorus gramineus (xương bồ) và lá cúc áo (không biết tên khoa học).

Bột lá cũng đã được thí nghiệm để tìm tác dụng diệt bọ gậy. Trong 483 loại thí nghiệm, cỏ 21 loại có tác dụng, trong số đó có những thứ như Millettia ichthyochtona (quả mát), Crotalia str cta (muồng phân xanh), lndigofera tinctoria (chàm nhuộm), Lilium longiflorum (loa kèn trắng), Nicotinia tabacum (thuốc lá) là những thứ dễ kiếm. Trong công trình nghiên cứu khả năng ăn bọ gậy của các loại cá, thấy 3 loại cá ăn bọ gậy nhiều nhất là cá thia đá (Macopodus),vàng (Cyprinus) và cá rô phi (Tilapia mossambica). Cá rô phi chỉ ăn bọ gậy khi còn nhỏ, dài quá 5cm thì không ăn bọ gậy nữa.

Hòa bình được lập lại, vấn đề cấp bách vào bậc nhất là điều trị sốt rét cho nhân dân để khôi phục sức khỏe hao mòn trong kháng chiến, đặc biệt ở những vùng rẻo cao. 15 đội rồi 24 đội chổng sốt rét đã được thành lập đề đi khắp các miền, phát thuốc sốt rét cho nhân dân: số thuốc đã được phát không cho nhân dân năm 1955 là 48 triệu viên. Toàn bộ thuốc sốt rét dùng trong mấy năm 1955-1958 đều do Liên Xô viện trợ.

Để chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt sốt rét, những cuộc điều tra rộng lớn về sốt rét đã được tiến hành về cả ba mặt: lách, máu và muỗi truyền bệnh. Dựa trên kết quả điều tra, phối hợp với tình hình địa dư và thời tiết, một bản đồ phân định vùng sốt rét miền Bắc Việt Nam đã được xây dựng.

Để nghiên cứu mùa truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam những trạm, nghiên cứu đã được thành lập ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Thái Bình, Ngọc Lạc, Ninh Bình, Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho biết tác dụng rõ rệt của mùa mưa đến, bệnh sốt rét những nơi và sau những tháng cường độ mưa trung bình trên 20mm 1 ngày, đủ để trôi bọ gậy ở các khe suối, bệnh sốt rét giảm xuống một cách rõ rệt. Đợt sốt rét cao nhất hàng năm vào tháng 4 tháng 5. Về phương diện muỗi truyền bệnh sốt rét, vai trò chủ yếu của A. minimus được xác nhận. Vai trò của A. vagus trước đây coi như không truyền được bệnh sốt rét ở Việt Nam cần được xét lại.

Nghiên cứu phân phối An. minimus và tỷ lệ sốt rét theo độ cao ở khu Tự trị Thái Mèo, thấy vùng nhiều An. minimus nhất cũng là vùng tỷ lệ sốt rét cao nhất ở độ cao từ 200 đến 400 thước, ở các cao nguyên trên 1000 thước, An. minimus rất ít và tỷ lệ lách, máu cũng rất thấp. Vai trò truyền bệnh vùng bề của An. subpictus cũng được xác nhận trên cơ sở theo dõi tuổi muỗi bằng phương pháp Polovodova-Detinova. Ảnh hưởng của các phong tục tập quán khác nhau đến sự lưu hành của bệnh sốt rét, ảnh hưởng ngược lại của bệnh sốt rét đến tình hình thọ yếu đã được nghiên cứu đối với nhiều dân tộc thiểu số ở khu Tự tri Thái Mèo.

Cuối năm 1957, một thí điểm tiêu diệt sốt rét bằng phương pháp phun DDT trên một quy mô rộng lớn phối hợp với thuốc điều trị, đã được tiến hành trên toàn tỉnh Thái Nguyên. Theo dõi kết quả thí điểm ấy đã đưa lại một số nhận định làm cơ sở cho kế hoạch tiêu diệt sốt rét đã được Chính phủ thông qua năm 1958.

DDT phun ở mặt trong các tường nhà từ 2 thước trở xuống, và ở chuồng gia súc, trên một vùng rộng lớn, mỗi năm một lần vào cuối mùa đông, có khả năng tiêu diệt được bệnh sốt rét ở Việt Nam. Tỷ lệ sốt rét giảm xuống một cách đột ngột ngay 6 tháng sau khi phun DDT đợt đầu (tỷ lệ ký sinh trùng từ 19,3% xuống 1,7% ở vùngIV). Liều lượng DDT phun thấy có kết quả là 2g/m2, nhưng có nhiều vùng chỉ phun lg/m2 cũng vẫn có kết quả tốt.

Trong các loại đất dùng để trát tường hoặc sơn tường, chưa thấy có loại làm hỏng DDT như Ấn Độ. DDT trộn với 2 loại đất màu lấy từ Vĩnh Linh, sau hơn 1 năm vẫn không mất tác dụng. Hiện nay phương pháp tiêu diệt sốt rét bằng phun DDT đã được mở rộng sang các tỉnh Hòa Bình, Châu Điện Biên, Châu Mộc Châu, miền tây Thanh Hóa, toàn tỉnh Nghệ An, và khu vực Vĩnh Linh. Tất cả các công nông trường, lâm trường xí nghiệp ở miền núi đều được bảo vệ bằng phun thuốc DDT, các đường giao thông chính lên khu Tự trị Thái Mèo cũng được phun thuốc DDT. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1960, dân số được bảo vệ bằng DDT lên đến 1 triệu người.

Theo chủ trương của Bộ Y tế, song song với việc tiêu diệt sốt rét bằng DDT, tất cả các huyện ở miền Bắc đều có một xã thí điểm tiến hành công tác chống sốt rét bằng hình thức nhân dân, áp dụng những phương pháp đập muỗi, bắt muỗi, hun khói, chống muỗi đốt và diệt bọ gậy bằng nắn suối, nuôi cá, thả bột lá, v.v...

Trong các vụ dịch st rét xảy ra ở Tân Thanh (Bắc Ninh), Chèm (ngoại thành Hà Nội) và Nghi Lộc (Nghệ An), muỗi truyền bệnh đều là A.minimus. Vai trò của các bè nứa trong việc chuyền muỗi A. minimus từ miền ngược đến đồng bằng được xác định. Dịch sốt rét ở đồng bằng thường xảy ra cuối mùa hè (tháng 9, thảng 10) sau khi nước các triền sông lên cao, có khả năng chuyền nhiều bè nứa, bè gỗ, từ miền núi về xuôi một cách nhanh chóng.

