Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 8 5 7 1
Số người đang truy cập
6 1 7
 Thầy thuốc và Danh nhân Thế giới
Charles Louis Alphonse Laveran và Ronald Ross - Hai nhà nghiên cứu toàn cầu đạt giải Nobel về công trình nghiên cứu sốt rét (Phần 1)

1. Charles Louis Alphonse Laveran

Giới thiệu sơ lược về Charles Louis Alphonse Laveran:

Ông là một bác sĩ phẫu thuật quân đội Pháp, một con người tĩnh lặng, điềm đạm, kín đáo đã được trao tặng Giải thưởng Nobel Y học và Sinh lý học vào năm 1907 vì đã phát hiện ra ký sinhtrùng sốt rét (KSTSR) và các đóng góp quan trọng khác cho ngành ký sinh trùng học.

Thật vậy, Laveran-một người đàn ông ít nói,điềm đạm, khô khan, cũng như chậm rãi và cẩn thận trong từng lời nói và trong công việc của mình, lại là một bác sĩ và nhà khoa học tài giỏi xuất chúng. Ông được sinh ra tại thành phố Paris (Pháp) vào ngày 18 tháng 6 năm 1845 trong một gia đình có nhiều bác sĩ, tại căn nhà trước đây là số 19 đường l’Est nhưng sau này trở thành một khách sạn thuộcđường Boulevard St. Cha của ông, BS. Louis Théodore Laveran là một bác sĩ quân y và là một giáo sư tại trườngĐại học Val-de-Grâce; mẹ của ông, née Guénard de la Tour, là con gái và là cháu gái của các chỉ huy quân đội cấp cao. Khi còn rất nhỏ, Alphonse đã đi cùng gia đình ông đến Algeria, sau đó cha ông đã trở lại Pháp để làm giáo sư tại trường Val-de-Grâce, nơi ông trở thành Giám đốc với cấp bậc Thanh tra Y tế Quân đội sau này.


Charles Louis Alphonse Laveran (1845-1922)

Lịch sử công việc ban đầu về y học

Alphonse, sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của mình ở Paris tại trườngCao đẳng Saint Baube và sau đó tại Lycée Louis-le-Grand, ông đã mong ước được theo đuổi con đường nghề nghiệp của cha mình, nên vào năm1863 ông đã vào học trườngY tế Công cộng tại Strasbourg.

- Năm 1866, ông đượcbổ nhiệm là sinh viên y khoa nội trú tại các bệnh viện dân sự Strasbourg;

-Năm 1867 ông đã báo cáo một luận văn về sựtái tạo các dây thần kinh. Sau quá trình tập sự, ông đã được bổ nhiệm làm bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Paris’s St. Martin;

-Năm 1870, khi chiến tranh Đức-Pháp nổ ra, ông đã là một thiếu tá-phụ tá y tế và đã được gửi đến khu vực quân đội tại Metz làm sĩ quan cấp cứu. Ông tham gia vào các trận chiến Gravelotte và Saint-Privat và trong giai đoạn Metz bị bao vây, ông đã bị bắt làm tù binh. Khi chiến tranh kết thúc, vị bác sĩ trẻ này quay trở về bệnh viện Lille đầu tiên và sau đó là tới Bệnh viện St. Martin, nơi ông có niềm yêu thích đặc biệt nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm cho binh lính;

- Năm 1874, sau một kỳ thi tuyển với các đồng nghiệp,ông đã được bổ nhiệm là Giáo sư chuyên ngành Bệnh và Dịch bệnh Quân ytại trường Val-de-Grâce, vị trí trước đó do cha ông nắm giữ.Nhưng khi nhận công việc mới này ông nhận ra rằng công việc dạy và quản lý làm ông không thể theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu;

- Năm 1878, ông trút được gánh nặng này đi khi ông được chuyển tới Bône tại Algeria và sau đó là tới bệnh viện quân y tại Constantine, Algeria.

Những phát hiện ban đầu về KSTSR

Tại Constantine, Laveran đã đương đầu với các bệnh viện luôn đầy bệnh nhân sốt rét (BNSR). Toàn bộ các trung đội bị tan rã vì bệnh sốt rét và hiếm có một đội quân nào có thể tập trung đầy đủ để sẵn sàng làm nhiệm vụ. Những tân binh thì vật vờ vì bị ốm đau thường xuyên. Laveran đã tiến hành khám nghiệm tử vong các bệnh nhân “sốt rét ác tính” do P. falciparum, máu và các cơ quan như não và lách luôn luôn có “các vật thể nhỏ dạng hạt màu đen” (black granular microscopic bodies). Laveran nghiên cứu sâu hơn về “các hạt đen” này, lần đầu đã được mô tả bởi Lancisi và sau đó là bởi nhà khoa học người Đức Meckel năm 1847. Trong vòng 2 năm, Laveran đã vật lộn với các mẫu vật mô, nhưng không thể tìm thấy gì khác ngoài “các hạt đen” này.Trong lúc tuyệt vọng ông đã quyết định giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình sang máu tươi của các BNSR, một sự lựa chọn cực kỳ phù hợp.


Những hình ảnh ghi chép lại của Laverantrong phòng thí nghiệm còn ghi lại khi nghiên cứu

Vẫn chưa tìm được điều mình đang tìm kiếm, Laveran bắt đầu lấy các mẫu máu từ vết kim chích đầu ngón tay của binh lính bị bệnh. Sau khi đã dàngiọt máu vào một màng mỏng trên một lam kính thuỷ tinh, ông quan sát nó trong nhiều giờ thông qua một chiếc kính hiển vi nhỏ, thô sơ. Ông có thể dễ dàng tìm ra các hạt đen bé nhỏ vốnđã được chấp nhận không cần nghi vấn đó là nó là kết quả do nhiễm sốt rét.Vào ngày 06 tháng 11 năm 1880, trong khi xem xét một mẫu máu tươi lấy từ một bệnh nhân mới nhập viện, ông đã tìm ra các vật thể hình cầu có sắc tố có nhiều kích thước khác nhau và có sự chuyển động giống như amip (tự do hoặc gắn vào hồng cầu). Các hạt không sắc tố tạo thành các đốm rõ ràng trong hồng cầu và các thành phần sắc tố, có hình lưỡi liềm bên cạnh các bạch cầu có chứa melamin. Vật thể di chuyển này đã thu hút được sự chú ý của Laveran. Dưới nguồn sáng mạnh, chúng rõ ràng là các vật thể sốt rét đang ngoe nguẩy với năng lượng dồi dào. Laveran đã theo dõi trong sự kinh ngạc khi thấy vật thể hình lưỡi liềm nhỏ bé cựa quậy mạnh tới mức toàn bộ hồng cầu bị lắc lư. Thậm chí các hạt sắc tố có vẻ cũng chuyển động một cách điên cuồng. Có thể điều này là do Laveran đã sử dụng các lam máu còn ướt.


Hình ảnh trên tem thư nói về giải thưởng Nobel của ông về KSTSR

Ngay lập tức, Laveran nhận ra rằng ông đã tìm ra nguyên nhân của bệnh sốt rét, một sinh vật sống, rất nhỏ. Ông đã phát hiện nó trong mẫu máu của 148 BNSR khác trên tổng số 192 mẫu máu được kiểm tra. Ông đã quan sát được sự phát triển của nó từ một cấu trúc không màu, nhỏ có kích thước một phần sáu hồng cầu, dần dần lớn lên to bằng hồng cầu và đồng thời hình thành các hạt sắc tố. Các KSTSR lớn hơn có hình dạng lưỡi liềm với các hạt sắc tố phân bố trên một thể hình nhẫn. Các sinh vật này thường khá năng động, sẽ tạo ra các sợi có hình dạng như roi da và có các chuyển động quẫyđuôi.Từ những quan sát của mình, Laveran rút ra kết luận rằng các sinh vật lớn, hình lưỡi liềm là dạng phát triển đầy đủ của KSTSR hoặc như ông gọi nó là “dạng hoàn hảo”. Sau khi phát triển trong vài ngày, hấp thụ dinh dưỡng từ hồng cầu, KSTSR này có thể sống sót độc lập trong máu. Sự xuất hiện các “sợiroi” báo hiệu đã đến giai đoạn đỉnh điểm của quá trình phát triển. Ông tin rằng, sốt rét cách nhật, sốt cách 3 ngày, sốt hàng ngày, xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển của KSTSR.

Vào năm 1880, kỹ thuật soi lam máu dưới kính hiển vi vẫn chưa hoàn hảo, điều này khiến những thứ quan sát được còn hay bị nhầm lẫn. Dù không thể phân loại chính xác, những nét tương đồng nhất định với các vi sinh vật khác xếp nó vào cùng nhóm với sinh vật đơn bào. Ông đã đặt tên sinh vật đơn bào mình phát hiện ra là Oscillaria malariae.

Vào ngày 24 tháng 12 năm 1880 tại Ý, Laveran đã công bố thông tin về việc xác định các tế bào nội hồng cầu có sắc tố trên 26 BNSR. Laveran đã viết một bức thư cho Hội đồng Hàn lâm Y học tại Paris để chia sẻ về khám phá của mình (LaveranA, 1880). Một loài ký sinh trùng mới được phát hiện trong máu của BNSR. Loài ký sinh trùngnày chính là căn nguyên gây ra bệnh sốt rét sau đó (Bull. Mem. Soc. Med. Hosp. Paris. 17:158-164).Những phát hiện này của ông sau đó đã được xác nhận nhanh chóng, Laveran đã báo cáo chúng tới một người bạn, BS. E. Richard đanglàm việc tại Philippeville, một căn cứ quân sự Địa Trung Hải của Pháp cách Constantine 50 dặm. Sau khi tìm thấy KSTSR phát triển đầy đủ, di chuyển tự do trong máu, Richard thậm chí đã phát hiện một dạng “trẻ hơn” mà Laveran đã thấy, chỉ đơn thuần là một chấm không màu, nhỏ xíu trong hồng cầu. Laveran tin rằng sinh vật này sống trên bề mặt hồng cầu, nhưng Richard đã quan sát chính xác hơn rằng nó phát triển bên trong hồng cầu, phát triển ngày càng lớn cho tới khi nó thoát ra khỏi hồng cầu.

Nhưng dưới sự thống trị của ngành vi khuẩn học, cộng đồng khoa học vẫn cảm thấy chưa thuyết phục đối với khám phá của Laveran. Tầm ảnh hưởng của ngành vi khuẩn học mới mẻ này mạnh tới nỗi không ai có thể tin rằng các vật thể sốt rét sắc tố kia lại là nguyên nhân gây bệnh sốt rét.Những vật thể ký sinh trong máu này không giống với vi khuẩn, có hình dạng thật kỳ lạ và “hoàn toàn nằm ngoài phạm vi các loài vi khuẩn gây bệnh đã biết”. Luận cứ mà Klebs và Tommasi-Crudeli đưa ra là vi khuẩn sốt rét (“Bacillus malariae”) đã được chấp thuận mà không có sự hoài nghi và một nhà nghiên cứu bệnh học Italy, Ettore Marchiafava, đã từng khẳng định rằng ông còn phát hiện khuẩn hình que bacillus trên một vài bệnh nhân chết do sốt rét. Vào năm 1882, Laveran đã đến Rome để tìm kiếm những ký sinh trùng này trong máu của những người nhiễm sốt rét tại Bệnh viện San Spirito thuộcvùng Roman Campagna và ông cũng xác nhận những khám phá của mình rằng những ký sinh trùng mà ông phát hiện ra cũng chính là nguyên nhân gây bệnh sốt rét tại đây. Ông đã trình bày và chứng minh những ký sinh trùng này cho Marchiafava và Agnello Celli, nhưng hai người này cũng không thấy thuyết phục.

Thiếu tá George Sternberg của Quân đội Mỹ, một nhà vi khuẩn học danh tiếngđã tạo ra các mẫu nuôi cấy vi khuẩn từ không khí, từ bùn và từ vùng xung quanh đầm lầy và ông đã không phát hiện vi khuẩn nào có thể gây ra bệnh sốt rét ở động vật. Mãi đến năm 1881, ông đã chứng minh rõ ràng rằng vi khuẩn “Bacillus malariae” do Klebs và Tommasi-Crudeli tìm ra không phải là nguyên nhân gây bệnh sốt rét.Trong khi đó, vào năm 1884, nhà sinh lý học người Nga, Basil Danielewsky đã có thể quan sát được KSTSR trong máu những con chim hoang dại, đến năm 1884, Louis Pasteur đã bị thuyết phục bởi những phát hiện của Laveran.

Vào năm 1884, Marchiafava và Celli, trong khi đang nghiên cứu các lam máu chưa khô từ các bệnh nhân sốt rét với vật kính dầu mới, họ đã quan sát máu chưa nhuộm và đã phát hiện thể nhẫn giống amip đang hoạt động (thể tư dưỡng) trong hồng cầu. Họ đã công bố phát hiện này và đặt tên nó là Plasmodium, nhưng không hề dẫn chứng đến Laveran vì họ cho rằng đây là thứ gì đó khác với cái mà ông ấy đã cho họ xem. Tên gọi mà hai người này đặt cho ký sinh trùng hoá ra lại không hề đúng, vì dạng vi khuẩn này chưathực sự là một KSTSR (Plasmodium).Nhưng cái tên này cứ giữ nguyên và tên mà Laveran đưa ra bị “bỏ ngõ”.

TS. William Osler, một chuyên gia về soi lam máu dưới kính hiển vi, cũng nghi ngờ thuyết của Laveran. Vào năm 1886, ông cho rằng các vật thể sốt rét kia chỉ hoàn toàn là các phát hiện ngẫu nhiên. Khi đồng nghiệp của ông - TS William T. Councilman, thuyết phục ông cân nhắc lại, Osler đã dành nhiều giờ quan sát các lam máu chưa khô và xác nhận các phát hiện của Laveran bằng những mô tả của chính ông về kết quả soi lam máu của 70 bệnh nhân.

Đến năm 1885-1886: Camillo Golgi, một nhà sinh lý học thần kinh và học sinh của ông không chỉ chấp nhận và bảo vệ lý thuyết của Laveran về nguồn gốc KSTSR, mà họ còn cung cấp nhiều bằng chứng mới và còn hết lòng hết sức hỗ trợ Laveran.Dần dần, các nghiên cứu xác nhận lý thuyết của ông đã được công bố bởi các nhà khoa học ở các nước và vào năm 1889, Hội đồng Hàn lâm Khoa học đã trao tặng ông Giải thưởng Bréant vì những khám phá của mình, đặt dấu chấm hết cho mọi sự nghi ngờ.


Lịch sử thuốc sốt rét theo giai đoạn phát triển từ năm 1907-nay

Laveran cũng là người đầu tiên nói đến vai trò của muỗi trong lan truyền sốt rét. Từ các kết quả không mấy khả quan khi tìm kiếm KSTSR trong các mẫu nước, đất và không khí, Laveran đưa ra giả thuyết cho rằng KSTSR phải trải qua một giai đoạn phát triển trên muỗi và rằng muỗi đóng vai trò là một vật chủ tạm thời của KSTSR. Ông đã so sánh với mô hình một loạibệnh do muỗi truyền bệnh giun chỉ (filariasis) của Manson. Vào năm 1894, ông đã viết về ý tưởng này trong một báo cáo tới Hội đồng Vệ sinh Quốc tế tại Budapest về nguyên nhân gây bệnh sốt rét. Ông cũng chỉ ra rằng quan điểm này về vai trò của muỗi đã được xem xét bởi hầu hết các nhà nghiên cứu thời đó vì nó nghe có vẻ khó tin. King, Robert Koch và Patrick Manson cũng đã cho rằng những con muỗi có thể có liên quan đến việc lan truyền sốt rét và lập luận này sau đó đã được xác nhận bởi Ronald Ross.

Laveran quả thực là một quý ông cao quý! Ông đã đưa ra ý kiến sau đối với công việc của mình và những lời chỉ trích đối với công việc của ông:“Vào năm 1878, sau khi đã hoàn thành kỳ thi agrégation của tôi tại Trường Quân Y Val de Grâce, tôi đã được cử đến Algeria và tiếp quản một khoa tại Bệnh viện Bône. Nhiều bệnh nhân của tôi bịsốt do sốt rét và tôi đã theo tự nhiên bị lôi kéo vào nghiên cứu chứng bệnh sốt này mà ở Pháp tôi chỉ được quan sát rất ít và các dạng lành tính. Tôi đã có cơ hội tiến hành khám nghiệm các bệnh nhân đã tử vong do chứng sốt rét ác tính này và nghiên cứu melanemia (là tình trạng bệnh khi máu chứa các hắc tố)- hoặc sự hình thành hắc tố trong máu của các đối tượng bị sốt do sốt rét. Melanemia đã được mô tả bởi một vài nghiên cứu viên khác, nhưng sự biến đổi luôn luôn xuất hiện trên bệnh nhân sốt rét này và nguyên nhân tạo ra các hạt hắc tố vẫn chưa được xác định.Tôi đã bị bất ngờ với các đặc tínhđặc biệt biểu hiện trong các hạt sắc tố, đặc biệt là trong các mao mạch của gan và trung tâm não tuỷ và tôi đã quan sát nghiên cứu trong máu của BNSR- sự hình thành hạt sắc tố. Trong máu của họ, tôi tìm thấy các bạch cầu có nhiều màu hoặc ít màu hơn, nhưng ngoài các bạch cầu chứa melamin, tôi còn tìm thấy các vật thể hình cầu có sắc tố, có kích thước khác nhau có di chuyển giống amip, bơi tự do hoặc gắn vào hồng cầu, các hạt không sắc tố tạo ra các điểm sáng trong hồng cầu; về sau các vật thể sắc tố hình thành dạng lưỡi liềm cũng làm tôi chú ý: Tôi đoán chúng chính là những ký sinh trùng”.

Vào năm 1880, tại Bệnh viện Quân y Constantine, trong máu của một bệnh nhân bị sốt do sốt rét, tôi đã khám phá ra ở rìa của các vật thể hình cầu sắc tố, có các sợi như sợi chỉ tạo thành hình các dây roi da đang và chúng đang chạy nhốn nháo với đầy năng lượng bên trong, di chuyển đến các hồng cầu xung quanh; từ lúc đó trở đi, tôi không còn nghi ngờ gì về bản chất ký sinh trùng của những vật thể tôi đã phát hiện; tôi đã mô tả các dạng chính mà hemacytozoon (ký sinh trùng động vật sống trong hồng cầu) gây bệnh sốt rét này cẩn thận trong sổ tay và sau đó tôi nộp lên Hội đồng Hàn lâm Y học và Hội đồng Hàn lâm Khoa học (1880-1882) trong một luận thuyết ngắn với tựa đề: “Bản chất ký sinh trùng của quá trình nhiễm bệnh sốt rét, Mô tả một loài ký sinh trùng mới được phát hiện trong máu bệnh nhân sốt rét Paris 1881”. Những kết quả đầu tiên từ nghiên cứu của tôi đã được chào đón với nhiều sự nghi hoặc.


Mộ Laveran ở Nghĩa địa
Montparnasse

Vào năm 1879, Klebs và Tommasi Crudeli đã mô tả tên gọi Baccilus malariae là một khuẩn hình que phát hiện trong đất và nước của những vùng nhiễm bệnh sốt rét và có một vài nhà nghiên cứu người Italy đã công bố những nghiên cứu xác nhận những khám phá này.Loài hemacytozoon mà tôi cho rằng chính là nguyên nhân gây sốt rét không có những đặc điểm của vi khuẩn. Nó được phát hiện trong các dạng sống đơn lẻ, nói ngắn gọn, nó không thuộc về thế giới vi khuẩn gây bệnh đã biết và nhiều nhà nghiên cứu, không biết phân loại nó như thế nào, và vì vậy sẽ dễ dàng hoài nghi về sự tồn tại của nó.

Vào năm 1880, các kỹ thuật soi lam máu còn sơ sài, đây chính là môt trong nhiều nguyên nhân khiến nảy ra các cuộcthảo luận về loài hemacytozoon mới này.Kỹ thuật phải được cải thiện hoàn hảo hơn và các biện pháp nhuộm màu mới cần được phát minh để có thể nhìn rõ hơn cấu trúc của loài hemacytozoon này. Nghiên cứu giúp xác nhận những khám phá của tôi, ban đầu có rất ít, sau đó tăng dần lên. Cùng lúc đó, ký sinh trùng trong huyết cầu (endoglobular) có nhiều điểm tương đồng với loài hemacytozoon gây bệnh sốt rét được phát hiện trên động vật. Đến năm 1889, loài hemacytozoon mà tôi đã phát hiện được tìm thấy ở hầu hết các vùng sốt rét và không còn có thể nghi ngờ về sự tồn tại của nó, hay nghi ngờ về vai trò gây bệnh của nó.

Trước đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm kiếm trong vô vọng nguyên nhân gây bệnh sốt rét; chính tôi có lẽ cũng suýt thất bại, tôi đã thoả mãn với việc kiểm tra không khí, nước và đất của các vùng sốt rét, vì trước khi phát hiện ký sinh trùng trên máu tôicũng thử tìm trên mẫu vật đầm lầy; vì là một phần cơ bản cho nghiên cứu của tôi, sau đó tôi đã chọn giải phẫu học bệnh lý và nghiên cứu in vivo máu bệnh nhân sốt rét và đó là cách tôi đi tới đích đến của mình.

Sau khi đã khám phá ra KSTSR trong máu bệnh nhân, vẫn còn một câu hỏi quan trọng cần phải giải đáp: Hemacytozoon tồn tại trong dạng thức nào để tồn tại ngoài môi trường và làm thế nào mà nó nhiễm bệnh cho con người? Câu trả lời cho câu hỏi này đòi hỏi phải có những nghiên cứu gian khổ và lâu dài.Sau khi đã thử nhiều biện pháp vô ích trong việc phát hiện ký sinh trùng trong không khí, nước và đất của khu vực sốt rét, và nghiên cứu nó ở những môi trường khác nhau, tôi tin chắc rằng vi sinh vật này tồn tại bên ngoài cơ thể người, trong một trạng thái ký sinh, và có thể là trong hình dạng của một loài ký sinh trùng ở loài muỗi.Tôi đã đào sâu hơn vào quan điểm này ngay từ năm 1894 trong Luận thuyết của tôi về sốt do sốt rét và tôi đã nghiên cứu lại nó vào một vài dịp


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://stevenlehrer.com/explorers/images/explor1.pdf

2.Obituary of Prof. A. Laveran. Bulletin de la Société de pathologie exotique, 1922, vol 15, n°6. Available at: http://www.pathexo.fr/pages/english/ObitLav.html

3.http://www.geocities.com/med_for222nat/laveran.html

4.Alphonse Laveran. Protozoa as Causes of Diseases. Nobel Lecture, December 11, 1907. Available at http://nobelprize.org/medicine/laureates/1907/laveran-lecture.html

5.http://nobelprize.org/medicine/laureates/1907/laveran-bio.html (From Nobel Lectures, Physiology or Medicine 1901-1921, Elsevier Publishing Company, Amsterdam, 1967)

6.http://crishunt.8bit.co.uk/alphonse_laveran.html

7.http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/L/Laveran_Alphonse/Laveran_Alphonse.htm

Ngày 22/02/2023
CN. Nguyễn Thái Hoàng & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích