Charles Louis Alphonse Laveran và Ronald Ross - Hai nhà nghiên cứu toàn cầu đạt giải Nobel về công trình nghiên cứu sốt rét (Phần 3)
R. Ross cảm thấy vô cùng chán nản và lại bắt đầu làm thơ, nhưng TS. Manson không nản lòng cố gắng khích lệ R. Ross: “Sau những gì đã có được, đừng từ bỏ, hãy coi nó như một chiếc chén Thánh và cậu chính là Galahad và không bao giờ từ bỏ nghiên cứu, hãy tự tin là mình đang đi đúng đường. Ký sinh trùng sốt rét không phải chỉ đi vào trong cơ thể muỗi chỉ đề không vì mục đích gì, hay cho vui, hay là vì muốn làm các nhà bệnh học bối rối. Ở đây không có khái niệm về một trò đùa chơi khăm nào cả. Nó ở đó vì có một mục đích và việc dựa vào mục đích đó chính là mục tiêu của nó-ký sinh trùng là những súc vật ích kỷ”. TS. Manson cũng đã lo lắng vì ai đó có khác có thể ăn cắp (đạo văn) lý thuyết quý giá này của ông mà không xin phép tác giả. Trong một lá thư khác, ông đã cảnh báo R. Ross: “Người Pháp và người Ý sẽ bác bỏ lý thuyết này, sau đó sẽ phỏng theo nó sáng chế ra một lý thuyết khác và sau đó tự nhận rằng nó là chính lý thuyết của họ. Hãy tiếp tục công việc và đừng để họ đi trước mình. Họ sẽ bỏ lỡ mùa thu của năm nay và họ sẽ không có một cơ hội làm việc nghiêm túc về lý thuyết này cho tới tận tháng 6 năm sau. Cậu đang có lợi thế đi trước họ”. Nhưng cấp trên của R. Ross lại có ý tưởng khác dành cho R. Ross. R. Ross được chuyển đến Bangaore vào ngày 9 tháng 9 năm 1895 để giải quyết một đợt dịch tả nghiêm trọng. Trong suốt 18 tháng ở tại Bangalore, ông đã tiếp tục công việc với bệnh sốt rét khi rảnh với dù gặp nhiều khó khăn. Phát hiện rằng mình không thể truyền bệnh sốt rét thông qua “nước chứa ấu trùng” kia, ông đã viết cho TS. Manson vào cuối tháng 5 năm 1896: “Tôi ngày càng tin rằng bệnh số rét lan truyền qua vết đốt của con muỗi… Muỗi cái luôn luôn đưa vào cơ thể người bị chích một lượng chất lỏng khi đốt máu – chuyện gì sẽ xảy ra nếu ký sinh trùng đi vào cơ thể người bị đốt theo cách này”. Để thử nghiệm ý tưởng này, R. Ross đã cho phép muỗi đã đốt trên cơ thể người bệnh tiếp tục đốt trên một người khoẻ mạnh. Không có chuyện gì xảy ra, thí nghiệm đã được lặp đi lặp lại nhưng không có kết quả. Thật không may là lúc đó ông đã sử dụng loài muỗi Culex, loài muỗi này không lan truyền bệnh sốt rét, các thí nghiệm tiến hành để thử nghiệm lý thuyết này không mang lại kết quả gì. Khi viết thư về cho vợ ông viết: “Anh đã thất bại trong việc tìm ra ký sinh trùng sốt rét trên muỗi đốt trên bệnh nhân sốt rét, nhưng có lẽ anh đang sử dụng không đúng loài muỗi có thể truyền bệnh này”. Về phía TS. Manson, ông cho rằng loài muỗi chỉ đốt mồi một lần trong đời, không đồng ý với ý tưởng của R. Ross. Ông viết thư trả lời R.Ross: “hãy nghiên cứu kỹ hơn về thể có đuôi roi kia” và quên đi ý tưởng điên rồ này đi. R. Ross ngoan ngoãn quay trở lại mổ muỗi và vào năm 1897 đã có thể quan sát được sứ mệnh thực sự của thể có đuôi roi. Trong một lam máu ông quan sát thấy được hai ký sinh trùng gần nhau. Con thứ nhất thì đang mọc đuôi roi, trong khi con thứ hai, có dạng hình cầu và không phân đoạn, có một đuôi roi đang ngoe nguẩy chậm rãi bên trong. Ông phỏng đoán rằng thể đuôi roi đang ngoe nguẩy một mình kia đang cố gắng thoát ra khỏi hình cầu hơn là thụ tinh với nó. Khi McCallum từ Baltimore diễn giải quá trình này chính xác hơn trong vài tuần sau đó, R. Ross đã chịu sự nhục nhã cay đắng và “luôn luôn cảm thấy ô nhục dù tự xưng là một nhà khoa học” vì đã diễn giải sai chính những quan sát của mình.
Vào năm 1897, ông đã tới vùng Sigur Ghat gần làng Ooty trên núi. Ba ngày sau ông xuống núi và biểu hiện nhiễm sốt rét. Dù đã ngủ dưới màn và cửa sổ đóng kín, cảm thấy tuyệt vọng vì không đạt được thành công, ông lại viết thơ.
Vào một ngày nọ, ông bị thu hút bởi một con muỗi đang đậu trên tường với tư thế rất đặc biệt và có “những đôi cánh có đốm”. Ông lại cảm thấy có hứng thú trở lại và chợt nhớ rằng chỉ có một loài muỗi trong số 4 loài tìm thấy ở Amoy, Culex fatigans, là có thể mang bệnh giun chỉ. TS. Manson cũng từng gợi ý rằng mỗi dạng ký sinh trùng sốt rét có thể đòi hỏi một loài muỗi riêng làm vật chủ. TS. R. Ross đột nhiên nhận ra là mình đã sử dụng sai loài muỗi. Một trong những la bô nghiên cứu sốt rét hiện đại của Viện Patrick Manson ngày nay
Ông đã trở lại Secunderabad vào tháng 6 năm 1897 nhưng lại đổ bệnh vì mắc tả, ông chỉ cần một tách trà nóng là có thể hồi phục. Khi đã hồi phục, ông đã bắt tay vào làm việc bằng cách điều tra cẩn thận nhiều loài muỗi khác nhau. Ông đã tiếp tục nghiên cứu của mình bằng các quan sát những con muỗi đã mổ dưới kính hiển vi. Sau khi đốt bệnh nhân, những con muỗi no máu đã được thu thập vào các chai nhỏ có chứa một chút nước và được bảo quản vài ngày trước khi bị mổ. Gần như mọi tế bào đã được kiểm tra dưới kính hiển vi, dù là phần da hay là chân cũng không bị bỏ sót. Ngài Patrick Manson (1844 - 1922) và kỷ vật Manson’s hepatic trocar
Dưới cái nóng của khí hậu Secunderabad và cơ sở vật chất thiếu thốn, R. Ross đã làm việc thật cực nhọc. Ông đã viết: “Thời tiết nóng kinh khủng vào tháng Tám. Ban đầu tôi làm việc khá thoải mái, nhưng sau khi thất bại liên tiếp thất bại, tôi trở nên bực bội và làm việc cho tới lúc không còn nhìn rõ đường về nhà vào buổi tối. Tôi nhớ như in cái văn phòng nhỏ bé nóng nực đó trong bệnh viện Begumpett, với chút tia sáng yếu ớt toả ra từ mái hiên của hành lang. Tôi không cho phép sử dụng quạt kéo treo trần (punka) vì nó thổi bay những con muỗi đã mổ của tôi, từng bộ phận được quan sát mà không cần có một tấm kính phủ ở trên. Kết quả là những con muỗi nhỏ bé tí hon này đã tra tấn tôi bằng cách cố gắng bay vào tai và mắt tôi, chúng cố gắng trả thù tôi vì đã giết chết đồng loại của chúng. Những con ốc trên kính hiển vi của tôi bị rỉ sét do mồ hôi từ trán và tay tôi đổ xuống, và cáivật kính cuối cùng cũng bị nứt vỡ”. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1897, một trong số những trợ lý của ông mang về một chai ấu trùng, nhiều ấu trùng trong số này đã nở ra vào ngày hôm sau và trong số này ông tìm thấy một vài “con muỗi có cánh đốm”. Cảm thấy thích thú vì đã bắt được nó, vào ngày 16 tháng 8, ông cho chúng đốt bệnh nhân sốt rét của ông, Husein Khan, với các thể hình lưỡi liềm trong máu (Husein Khan đã được trả 1 anna mỗi lần một con muỗi đốt anh ta, anh ta nhận về khoảng 10 anna). Tối hôm đó, ông viết cho vợ: “Anh đã tìm ra một loài muỗi khác và giờ anh đang thử nghiệm trên chúng và hy vọng sẽ có nhiều kết quả thoả mãn hơn”. Vào ngày 17/8/1897 ông đã mổ hai con trong số muỗi này ra và không phát hiệu điều gì bất thường. Vào ngày 19/8/1897 ông đã giết một con khác và tìm thấy “một số tế bào có hốc nhỏ (vacuolated) khác thường trong dạ dày có đường kính khoảng 10 micromet”. Vào ngày 20/8/1897, một ngày nóng và chán nản, R. Ross đã đến bệnh viện lúc 7 giờ sáng, kiểm tra các bệnh nhân, xử lý thư từ và ăn sáng vội. Một trong số những con muỗi của ông đã chết và khi mổ nó ông không phát hiện được gì. Ông chỉ còn 2 con còn lại trong mẻ muỗi đã đốt Husein Khan vào ngày 16 và vào khoảng 1 giờ chiều, ông bắt đầu “hy sinh”tiếp 1 trong 2 con này. Khi mổ nó ông soi xét các mô từng micromet một, đột nhiên trong thành dạ dày ông “thấy rõ một đường hình tròn gần như hoàn hảo… có đường kính khoảng 12 micromet. Đường tròn này rất rõ, đây không thể nào là một tế bào dạ dày của một con muỗi vì nó quá nhỏ…”. Khi quan sát kỹ hơn, có “một tế bào khác và nhìn giống hệt nó”. Ông đã thay đổi tiêu cự kính hiển vi và trong mỗi tế bào mới này có một cụm hạt sắc tố đen. Ông đã vẽ sơ lại vào sổ tay của mình, niêm phong mẫu vật lại, về nhà uống trà và ngủ trong một giờ.
Một trang từ cuốn sổ khi Ronald Ross ghi chép những khám phá về sự lan truyền sốt rét của loài muỗi, 20 tháng 8 năm 1897
Các hạt sắc tố này đã làm ông lúng túng, vì thể có lông roi kia không hề có chứa hạt sắc tố, nhưng ông chợt nghĩ rằng nếu những tế bào mới này thực sự là ký sinh trùng thì chúng sẽ gia tăng kích thước qua đêm trong cơ thể con muỗi còn lại kia. Ông day dứt suốt đêm vì sợ rằng con muỗi cuối cùng kia có thể chết và bị thối rữa sáng hôm sau. Ngày hôm sau ông đã giết và mổ con muỗi còn lại. Các tế bào kia lại xuất hiện, có tới 21 con, cũng như trước, nhưng kích thước to hơn. Các tế bào này chính là ký sinh trùng và vì chúng có chứa các sắc tố sốt rét đặc trưng, ông dám chắc những ký sinh trùng sốt rét này đã sinh trưởng bên trong mô của muỗi. Ông đã viết cho TS. Manson thông tin quý giá này: “Giờ hãy vểnh tai lên mà nghe vì cuộc đi săn lại tiếp tục”. Sáng hôm sau,R.Ross lại viết một bài thơ gửi cho TS. Manson vào ngày 22/8/1897. Ngày 20/8/1897sau đó được kỷ niệm là Ngày của Muỗi! Vào ngày 04 tháng 9 ông họp mặt gia đình tại Bangalore nơi ông đã viết một bài báo cáo về phát hiện của mình. Bài này có tiêu đề: “Phát hiện một số tế bào sắc tố đặc biệt trong cơ thể hai con muỗi đã đốt máu bệnh nhân sốt rét” (“On some peculiar pigmented cells found in two mosquitoes fed on malarial blood”) đã được đăng trên Tạp chí Y học Anh vào ngày 18/12/1897. Tuy nhiên,R. Ross vẫn còn nghi ngờ! Có lẽ tế bào hình tròn kia cũng có thể không có liên quan gì đến ký sinh trùng sốt rét. Ông viết cho TS. Manson: “Tôi thực sự tin rằng vấn đề đã được giải quyết, dù tôi không thích nói nư vậy. Tôi tự mình quan sát chúng hằng ngày, những tế bào ngày thứ 5 đã sinh trưởng lớn hơn ngày thứ 4…. Chính hạt sắc tố đã là một bằng chứng rồi! Chúng còn có thể là gì nữa? Ngài nghĩ sao?”Càng cảm thấy sốt ruột việc phải đưa ra một kết luận hợp lý, R.Ross đã viết cho Manson vào ngày 22 tháng 9 năm 1897: “Tôi sẽ thấy thất vọng ê chề nếu tôi không đưa ra được một bằng chứng thích đáng trong khoảng thời gian một tuần” và tiếp tục nỗ lực truyền bệnh sốt rét của ông với những con muỗi mới tìm được kia. Nhưng hai ngày sau, ông đã được cấp trên yêu cầu đi tới Bombay.Sau đó ông chuyển tới Kherwara, một ngôi làng ở sâu trong sa mạc Rajasthan nơi sốt rét rất hiếm thấy. Nhưng quả đúng với phong cách của R. Ross, ông không hề nao núng. Ông đã biết về các nghiên cứu của Danielewsky về sốt rét ở chim và chính mình xác nhận rằng một số loài chim bồ câu cũng mang bệnh này. Vào thời điểm đó, nhiều nhà sinh học tin rằng muỗi không tấn công chim. Sau khi nghiên cứu bồ câu, chim sẻ và quạ, R. Ross xác minh rằng quả thực muỗi có đốt chim và chim cũng bị các loài côn trùng khác đốt. Trong khi đó, sau nhiều nỗ lực vận động hành lang của TS. Manson và các đồng nghiệp khác, ông đã được chuyển tới Calcutta vào ngày 29 tháng 01 năm 1898. Ronald Ross và vợ ông, cùng Mohamed Bux và các trợ lý tại phòng thí nghiệm ở Calcutta
Ông thương lượng xin được một phòng thí nghiệm cũ nát của một nhà sinh lý học mới nghỉ hưu. R. Ross đã đăng thông báo tuyển trợ lý và ông tự bỏ tiền túi ra để trả lương cho họ. Trong số khoảng 20 ứng viên, R. Ross đã chọn Mohamed Bux, vì “anh ta nhìn có vẻ côn đồ hơn tất cả các ứng viên và do đó có thể là khôn ngoan hơn một chút” và một người khác tên là Purboona đã biến mất ngay sau ngày đầu tiên nhận lương. Nhưng Mohamed Bux thì khá là được việc, đến nỗi mà anh ta thậm chí có thể ngủ dưới sàn phòng thí nghiệm qua đêm để canh không cho những con mèo hoang đến giết những động vật thí nghiệm. R. Ross đã hướng dẫn Mohamed Bux bắt muỗi, hy vọng thêm một lần nữa có thể tìm được các tế bào có sắc tố, hình tròn kia trong dạ dày muỗi. Bux đã trèo qua vô số các ống thoát nước, mương máng và các bể chứa nước bốc mùi của Calcutta và mang về tất cả các loại muỗi. Vào thời điểm này, dịch bệnh đang hoành hành dữ dội và mọi người đều sợ hãi việc tiêm chủng. Ross đã cố gắng hết sức tuyển mộ vài người tình nguyện cho nghiên cứu của ông. Ông đã gửi trợ lý của mình đi tới chợ cố gắng thuyết phục các bệnh nhân tới gặp ông để được trả công. Dù một vài người ăn xin có bị sốt đã tới vì nghe nói sẽ được trả công hậu hĩnh, hầu hết họ đều trả lại tiền, xách nạng lên và bỏ đi không một lời khi nghe ông nói sẽ chích máu đầu ngón tay để kiểm tra máu của họ! Không còn sự lựa chọn nào khác, R. Ross phải thử nghiệm trên những con chim. Phòng thí nghiệm của ông nhanh chóng chất đầy các loài quạ, bồ câu, chim rồng rộc (weaver-birds), chim sẻ và chim chiền chiện mà Mohamed Bux bẫy được. R. Ross đã phát hiện rằng 5 trong số 9 con muỗi đốt máu chim bị nhiễm Proteosoma(ký sinh trùng trên chim) đều có chứa các tế bào sắc tố trong dạ dày và ông đã dùng khả năng toán học của mình để tính toán khả năng cho thấy các tế bào sắc tố đã phát triển từ Proteosoma.R. Ross sau đó đã bắt đầu một chuỗi dài các thí nghiệm khác nhau để kiểm tra kỹ vấn đề này. Sau đó, ông kết luận rằng loài muỗi xám thường thấy (Culex) là loài mang bệnh sốt rét chim và loài vector có màu nâu, cánh đốm truyền bệnh sốt rét cho người kia không thể bị nhiễm bởi ký sinh trùng trên chim. Ronald Ross và công trình nghiên cứu của mình
Các nghiên cứu này đã được tiến hành gấp rút liều lĩnh vì ông lo sợ cấp trên có thể sẽ lại một lần nữa làm gián đoạn công việc của mình. Ông bị cấm công bố bất kỳ kết quả nào của mình, thế nhưng lại bị ép phải gửi các tóm tắt chi tiết về trụ sở chính. Người ngoài duy nhất biết được nghiên cứu của ông là TS. Manson, người thường nhận được các bản báo cáo kỳ dị, như bản báo cáo này mà R. Ross tự đặt mình vào vai xưng của tế bào sắc tố tròn kia:“Tôi nhận thấy rằng tôi chỉ tồn tại trong 3 trong số 4 loài muỗi đốt máu chim nhiễm ký sinh trùng và rằng tôi gia tăng kích thước thường xuyên từ khoảng bảy phần nghìn của một inch (0,0178 cm) sau khoảng 30 giờ sẽ tăng lên khoảng bảy phần trăm của một inch (0,178 cm) sau 85 giờ… Tôi thấy mình có số lượng nhân lên rất lớn trong 1 trong số hai con muỗi đốt máu trên hai con quạ nhiễm ký sinh trùng”. Trong giai đoạn này, R. Ross đã cố gắng tìm trợ lý hỗ trợcho công việc của mình, nhưng cấp trên của ông không bao giờ giúp đỡ ông vì những lý do mà ông thấy là không thể giải thích được.Bỏ qua tất cả những vấn đề này, R. Ross tiếp tục chuyên tâm vào công việc. Để kiểm tra giả thuyết của TS. Manson cho rằng ký sinh trùng có thể đi vào cơ thể theo đường nước uống - nước này nhiễm ký sinh trùng khi muỗi chết lúc đẻ trứng, R. Ross đã cho chim sẻ ăn muỗi nhiễm bệnh nhưng chim vẫn không bị sốt rét. Giờ đây, ông tin rằng sốt rét không thể lan truyền qua con đường đó, ông tiếp tục nghiên cứu những con muỗi nhiễm bệnh. Vào ngày 02/7/1898: Ông đã phát hiện trong phần ngựccủa muỗi có một tế bào lớn có chứa bên trong một vài thể có hình như sợi chỉ. Vào ngày 04/7/1898: Kiểm tra đầu của muỗi, ông phát hiện các thể sợi chỉ hôm trước đã đi đếntuyến nước bọt nằm trong cổ và phía trên ngực; Đến ngày 08/7/1898: Ông đã khá chắc chắn rằng sốt rét truyền bệnh ngược từ muỗi cho chim thông qua tuyến nước bọt của muỗi thông qua hành động đốt máu. Con đường truyền bệnh chính xác này cuối cùng đã được vạch trần. Với phát hiện đầy ý nghĩa này, R. Ross đã viết “nó làm ông phấn khích đến nhảy dựng người lên”. Để xác minh lần cuối, ông đã cử Mohammed Bux đi bắt một nhóm chim sẻ khoẻ mạnh. Những con muỗi đã đốt máu chim bị bệnh sẽ được cho đốt những con chim khoẻ mạnh này. Trong vòng vài ngày máu của những con chim khoẻ này đã sinh sôi đầy ký sinh trùng sốt rét. Cùng lúc đó, ông cũng giữ lại một nhóm chim đối chứng dưới màn chống muỗi, không để bị muỗi đốt và phát hiện rằng không con nào bị nhiễm bệnh.R. Ross đã viết thư báo cáo kết quả cho TS. Manson trong một trạng thái phấn khích cực độ: “Tôi nghĩ rằng giờ đây tôi có thể nói Q.E.D (Quod Erat Demonstrandum: Giả thuyết đã được chứng minh) và chúc mừng ông về lý thuyết đúng đắn. Cánh cửa đã mở và tôi đang đi bộ thu thập các kho báu. Phải nói, tôi không thể kiềm chế nổi cái sự tự phụ của mình… Tôi khoe khoang khắp nơi về việc này!”. 120 năm kỷ niệm đưa ra biện pháp phòng chống sốt rét và cũng là ngày Muỗi thế giới
TS. Manson nhận được tin này tại một cuộc họp ra mắtNhóm các bệnh Nhiệt đới của Hiệp hội Y học Anh. Khi ông đọc báo cáo của R. Ross cho các đại biểu có mặt, tất cả mọi người đều đứng dậy nhiệt liệt biểu dương.TS. Manson nói: “Tôi chắc chắn các ngài sẽ đồng ý với tôi, rằng thế giới y học, tôi thậm chí có thể nói nhân loại, mắc nợ sâu sắc Thiếu tá Bác sĩ R. Ross vì những gì ông vừa làm và tôi chắc chắn các bạn sẽ đồng ý với tôi rằng mọi sự khích lệ và hỗ trợ phải dành cho một nhà nghiên cứu chăm chỉ, thông minh và thành công này để anh ta tiếp tục công việc của mình”. Nhưng Cơ quan Dịch vụ Y tế Ấn Độ lại một lần nữa không đứng về phía R. Ross. R. Ross được lệnh phải từ bỏ công việc sốt rét và báo cáo một nhiệm vụ mới tại Assam để làm nghiên cứu về bệnh Kala azar (bệnh do ký sinh trùng Leishmania donovani gây ra ở vùng nhiệt đới). Ông đã nhận xét cay đắng: “Columbus vừa phát hiện ra châu Mỹ thì được lệnh rút lui để đi khám phá Bắc Cực. Không, kẻ được việc thì không được phép làm việc, vì kẻkhông được việc đang thể hiện quyền uy trước anh ấy”.Không hài lòng với sự dửng dưng của cấp trên và mệt mỏi với công việc và cái nóng, R. Ross đã quyết định nghỉ việc. Ông đóng cửa phòng thí nghiệm nhỏ của mình, giải phóng những con chim khỏi lồng, dọn sạch trơn các lồng muỗi. Sau khi buồn bã tạm biệt Mohammed Bux, Ronald Ross rời Calcutta vào ngày 13/8/1898. Trước khi rời đi, ông đã kêu gọi Chính phủ nhận thức về tầm quan trọng của việc đưa ra các biện pháp chủ động để phòng ngừa sốt rét dựa trên những phát hiện của ông. Ngoài ra còn nhấn mạnh việc sử dụng màn ngủ để phòng bệnh cho cá nhân, ông cũng đề xuất một chiến dịch chống muỗi là biện pháp tốt nhất cho các thị trấn và doanh trại, đặc biệt là chống lại loài muỗi có cánh đốm, loài này chủ yếu đẻ trứng ở các vũng nước trên mặt đất. Ronald Ross không dừng lại ở việc xác định vector sốt rét và tập quán của nó. Ông đã phấn khích với khả năng phòng chống căn bệnh tai hoạ này cho hàng triệu nguòi bằng cách kiểm soát nơi đẻ trứng của vector muỗi. R. Ross đã chứng minh rằng loài muỗi có xu hướng thích nước tù đọng trong các lọ, chậu và bình chứa rải rác xung quanh nơi ở con người nơi chúng có thể sinh sôi nhiều hơn hàng triệu con so với đầm lầy và ao hồ thời đó. R. Ross còn khám phá ra sự biến đổi theo mùa, gia tăng ca bệnh vào mùa mưa và hệ thống cống rãnh dưới lòng đất trongnhiều thế kỷ có ích như thế nào trong việc phòng chống muỗi. Do đó, chỉ cần làm sạch vùng đẻ trứng hơn là rút sạch nước của một vùng, do đó giảm chi phí đáng kể. R. Ross cũng không ngừng viết về phòng chống sốt rét. Ông đã chấp nhận thử thách để tiến hành những ý tưởng này. Ông là người tiên phong tiến hành những ý tưởng này cho tới khi chết. R. Ross đã thử xoá sổ sốt rét khỏi nước Anh bằng cách hình thành ‘Các lữ đoàn muỗi’ để loại trừ ấu trùng muỗi khỏi các ao hồ và đầm lầy nước tù. Vào tháng 8-9 năm 1899, ông đã được cử tới Freetown, thủ độ của Sierra Leone nơi ông đã tổ chức một đợt vận động vệ sinh môi trường, làm sạch đường phố, lốp xe, chai nước và thùng chứa và lấp các ổ chứa nước trên đường để nước mưa không có chỗ đọng lại. Nhưng chương trình phòng chống muỗi ở Freetown không gặt hái được kết quả như mong đợi, có thể là vì R. Ross đã đánh giá thấp các ao hồ muỗi đẻ trứng cũng như là số lượng thực tế của vector mà ông đang cố kiểm soát. Một số tài liệu cổ xưa ghi lại các nghiên cứu cả R. Ross và các nhà khoa học đồng hành với ông
R. Ross có nguồn ngân sách rất hạn chế và công nghệ tốt nhất có thể làm là đổ dầu vào nhiều khu vực đẻ trứng xung quanh Freetown. Ngay khi việc đổ dầu ngừng lại, muỗi lại tiếp tục đẻ trứng. R. Ross lại tăng cường gấp đôi nỗ lực của mình với nguồn tài trợ từ các nguồn tư nhân và đảm bảo loại bỏ tất cả các khu vực đẻ trứng tiềm năng, bao gồm rác thải, chai lọ vỡ và các thùng chứa nước khác. Dù nhiều nỗ lực như vậy, chương trình này chỉ làm người ta nhớ đến vì tác động làm sạch rác thải của Freetown hơn là tác động phòng chống sốt rét. J.W.W. Stephens và S.R. Christophers, những người đã từng làm việc với Ronald Ross tại Freetown, đã tổ chức một cuộc vận động tương tự tại Mian Mir của vùng Lahore, Ấn Độ vào năm 1901 với mang lại nhiều thành công hơn. Cuộc vận động vệ sinh môi trường của Ronald Ross cũng thành công ở những nơi khác. Trong giai đoạn quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng Cuba, một chiến dịch chống lại sốt vàng và sốt rét đã được khởi xướng tại Havana đầu năm 1901. Dưới sự lãnh đạo của Bác sĩ Phẫu thuật trợ lý Tướng William Crawford Gorgas của Lục quân Hoa Kỳ các biện pháp chống muỗi này đã gặt hái được kết quả rất to lớn. Pyrethrum, một hoá chất diệt muỗi tự nhiên chiết xuất từ hoa cúc, đã lần đầu tiên được sử dũng bởi William Gorgas tại Cuba nơi nó được đốt bên trong các toà nhà đóng kín. Muỗi đã biến mất toàn bộ khỏi nhiều vùng của thành phố, và giảm số lượng ở mọi nơi. Cuối năm 1902, Hoàng tử Auguste d'Arenberg, Chủ tịch của Công ty Suez Canal chờ R. Ross đến để cứu Ismailia, một thành phố nhỏ được xây dựng để làm trung tâm điều phối cho việc xây dựng kênh đào. Thành phố này có nguy cơ đe dọa bởi sốt rét rất nghiêm trọng trong một thời gian dài. R. Ross đã tập trung vào cải tiến khâu vệ sinh và đã thành công năm sau đó, đến năm 1904 thì chính quyền thành phố đã công bố họ chẳng bao giờ cần đến ngủ mùng nữa và cả năm chỉ có báo cáo một ca sốt rét tại Ismailia. Biện pháp quyết liệt về cải tạo vệ sinh của R. Ross được phong một cái tên là “Chủ nghĩa vệ sinh Bolshevick - sanitary Bolshevism". Nhiều năm sau đó, cái tên gọi trìu mến được đặt cho R. Ross là Mosquito Ross, ông được thuê làm dịch vụ tại nhiều quốc gia Hy Lạp, Mauritius, Tây Ban Nha, Panama và trong suốt chiến tranh thế giới thứ I và nhiều nơi khác nữa trên tiền tuyến. Vị trí của ông trong lĩnh vực nghiên cứu sốt rét rất cao và nổi tiếng thời bấy giờ, dù rằng những âm thanh chói tai và sự tập trung đông người chống muỗi có hại cho sự phát triển xã hội hoặc việc sử dụng quinine một cách quá triệt đểđôi khi làm cho ông không còn được quý mến trong giới nghiên cứu sốt rét nữa. Mô hình của Lục quân Mỹ tại Cuba đã được sao chép lại trong quá trình xây dựng Kênh đào Panama trong giai đoạn 1905-1910, nơi Ronald Ross và William Gorgas làm việc cùng nhau. Sốt vàng bị loại trừ và tỷ lệ mắc mới sốt rét giảm đáng kể thông qua một chương trình kết hợp giữ phòng chống sốt rét và chống muỗi.Vào năm 1910, R. Ross đã viết: “Những căn bệnh truyền nhiễm gây ra đau đớn, nghèo đói, viện phí và mất đi sự thịnh vượng và nhà chức trách chỉ cần chi ra vài trăm bảng để xử lý căn bệnh gây thiệt hại hàng nghìn bảng. Do đó, “vì lý do kinh tế, các chính phủ có lý do chính đáng để chi chophòng chống sốt rét một số tiền tương đương tổngthiệt hại mà căn bệnh này gây ra cho con người” (Ross, R. The Prevention of Malaria, London, John Murray. 1910. pp. 295-296). Trong chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918) R. Ross đã được bổ nhiệm làmBác sĩ tư vấn về Bệnh Nhiệt đới cho Quân đội Ấn Độ và được gởi đến Alexandria trong 4 tháng để điều tra vụ dịch tiêu chảy tấn công lên quân đội tại Dardanelles. R. Ross cũng là người khởi xướng các biện pháp phòng bệnhsốt rét cho ngành công nghiệp trồng trọt tại Ấn Độ và Ceylon. R. Ross đã đóng góp nhiều cho lĩnh vực dịch tễ học sốt rét và các phương pháp mang tính lý luận cũng như áp dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu, đánh giá và điều tra về dịch tễ học. Ông đã xây dựng mô hình toán cho dịch sốt rét, thông qua điều tra chỉ số ký sinh trùng và đánh giá tỷ lệ lách lớn ở trẻ em như một công cụ điều tra dịch tễ học, tập trung liên quan sốt rét và cộng đồng và tính phức tạp của động lực lan truyền sốt rét. Cung cấp các công thức tính tỷ lệ trong cơ chế sốt rét lan rộng, thiết kế nghiên cứu, tính toán về nhân lực, vật lực cần có trong đối phó một vụ dịch. Bằng cách ấy tính toán chi phí mà các chính phủ phải bỏ ra trong một vụ dịch như thế nào, các bước tính toán ấy không thiên về kinh tế mà liên đới trong kinh tế trong y tế một cách phù hợp nhất. Mô hình toán của ông còn tập trung vào làm thế nào để giảm quần thể muỗi sốt rét. Các mô hình ấy vấn còn áp dụng một thời gian dài cho các nhà làm kế hoạch và hoạch định chính sách trong PCSR. R. Ross cũng mang ơn và tôn chỉ rất nhiều các công trình nghiên cứu của Laveran, Koch và dĩ nhiên có bậc thầy của ông chính là Sir TS. Patrick Manson. Khuyến nghị của Koch về cơ chế miễn dịch học liên quan đến sốt rét cũng làm cho R. Ross rất ấn tượng và hỗ trợ nhiều trong các nỗ lực phòng chống của R. Ross. Nhưng R. Ross cũng có một mối hiềm khích gay gắt với nhà vật lý học người Italy Giovanni Battista Grassi, người vào năm 1898 đã báo cáo rằng muỗi Anopheles chính là loài mang bệnh sốt rét ở người. Grassi, Amico Bignami và Giuseppe Bastianelli đã cho muỗi đốt người tình nguyện và vào ngày thứ 11, bệnh nhân biểu hiện triệu chứng ớn lạnh của sốt rét. Soi lam máu bệnh nhân phát hiện số lượng lớn ký sinh trùng sốt rét, nhưng khi công bố nghiên cứu, Grassi đã không hề nhắc đến hay dẫn chứng vềR. Ross. R. Ross cảm thấy vô cùng phẫn nộ và R. Ross hoàn toàn nghĩ rằng Grassi đang cố gắng ăn cắp phát hiện này của ông, R. Ross gửi một lá thư phẫn nộ tới các tạp chí đã đăng bài nghiên cứu của Grassi, quả quyết rằng Grassi là một tên lang băm, một tên trộm rẻ tiền, một con ký sinh trùng sống bám vào ý tưởng của người khác. Grassi đã đáp lại bằng các từ ngữ chua cay không kém. Các từ ngữ hằn học ấy giữa hai bênchua cay đến nỗi các biên tập viên sợ không dám đăng lên tạp chí vì sợ phạm phải tội phỉ báng. Nhưng cả R. Ross và Grassi không dừng lại ở đó, cả hai tranh thủ sự trợ giúp từ các tác giả trong lĩnh vực y học nhiệt đới. R. Ross đã nhận được thư của tiến sĩ T. Edmundston Charles, giám sát viên người Anh quản lý các nghiên cứu của Italy tại Rome, sử dụng các bằng chứng này, R. Ross khẳng định rằng Grassi đã biết về các nghiên cứu trên về sốt rét ở chim chứ không phải ở người, mặc dù sau đó Grassi đã phủ nhận điều đó. Khi R. Ross không thể tìm được một nhà xuất bản nào để xuất bản sách nói về vụ việc giữa ông và nhà khoa học người Ý kia thì ông tự bỏ tiền túi ra in nhằm chống lại ý của các luận chứng từ người Ý và đã có 2 phiên bản ra mắt. Điều đặc biệt là các ý kiến tranh cải kéo dài hơn 2 thập niên, nhưng Hội đồng trao giải Nobel đã không mấy khó khăn trong xác định ai là xứng đáng, ai là danh dự được nhận và chính R. Ross đã nhận giải thưởng Nobel vào năm 1902. Giải thưởng và sự công nhận của công chúng đã đến với R. Ross. Vào năm 1901,R. Ross đã được bầu làm Uỷ viên Giám đốc của Trường Đại học Phẫu thuật Hoàng Gia Anh và là Uỷ viên giám đốc của Hiệp hội Hoàng Gia, trong đó ông giữ chức Phó Chủ tịch từ năm 1911-1913. Vào năm 1902 ông đã được Vua của Anh Quốc traotặng Huân chương danh dự. Chính năm 1902, ông đựợc nhận giải thưởng Nobel về Y học về công trình nghiên cứu sốt rét mà trong đó ông đã chỉ ra làm thế nào ký sinh trùng đi vào cơ thể, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu thành công bệnh sốt rét và đề ra các biện pháp chống lại căn bệnh sốt rét (giải Nobel về sinh lý học và y học chưa bao giờ trao cho công trình liên quan đến thống kê sinh học và dịch tễ học và đây là một ngoại lệ của Ronald Ross, người đạt giải Nobel Y học lần thứ 2, nhưng chính R. Ross cho rằng chính toán học trong mô hình lý thuyết dịch là đóng góp quan trọng nhất về mặt khoa học của các công trình nghiên cứu của ông). Ngài TS. Patrick