Ở Bẳc Ninh, muỗi A.minimus đã thích ứng với điều kiện đồng bằng và trở thành một giống có khả năng sinh sản quanh năm trong các bề nước mưa chuyển vùng dịch sốt rét thành một vùng sốt rét lưu hành. Chủng loại này đã lan dần đến 1/3 diện tích tỉnh Bắc Ninh. Phần lớn muỗi thích ứng được với vùng đồng bằng thuộc biệt chủng A. minimus varuna.

3năm 1958 - 1960 là những năm chuần bị cán bộ cho đợt tấn công tiêu diệt bệnh sốt rét (1961 - 1965). Tất cả các y sĩ trưởng phòng trong huyện ở miền núi đều được học thêm một tháng về phương pháp tiêu diệt bệnh sốt rét. Ở tất cả các xã ở miền núi đều có đào tạo 1 hoặc 2 y tá xã lãnh đạo được công tác tiêu diệt sốt rét trong xã và có nhiệm vụ đào tạo 1 - 2 vệ sinh viên làm công tác sốt rét mỗi xóm.

Các nguyên sinh động vật đường ruột

Năm 1957 trên 2456 phân khám trực tiếp ở 16 tập thể trong 16 tỉnh ở miền Bẳc, thấy tỷ lệ mang thể sinh thực Entamoeba dysenteriae là 0,44% ; bào nang Entamoeba dysenteriae: 2,48% ; bào nang E. Coli: 2,20% ; thể sinh thực Giardia intestinalis: 0,16%; thể bào nang Giardia intestinalis: 0,48%, thể sinh thực Trichomonas intestinalis: 85% và Chilomastix mesnili: 0,4%.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, cảm tưởng trong y giới là ở Việt Nam, đa số bệnh kiết lỵ là do amip gây nên ; hiện nay thì ngược lại, đa số bệnh kiết lỵ là do trực trùng Shigella. Trong 599 ca mổ tử thi ở bệnh viện Tiệp Khắc Hải Phòng từ tháng 5 đến tháng 12-1959 chỉ tìm thấy có ca có loét đại tràng do amip. Tất cả 4 ca đều có áp xe gan. Tỷ lệ áp xe gan do amip cũng ít hơn so với các tài liệu trước Cách mạng (80%). Trong 54 áp xe gan thấy ở tử thi mổ từ 1956 ở bệnh viện Bạch Mai, chỉ có 15 ca do amip (27,8%). Trong các áp xe gan nói trên do amip, mủ có màu nâu sô-cô-la trong một trường hợp; tất cả các trường hợp khác mủ trắng đặc hoặc xanh.

Điều tra bệnh Toxoplasma bằng phản ứng nội bì với toxoplasmin và phản ứng kết hợp bổ thể tỉnh chứng minh ở Việt Nam có bệnh ấy. Tỷ lệ phản ứng dương tính là 8,9% trong số phụ nữ có sẩy thai so với tỷ lệ 2,5% trong số phụ nữ không sẩy thai và tỷ lệ chung trong nhân dân miền Bắc là 2,9%.

Làm phản ứng kết hợp bổ thể với kháng nguyên Toxoplasma gondii trên 16 loại súc vật, thấy cho, trâu, thỏ, lợn, 3 loại khỉ Macacca assamensis, M.mulataM. artoides có một số có phản ứng dương tính. Bò, mèo tất cả 12 loại chim thử đều cho phản ứng âm tính. Điều tra đế tìm Trichomonas vaginalis trong 511 phụ nữ đến khám phòng khám bệnh Sinh Từ (Hà Nội) thấy tỷ lệ mang trùng roi là 11,54%, tỷ lệ tương - đối thấp so với tài liệu các nước khác.

GIUN SÁN

Những tài liệu và tỷ lệ giun sán trước kháng chiến đều dựa trên những con số xét nghiệm các bệnh viện. Chỉ sau khi hòa bình lập lại mới có những cuộc điều tra trong nhân dân. Tất cả các tài liệu điều tra đều xác nhận tình hình nhiễm giun một cách khủng khiếp trong nhân dân ta.

Tỷ lệ trung bình có trứng giun trong phân là 86%, trong số ấy 72% giun đũa (Ascaris lumbricoides), 65% giun tóc (Trichuris trichiura), 37% giun mỏ. Nếu dùng phương pháp phong phú trứng thì tỷ lệ nhiễm trùng giun mỏ lên đến 83,38%.

1.Giunđũa(Ascaris lumbricoides).

Vùng đồng bằng là vùng có tỷ lệ cao nhất từ 90 đến 97,23% ; vùng núi, tỷ lệ mắc giun đũa chỉ còn 53,96%. Trẻ em dưới 1 tuổi mắc giun đã lên đến tỷ lệ chung 20,92% (ở đồng bằng: 42,85%). Từ 8 tuổi đến 14 tuổi, tỷ lệ cao nhất trung bình 94,52%, ở nhiều vùng 100%.

Tỷ lệ tìm thấy giun đũa trong các tử thi mổ ở bệnh viện Tiệp Khắc Hải Phòng là 55,8% đối với trẻ em dưới 15 tuổi, và 52,1% đối với người lớn; tuổi tử thi trẻ nhất có mang giun đũa là 11 tháng.

Tìm trứng giun đất, trung bình trên 0,5m2 vùng đồng bằng, quanh nhà 6, 7 trứng giun đũa, ruộng có 1 trứng, ở vùng núi, trên 0,5m2 đất quanh nhà có 9,2 trứng giun, và ở vùng bề, trên 0,5m2 có đến 59,6 trứng. Những con số này không phù hợp với tỷ lệ nhiễm giun của người ở mỗi vùng có thể vì không phải tất cả trứng tim ở đất đều là trứng giun đũa Ascaris lumbricoides người.

Ở rau sống, trong 75 lần xét ngliiệm, 62 lần thấy được các loại trứng giun (82,6%) (16 lần giun đũa, 46 lần giun mỏ).

Trong mỗi lít nước hồ ao một điểm ngoại thành Hà Nội thấy có từ 1 đến 17 trứng giun đũa. Những thí nghiệm theo dõi các hố ủ phân cho biết với phương pháp ủ phân hiện nay của nhân dân, nhiệt độ không lên đủ để giết trứng giun đũa mà có phần giúp cho trứng giun phát triển nhanh hơn.

So sánh tác dụng các loại thuốc điều trị giun, thuốc tác dụng tốt nhất đối với giun đũa là Kênopod với liều lượng l,5ml và tẩy với 30- 40ml dầu thầu dầu tẩv được giun với tỷ lệ 100% ra giun. Thứ đến là Xantonin 0,40g uống làm 4 lần trong 2 ngàv và có tẩy với 30g Mg sunfat: 98,76% ra giun. Hexyl resorcinol với liều lượng l,20g và có tẩy bằng Na sulfate hay Mg SLilíat cho kết quả 89,70% ra giun. Piperazin phosphat với liều lượng 3,20g mỗi ngày chia làm 3 lần uống 1 giờ sau bữa ăn, uống 2 ngày liền và khônq uống thuốc tẩy cho kết quả 81,2% ra giun. Phương pháp dùng dưỡng khí cho vào tả tràng với liều lượng 1,500 lít cho kết quả 70,50% ra giun.

Nghiên cứu phương thức sử dụng dầu Kênopod với những liều lượng khác nhau và tránh dùng thuốc tẩy để khỏi ảnh hưởng đến sản xuất, thây cho dầu Kênopođ với liều lượng l,50g trong năm ngàv liền và không dùng thuốc tâyy vẫn không gây một triệu chứng gì do ngộ độc xảy ra. Đề tìm tác dụng chống giun trong ống kính, 67 loại thảo mộc đã được thử và 7 loại có công hiệu:Piper betle, Carica papaya, Calotropis gigantea, Acronychia lamifolia, Parthenium hysierophorus, Artabotrys odoratis- simusAcorus calamus.

Lá đu đủ (Carica papaya) có công hiệu trong ng kính mạnh nhất, đã được thí nghiệm trên lợn và có nhiều công hiệu tẩy giun lợn. Papain tinh khiết từ nhựa quả đu đủ, có công hiệu lớn trong ống kính, nhưng những thí nghiệm trên làm sàng chưa đưa lại kết quả tốt. Vai trò của giun đũa trong bệnh cấp tính đường ruột đã được nêu lên trong nhiều báo cáo :

Tổng kết 435 ca tắc ruột vào Bệnh viện Phủ Doãn từ 1936-1956 thấy có 26 ca tắc ruột là do giun, tỷ lệ 5,97%. Phần nhiều số giun làm tắc ruột lên quá 200 con. Từ 1959-1960, ở Bệnh viện Phủ Doãn có đến 58 ca tắc ruột vì giun, đa số ở trẻ em từ 10 thảng đến 15 tuổi. Một em mang 1.028 giun.

Phương pháp chẩn đoán tắc ruột vì giun tốt nhất là bằng chiếu X-quang 3 giờ sau khi uống 1 thìa sữa baryte. Nếu thấy giun, có thể cho tẩy bằng dầu thầu dầu có Kenopod trong đó có thêm sữa baryte để theo dõi kết qụả X quang. Giun đũa chui vào ống mật trong hoặc ngoài gan có thể gây những cơn đau dữ dội, đòi hỏi phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Các biến chứng phẫu thuật do giun đũa gây nên xảy ra nhiều nhất vào tháng 4 âm lịch.

Trong 49 tử thi trẻ em dưới 15 tuổi có giun đũa, 5 ca nguyên nhân chết là do giun đũa (10,2%). Trong 128 tử thi người lớn chết có giun đũa, 5 ca chắc chắn chết vì giun đũa, 5 ca khác chết cũng vì giun đũa.

Tác hại giun đũa thường hay gây nhất là viêm ống mật trong gan. Trong 15 ca chết ở bệnh viện Hải Phòng do giun đũa, 12 ca giun đũa gây viêm ống mật trong gan. Trong 74 ca sỏi ở ống mật ở Bệnh viện Phủ Doãn, 19 lần thấy có giun đũa lẫn với sỏi. Ngoài ống mật, còn 3 lần thấy giun trong gan. Phần nhiều phù tụy hay đi đôi với sỏi ở ống mật; trong trường hợp ở ống mật có sỏi lại có thêm cả giun thì tỷ lệ tử vong do phù tụy lên cao hơn (50%).

Giun đũa là một nguyên nhân quan trọng trong bệnh lý áp xe gan gặp ở Việt Nam. Áp xe gan do giun đũa thường gặp trẻ em từ 3-9 tuổi. Giun đũa còn gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột và gây lồng ruột, viêm phúc mạc. Tống kết 34 ca viêm phúc mạc do mật ở Bệnh viện Phủ Doãn từ năm 1936-1956 thì đã có 9 ca (26,4%), có giun ở túi mật (2 ca) hoặc ống mật (7 ca). Ở Bệnh viện Tiệp Khắc Hải Phòng, có một ca mổ tử thi tìm thấy một con giun cái ở tâm thất phải, giun đã đẻ trứng và trứng giun làm tắc huyết quản ở phổi.

Giun đũa và lao ruột hay phối hợp. Tỷ lệ giun đũa ruột có lao (loẻt ở ruột hay lao hạch màng treo) là 76,1% so với tỷ lệ 55,8% ở ruột thường trẻ em, 52,1% ruột thường ngưòi lớn. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh loét tá tràng rất cao, một trong những nguyên nhân là tỷ lệ giun đũa rất cao. Hiện tượng viêm phổi cấp tính và chóng khỏi thường thấy Việt Nam có thề cũng do giun đũa gây nên trong giai đoạn ấu trùng lên phổi.

2. Giun tóc Trichuris trichiura

Tỷ lệ và phân phối của giun tóc theo vùng và theo loại đi song song với giun đũa ở tất cả các tài liệu điều tra. So sánh tác dụng các loại thuốc giun đối vói giun tóc, thấy tỷ lệ tẩỵ được giun như sau: dầu Kenopod 26,25%: Santonin 9,09%. Hexyl resorcinol 32%, Piperazin 11,54%, dưỡng khí 11,37%.

3. Giun móc/ mỏ.

Ở Việt Nam có hai loại giun móc mỏ Ancylostoma duodenale Necator americanus, nhưng nói chung trong các thống kê không phân biệt được hai loại ấy. Tỷ lệ nhiễm giun mỏ chung ở vùng đồng bằng là 42,31%, ở vùng núi 58,09% và cao nhất là ở bãi bể 74%.

Nghiên cứu hội chứng tim mạch trong bệnh thiếu máu kinh niên do giun mỏ, thấy 73% bệnh nhân thuộc nữ giới từ 20-40 tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất tiếng thổi tâm thu ở động mạch phổi, khi số hồng huyết cầu xuống tới dưới 2 triệu, nhưng điện tâm đồ là phương pháp chắc chắn nhất để phát hiện bệnh sớm. Sau khi điều trị giun bằng tetrachlorethylen và điều trị thiếu máu bằng sunfat sắt, vitamin B, C, tinh chất gan v.v... các triệu chứng suy tim mất dần. Để có thể tổ chức điều tra giun mỏ trên một quy mô rộng lớn, phương pháp chẩn đoán giun mỏ bằng cách làm phản ứng qua da với kháng nguyên giun móc chó Ancylostoma canimun đã được nghiên cứu và thấy có thể áp dựng rộng rãi trên thực tế: chỉ có 10% phản ứng dương tính giả hiệu, không có phản ứng âm tính giả hiệu so với kết quả xét nghiệm phân và đảm bảo chính xác trong 89,4% trường hợp.

So sánh tác dụng của các loại thuốc tẩy giun đối với giun móc/mỏ thấy tỷ lệ tẩy hết giun (bằng kiểm tra lại trứng ở phân) như sau: Santonin (1,1%), Hexyl resorcinol (18,05%), Piperazine (11,11%), dưỡng khí (10,81%), dầu Kenopod (24%). Và tùy tác dụng không đầy đủ như đối với giun đũa, dầu Kenopod vẫn công hiệu hơn tất cả các loại thuốc giun khác.

4. Giun lươn Stronqyloides stercoralis

Tỷ lệ giun lươn rất thấp so với giun mỏ. Khám nghiệm 2456 người nhiều vùng khác nhau, chỉ tìm thấy 35 ca, tỷ lệ 1,42%. Những vùng có giun lươn, phần lớn là vùng đồng bằng (Hà Nội, Đồ Sơn, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Đông, Quảng Yên, Phú Thọ, Thanh Hóa).

5. Giun kim Oxyuris vermicularis

Muốn tìm tỷ lệ nhiễm giun kim chính xác, cần có một kỹ thuật khám nghiệm tốt. Trước đây, trong thời kỳ Pháp thuộc, bệnh giun kim coi như xứ ta không có, tỷ lệ từ 0,1-1%. Nhưng với phương pháp xét nghiệm bằng giấy bóng kính sau ngày hòa bình lập lại, chúng ta thấy tỷ lệ giun kim xứ ta rất cao. Trong số 4.221 trẻ em ở nội ngoại thành Hà Nội từ 1 tháng đến 15 tuổi có 1.804 em mang giun kim, tỷ lệ 42,73% (nếu loại số trẻ em dưới một tuổi không có giun kim thì tỷ ]ệ là 44,9%).

Trẻ em 11 tháng trở xuống (117 trẻ) không em nào mắc bệnh. Từ một tuổi trở lên, càng lớn càng nhiễm nhiều, cho đến 10 tuổi, tỷ lệ nhiễm giun lên mức tối đa 52,23%, sau đó thì xuống đến 15 tuổi còn 43,16%.

So sánh các phương pháp và liều lượng piperazin để điều trị giun kim, thấy có thể thống nhất liều lượng là 0,250 mg (tính theo hydrate piperazin) mỗi tuổi mỗi ngày trong 7 ngày liền; 14 ngày sau liều cuối cùng cho xét nghiệm trứng, nếu còn thì cho uống thêm 1 đợt. Với liều lượng trên, kết quả tẩy giun sau một đợt là 98,63%.

6. Giun ch

Khám máu cho 1.058 bệnh nhân nằm trong bệnh viện của 9 tỉnh ở miền Bắc năm 1959 thấy 1,85% nhiễm ấu trùng giun chỉ. Con số này rất thấp so với tỷ lệ 7,2% của Gailiard năm 1937 và 4,96% của Mathis và Leger năm 1911, có thể là do phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân ta cao hơn trong thời kỳ Pháp thuộc.

Nếu khám từng địa phương thì có địa phương tỷ lệ cao hơn nhiều. Ở Hải Dương, tỷ lệ người mang ấu trùng là 15%, ở Thọ Xuân, Thanh Hóa 10%, ở Tân Thanh, Bắc Ninh 25%, Văn Lâm, Hải Dương 12,9%. Cùng ở một vùng, muỗi mang ấu trùng thay đổi tùy theo mùa, mùa nực (tháng 9) tỷ lệ người mang ấu trùng cao 15% lúc ấy số muỗi bắt được trong nhà cũng nhiều hơn. Mùa đông, tỷ lệ người mang ấu trùng xuống 4,7%, số muỗi bắt được ở nhà cũng ít hơn rất nhièu.

Tỷ lệ mang giun chỉ nhiều nhất ở nhóm tuổi 21-25 tuổi. Tỷ lệ mang chân voi tăng dần theo tuổi. Trong da chân voi có thể cô lập được vi trùng Staphylccoccus aureus và Streptococcus hemolyticus, nhưng có thể đó là vi trùng thứ nhiễm. Nguyên nhân của hiện tượng da voi là phản ứng dị ứng đối với kháng nguyên ấu trùng giun chỉ. Trong 13 loại muỗi mổ chỉ cỏ 3 loại mang ấu trùng giun chỉ Culex fatigans (W. Bancrofti), Mansonia longipalpisMansonioi-des imiformis (B. malayi).

7. Giun xoắn.

Bệnh giun xoắn Trichinella spiralis chưa được phát hiện Việt Nam. Năm 1959 tổ chức điều tra trên 500 lợn ở các nơi đưa đến mổ tại Hà Nội, không thấy ấu trùng giun xoắn.

8. Sán dây.

Toeniarhynchus saginata (sán bò) là loại sán dây thông thường nhất ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh chưa được điều tra có hệ thống nhưng có thể ước lượng vào 2% vùng đồng bằng. Toenia solium ít thấy hơn nhiều, có thể vì bệnh khó phát hiện hơn.

Cả hai loại bệnh sán dây đều có thể phát hiện được bằng phản ứng qua da,dùng nước thân sán sán bò hay nước bọc gạo làm kháng nguyên. Điều trị sán dây bằng hạt cau phối hợp với hạt bí thấy có kết quả tốt. Nhưng phương pháp đơn giản nhất vẫn là acrikin, 6 viên uống buổi sáng bụng đói và uống thuốc tẩy 1 giờ sau.

Một ca Dipylidium caninum được phát hiện ở một em bẻ 3 tuổi. Đó là ca đầu tiên sán ấy ở Việt Nam.

Bệnh gạo ở người do ấu trùng Cysticercus cellulosae càng ngày càng được phát hiện nhiều. Phương pháp chẩn đoán gạo dưới da đơn giản và chính xác nhất là làm sinh thiết rồi khám nghiệm ngay hạt gạo đề tìm đầu sán. Đối với bệnh gạo ở sâu và ở thần kinh trung ương, phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng qua da dùng nước lọc Cysticercus celluloiae làm kháng nguyên chính xác nhất sau khi đã loại được giả thuyết bệnh sán dây bằng cách xổ sán.

Bệnh sán nhái Sparganose oculaire trước cách mạng, nhân dân ta hay mắc vì dùng nhái đắp vào mắt đề điều trị bệnh đau mắt vì trong nhái có ấu trùng của sán dây Diphylobothrium mansoni. Hàng năm có đến chừng 40-50 bệnh nhân đến ở bệnh viện chữa mắt. Từ khi hòa bình được lập lại, nhất là trong 3 năm 1956-1958, số bệnh nhân càng ngày càng ít, năm 1957 chỉ đến có 7 bệnh nhân.

9. Sán lá.

Trung bình ở nhiều tỉnh miền Bắc, năm 1957 tỷ lệ dưới 1%. Tỷ lệ sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis năm 1957 như sau: Hà Nội (1,39%), Thanh Hóa (0,80%), Sơn Tây (1,1%). Tỉnh có tỷ lệ cao nhất là Hải Dương (4,9%). So với tỷ lệ chung trong thời kỳ Pháp thuộc, tỷ lệ bệnh sán có giảm xuống rất rõ rệt: Hà Nội năm 1937 (8,16%), (Galliard và Đặng Vãn Ngữ), Hà Đông năm 1911: 53% Hà Nam 56% (Mouzels). Phương pháp điều trị có kết quả tốt nhất là Nivaquine.

Hai ca Fasciola gigantica được thấy lần đầu tiên ở người Việt Nam. Ca đầu thấy sán lá gan sau khi mổ tử thi: sán lá rất nhiều, hủy hoại toàn thể khối gan, nhưng tất cả đều chưa phát triển đầy đủ, sán chỉ dài trung bình 2-3 cm. Ca thứ hai là một ca sán lá di chuyển gây áp xe ở bụng chân và ra ngoài theo mủ (lạc chỗ).

Trường hợp gặp Fasciolopsis buski rất hiếm ở miền Bắc Việt Nam, phần nhiều là gặp trong lúc mổ tử thi và chỉ thấy một vài con.

Bệnh sán lá phổi do Paragonimus ringeriở Việt Nam được nêu lên từ năm 1917, nhưng từ năm ấy lại không có tài liệu nào nói đến nữa. Năm 1957, một loạt 13 ca sán lá phổi lại được phát hiện ở bệnh viện A và ở phân viện 7. Đa số bệnh nhân là cán bộ miền Nam tập kết.

Ở Việt Nam, phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá phổi tiện lợi nhất là làm phản ứng nội bì hay qua da với kháng nguyên sán lá ruột Fasciolopsis buski, vì sán lá ruột có thể kiếm rất dễ ở ruột lợn; kháng nguyên F. buski gây phản ứng chéo với sán lá phổi nên có thể dùng để phát hiện bệnh sán lá phổi sau khi đã khám phân và loại được trường hợp mắc sán lá ruột. Nhiều trường hợp thấy trứng sán áp xe hàm, áp xe chỏm tai chỉ có thể nghi là sán Paragonimus sp. vì không tìm thấy sán trưởng thành.

10.Sán máng

Ở miền Nam Trung Quốc có bệnh sán máng Schistosoma japonicum, nhưng bệnh ấy chưa bao giờ được phát hiện ở Việt Nam. Năm 1958, hai đoàn điều tra sán máng được tổ chức để phát hiện bệnh ấy ở vùng biên giới Việt Hoa đưa đến kết luận rằng dứt khoát bệnh ấy không có ở miền Bắc Việt Nam. Loại ốc Oncomelanici vật chủ phụ truyền bệnh cũng chưa bao giờ tìm thấy ở Việt Nam.

Nông dân ở nhiều vùng ruộng nước có thả vịt thường mắc một bệnh viêm da khi lội xuống ruộng để canh tác. Bệnh ấy do vĩ ấu trùng của sán máng vịt, Bilharzia kobayashi chui vào da gây nên. Vật chủ chính là vịt và vật chủ phụ là Radix ovaLa.

TIẾT TÚC

1.Ve Ixodidae

Điều tra trong 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam, thấy ở tất cả các tỉnh và tất cả loại gia súc được điều tra (bò, trân, chó, lợn, ngựa, mèo, gà) đều có mang các loại ve. Hai loại thường gặp nhất là Boophilus ammlatus (58%) và Hemophysalis corinigera 25%, cả hai đều hay gặp nhất ở bò, trâu, ngựa. Ngoài ra còn các loại H. bispinosa, H. pápuana, H. warburtoni, H. noualguineae, H. cuspidata, H. vuellingtoni, Rhipicephalus sanguineus, Dermacenịor auratusAmblyomma testudinarium.

Boophilas thấy quanh năm bò, trâu, ngựa. Các loại Hemophysalis, AnblỵommaRhipicephalus bắt đầu xuất hiện vào tháng 4 và nhiều nhất vào tháng 5-6 (Hà Giang) 6-7 (Lào Kay).

Trong 974 con vật gậm nhấm và ăn sâu có 45 con (5%) mang các loại ve: Ixodes,Hoemophysalis, Rhipicephalus, thể ấu trùng hay thiếu trùng, Varuna salvator tìm thấy nhiều Aponomma crassipes và ở một con rắn hổ mang Naja hannah, tìm thấy Aponomma gervaisi, ở chim sáo vùng Cẩm Phả thấy nhiều thiếu trùng Hemophysalis, ở dơi và rắn, mối có thiếu trùng Boophilus.

rừng, trong đất cát hoặc ở cây cỏ, hoặc bám vào người tìm thấy các loại sau:H. cornigera, H. bispinosa,. H. papuana, H. novalguineae, H. spinigera, H. cupidata, Amblyomma testudinarium, Dermaceiitur auratus, Ixodes grandatus, Hemophysalis (ấu trùng và thiếu trung), Rhipicephalus (ấu trùng và thiếu trùng), Amblyommci (thiếu trùng), Ixodes (thiếu trùng và ấu trùng).

2. Bét Gamasoidae

Chuột Việt Nam mang rất nhiều bét (Gamasoidae), số bét trung bình mỗi con là 44, có con mang đến 1.200 con. Chuột nhà mang nhiều bét hơn chuột rừng. Mùa nào cung có nhưng nhiều nhất là mùa mưa. Bét bắt được thuộc 18 loại sau: Laelaps nuttalli, L. turcestanicus, Ech noloelaps echidmis, L.sp.1, L.sp.2, Bdellonyssusbacotiy Allodermanyssus sp., Hyrstionyssus sp., Hemolealaps sp. Eulaelaps sp., Androlaelaps sp., Hypoaspis s.p, Cosmọlaer laps sp.,Parasiticus sp., Macrocheles sp., Hyrstionyssus sciurinus, Cirtolaelaps sp.Hyrstionyssus sp.

Ở chuồng gà nhất là ở vùng Hà Nội có nhiều bét thuộc loại Bdellonyssus sylưiarum, loại có khả năng truyền bệnh viêm não (encéphalite de Saint Louis) ở Mỹ.

3. Mò Trombiculinae

Chuột, đặc biệt ở vùng Hà Lầm, Lào Kay, Phú Mỹ mang rất nhiều mò. Trong các loại chuột thì chuột Rattus norvegicus mang nhiều mò nhất. Rattus nitidus obsoletus, R. flavipectus ít mang mò hơn. Trong 120 Rattus concolor bắt được ở Vĩnh Linh, chỉ có hai con mang mò. 75% chuột bắt ở rừng mang mò, bắt nhà chỉ có 12% mang mò. Mò thường tập trung ở tai, cơ quan các lõm cơ thề (hậu môn) mỗi con chuột có thề mang đến 400-500 con mò.

Mùa thu, mò có thể tìm thấy rất nhiều ở sàn nhà, ở gia súc: chó mèo, trâu và nhiều nhất là ờ gà, và có thề chuyền sang người. Ở người, mò bám ở da bụng dưới vùng thắt lưng.

8 loại dơi bắt được ở Hà Nội, Thanh Hóa, Vĩnh Linh thấy có 4 loại mới: Whartoni prima sp.n, W .salifa sp n., W. caobangensis sp. n., Trombicula giga sp. n.

4. Bọ chét Aphaniptera

Trong 8 điểm nghiên cứu ởnhiều vùng khác nhau thấy Việt Nam có 7 loại bọ chét: Xenopsylla cheopis, Ceraiophijllus fasciatus, Leptopsylla, Pulex irritans, Prontopsylla sp., Ctenocephalus ccmis, Ctenocephatusfelis. Trong các loại, Xenopsylla cheopis là thường thấy nhất. Chuột nhà mang nhiều bọ chét hơn chuột rừng.

Các loại bọ chét thường có thể đốt người là Xenopsylla cheopis, Ceratơphyllus fasciatus, Leptopsylla, Pulex irritans, Prontopsylla sp., Ctenocephllus canis. Ấu trùng và kén bọ chét có thể thấy nhiều ở bụi nhà, ở các đống rác quanh nhà, ở chuồng gà. nhà, thấy bọ chét nhiều nhất vào tháng 3-4-5.

5. Muỗi Culicidae

30 loại muỗi nội ngoại thành Hà Nội đã được mô tả tỷ mỷ, vẽ từng bộ phận và đánh màu để giúp cho việc định loại.

Culcx fatigans, loại muỗi thông thường nhất và có khả năng truyền bệnh giun chỉ, đã được nghiên cứu tỷ mỷ về phương diện sinh thái. Ở miền Bắc Việt Nam, Culex fatigans không chịu ảnh hưởng của mưa như ở Ấn Độ, trái lại, chịu ảnh hưởng của nhiệt một cách rất rõ rệt. Từ 16° trở lên, nhiệt độ càng cao thì sộ muỗi của 6 tuần lễ sau càng ít.

NẤM

Một đặc điểm của ngành ký sinh trùng học của nước Việt Nam DCCH là biết chú trọng ngay từ đầu vào các vấn đề nấm học. Ở nhiều nước khác, nấm học là một bộ phận rất nhỏ, rất phụ trong ngành ký sinh trùng. Ở Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, các Viện Pasteur và Bộ môn Ký sinh trùng ở Đại học hoàn toàn không nghiên cứu về nấm. Nhưng trong thời gian kháng chiến, trong tình hình địch bao vây dược phẩm, Đảng và Chính phủ giao cho y giới nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất đủ thuốc để điều trị các vết thương có nhiễm trùng ở tiền tuyến. Lấy đâu dụng cụ, nguyên liệu để tổng hợp các loại thuốc sát trùng hóa học. Hướng giải quyết hợp lý nhất là sử dụng các chất kháng sinh do các loại nấm tiết ra. Thời tiết ở Việt Nam rất thuận lợi để nuôi nấm, môi trường nuôi nấm có thể tìm trong nhiều loại thực vật dễ kiếm.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa quân y và dân y năm 1951, nước lọc penicilline đã được sản xuất tại chỗ ở khắp các mặt trận. Nguyên liệu dùng để sản xuất nước lọc penicilline là thân cây ngô, một nguyên liệu rẻ tiền và ở đâu cũng tìm thấy được. Các chất kháng sinh khác cũng được nghiên cứu từ các loại Streptomyces cô lập từ các mẫu đất. Chỉ sau 3 tháng, 18 loại Streptomyces đã được phân lập, trong số đó nhiều loại có khả năng kháng sinh. Một số đã được dùng để điều trị các vết thương mạn tính không chịu tác dụng của pênixilin.

Năm 1952, một giống Streptomyces griseus được chuyển từ Trung Quốc sang. Trọng tâm nghiên cứu còn chuyển sang tìm loại môi trưòng thích hợp để sản xuất được nhiều streptomycine nhất: đậu nành đã được công nhận là nguyên liệu tốt nhất để làm môi trường nuồi nấm.

Ngoài việc sử dụng điều trị các vết thương mạn tính, nước lọc streptomycin còn đưọc dùng trong kháng chiến để điều trị kiết lỵ, điều trị viêm loét đầu dạ con.

Về nấm Streptomyces phơi khô nghiền nhỏ, đã đưực dùng để điều trị bệnh thiếu máu với những kết quả rất rõ rệt và nhanh chóng.

Citrinin cũng đã tinh chế từ nước nuôi nấm Penicillinum citrinum để chuyển đến các chiến tuyến mà tổ chức sản xuất lọc pênixilin gặp khó khăn trở ngại.

Song song với các công trình nghiên cứu nấm kháng sinh là những công trình nghiên cứu các loại nấm phân hóa đậu nành, chuyển đậu nành thành thức ăn dễ tiêu hợp với khẩu vị của nhân dân Việt Nam. Một loại Monilia cô lập từ lõi ngô có khả năng chuyên protein đậu nành thành một thức ăn có mùi vị giống như cháo, một thức ăn của nhân dân Việt Nam vùng Trung Bộ.

Một dòng nấm Aspergillus orizae đã được cô lập đề làm tương, chỉ cần 5 ngày là có thể ăn được, trong khi làm bằng phương pháp của nhân dân phải chờ đến 15 ngày mà kết quả lại không bảo đảm bằng.

Một vấn đề đặt ra trong năm 1952 là sản xuất cồn cao độ để chạy ôtô thay cho ét xăng lúc ấy rất khan hiếm. Đồng bào thiểu số quen làm rượu với gạo, môn nấm đã tìm một giống Sacchciromyces có khả năng phân hóa mạnh bột sắn và hướng dẫn đồng bào và cán bộ tổng liên đoàn sản xuất rượu cao độ với sắn là nguyên liệu sẵn có. Để mọi người có thế cất được cồn cao độ, một kiểu ống cất cồn cao độ làm bằng ống nứa và lõi sắn đã được phổ biến. Các men sấy khô được đưa đến bệnh viện để điều trị các triệu chứng do thiếu vitamin B. Nước còn lại sau khi đã cất hết hơi rượu còn chứa rất nhiều chất khử ôxy, tinh chất này đã được sử dụng để nhuộm áo quần.

Tổ chức tìm kháng sinh của thảo mộc trong núi rừng Việt Bắc nhằm mục đích chính là tìm các chất kháng sinh đối với nấm, để giải quyết bệnh hắc lào, một bệnh rất phổ biến trong quân đội và trong nhân dân. 496 thứ lá (nhiều loại chưa biết tên) đã được thử. Tổng số có 156 có công hiệu với các loại vi trùng và được chú ý là hành, tỏi, và trầu không. Đặc biệt trầu không một kháng sinh phổ rất rộng, không có một loại vi trùng hay nấm nào là không chịu ảnh hưởng. Dùng Piper betle điều trị hắc lào và các bệnh nấm khác kết quả so sánh tốt hơn iot và axit crysophanic là những loại khó có được trong kháng chiến.

Từ ngày hòa bình lập lại, điều kiện giao thông thuận lợi hơn, đã cho phép điều tra các bệnh nấm một cách tỷ mỷ hơn. Những cuộc điều tra các bệnh nấm được tiến hành ở các doanh trại, ở các công trường, xí nghiệp. Bệnh nấm phổ biến nhất trong nhân dân ta là bệnh hắc lào, đa số do Trichophylon rubrumTrichophyton concentricum. Bệnh bạch biến (Teigne) của trẻ em giảm rất nhiều so với trong thời kỳ Pháp thuộc.

Bệnh viện Tiệp Khắc ở Hải Phòng đã nghiên cứu hiện tượng ngộ độc sau khi ăn dứa và kết luận những hiện tượng ấy là do dị ứng của bệnh nhân đối với loại nấm Candida pseudotropicalis mọc trong những quả dứa bị bầm.

Nghiên cứu các loại nấm gây mốc ở kính đã đưa đến kết quả thực tế là tìm được những phương pháp đơn giản bảo vệ những dụng cụ quang học. Trong nhiệm vụ chung của mỗi ngành phải tham gia phục vu cho kế hoạch sản xuất nông nghiệp, ngành nấm học đã tìm được một số loại nấm có khả năng chuyển hóa lân (phosphat) không hòa tan của apatit, phosphatit thành lân hòa tan để dùng làm phân bón, đã cô lập được những loại Azotobacter để làm phân vi sinh vật cố định đạm, và đã tìm được phưong pháp làm phân vi sinh vật cố định đạm đơn giản để phổ biến cho nông dân và rẻ tiền.

KẾT LUẬN

Trong 15 năm qua, dưới chế độ DCCH, ngành ký sinh trùng học Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong việc chống đế quốc và phong kiến, quét sạch những di tích bệnh tật của chúng để lại.

Đạt được những thành tích trên là nhờ có những yếu tố cơ bản sau :

1.Nhờ được Đảng Lao động Việt Nam kiên trì giáo dục, các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam đã biết chọn những đề tài nghiên cứu thích hợp với mục đích phục vụ trực tiếp cho kháng chiến, và cho sản xuất, chủ yếu là nhằm chống các bệnh xã hội lưu hành nhất: như bệnh st rét, các bệnh giun sán.

2.Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành không những trong nội bộ cán bộ y tế, mà còn mở rộng đến các ngành nông lâm, thú y, v.v... sự tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên y dược khoa và của toàn thể cán bộ y tế từ sơ cấp đến cao cấp, sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân trong công tác vệ sinh phòng bệnh, đó là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ngành ký sinh trùng học.

3.Nhờ tinh thần khắc phục khó khăn để phục vụ nhân dân không điều kiện của toàn thể cán bộ, ngành ký sinh trùng đã tổ chức được những cuộc điều tra rộng lớn tận những nơi cao thâm nhất của đất nước để nắm được những quy luật lan tràn bệnh tật trong nhân dân Việt Nam và đặt kế hoạch tiêu diệt các bệnh tật ấy.

4.Sự giúp đỡ vô tư và khẳng khái của các nước trong phe XHCN về phương diện thiết bị máy móc, tác phong làm việc và lý luận khoa học tiền tiến đã tránh cho ngành kỹ sinh trùng học những mò mẫm, nhầm lẫn khó tránh khỏi trong lúc cán bộ y tế Việt Nam còn non yếu và ít ỏi.

Nhưng những điều đã thực hiện được trong 15 năm qua còn rất ít, so với nhu cầu của nhân dân. Tuy có giảm xuống rất nhiều, các bệnh ký sinh trùng vẫn còn lan tràn trong nhân dân Việt Nam một cách trầm trọng. Ngành ký sinh trùng đang có những yếu tố cơ bản để bảo đảm hoàn thành được nhiệm vụ vinh quang của mình là giải quyết tất cả các bệnh tật ấy cho nhân dân.

DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO SƯ ĐẶNG VĂN NGỮ

1)Contribution à 1’étude des abcès du foie au Tonkin. Thèse de doctorat en médecine, 1936.

2)Le 3e_cas de distomatose hépatique. Bulletin, de la soci. été médico-chirurgicale de lIndochine, 1936.

3)Recherches sur le parasitisme intestinal à Hanoi. Bull. Soc. Med. chừ. Indochine.

4)Variations saisonnières de lévolution de D. immitis chez A. albopictus. Annales de parasitologie humaine et comparée, 1938.

5)Recherches expérimentales sur 1’évolution de Clonorchis sinensis chez B. Chaperi et B. longicornis. Compte rendu- du Xe-congrès de la Far Eastern Association of tropical medecine.

6)La distomatose hépatique à Clonorchis sinensis. Compte rendu du X-e congrès de la Far Eastern Association of tropical medecine.

7)La piédra noire au Tonkin et au Nord Annam. Annales de parasitologie humaine et comparée, 1938.

8)Quelques trématodes parasites des animaux domestiques au Tonkin. Revue médicale íranẹaise d’Extrême Orient, 1940.

9)Une nouvelle espèce d’anophèle: Anopheles tonkinensis. Revue médicale franẹaise d’ Extrême Orient. Hanoi, 1940.

10)Technique de recherche et de numération des microfilai- res. Annales de la faculté de Médecine et de Pharmacie, Hanoi, 1942.

11)Infiuence de lintervention chirurgicale sur la periodicité dans la filariose à W. 'bancrofti. Note I: Intervention sur les organes non parasités. Annales de la Faculté de Méde- cine et Pharmacie, Hanoi, 1942.

12)Influence de lintervention chirurgicale sur la périodicité dans la filariose à W. bancrofti. Note II: Intervention sur les organes parasités. Annales de la Faculté de Médecine et Pharmacie, Hanoi, 1942.

13)Une noinelle espèce dEurytrema au Tonkin : E. tonki- nensis. Annales de la Faculté de Méđecine et Pliarmacie, Hanoi, 1942.

14)Culicidés au Tonkin. Revue médicale fancaise d’Extrême Orient, 1942.

15)Infection de 1’homme et du chien par Fasciolopsis buski au Tonkin. Revue médicale franẹaise d’Extrême Orient, 1941.

16)Particularités de révolution de D.mansoni (Cobbold 1852). Compte rendu de Far Eastern Association of tropical me- decine, Tokyo, 1943.

17)Studies o­n the antibiotic substances produced by Acti- nomyces. A slightly toxic and basic antibiotic substance of strain of Actinomyces. Journal of penicillin, Tokyo, vol I, p 223.

18)Titration of sera bv the technic of 50 per cent hemoly- sis. The journal of immunology, vol. 65-1950.

19)Recherches sur la sparganose au Tonkin. Cycle évolutif de D. mansoni. Revue médicale franẹaise d’ Extrême Orient, 1942.

20)Routine pour la détermination de la formule antigénique des Salmonelia. Revew of Infections, Tokyo, 1945.

21)Nghiên cứu kháng sinh ởViệt Nam. Tập san pênixilin, 1951.

22)Tăng gia men. Tập san pênixilin, 1951.

23)Nước bột ngô ngâm. Tập san pênixilin, 1951.

24)Nghiên cứu các chất kháng sinh của một số thảo mộc. Tập san y học Việt Nam số 4/1957.

25)Nghiên cứu công dụng của các loại thuốc điều trị giun sán. Kỷ yếu công trình trường Đại học y dược số 1/1959.

26)15 năm ký sinh trùng học ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tạp chí y học Việt Nam 1961.

27)Nghiên cứu về dịch tễ bệnh sốt rét ở miền Bắc Việt Nam. Nghièn cứu sốt rét ở tỉnh Thái Nguyên. Tập san ký sinh trùng y học và bệnh ký sinh trùng 1961 -N° 3, p. 293 (tiếng Nga).

28)Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc Việt Nam. Tập san KST y học và bệnh ký sinh trùng, 1962 N0- 2, p. 158) (tiếng Nga).

29)Các loài gamasid miền Bắc Việt Nam. Tập san động vật học - Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, 40, 10 - 1961. Tiếng Nga.

Các phần tổng hợp ở trên được bản thân giáo sư Đặng Văn Ngữ đúc kết, tổng hợp và các thế hệ sau chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng và vi nấm tổng hợp, nhớ lại. Bài viết có trích dẫn các hình ảnh tư liệu từ gia đình, từ nguồn các sách, các báo, các thư viện, trang tin điện tử từ nhiều thế hệ học trò và các lần thăm viếng ở gia đình riêng của các cán bộ cấp cao của Bộ Y tế và các Viện Sốt rét-KST-CT khi mỗi dịp lễ ngày mất, ngày sinh hay hội nghị ký sinh trùng toàn quốc đã tập trung lại và ôn lại các kỷ niệm về Giáo sư Đặng Văn Ngữ.

Ngày 14/05/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích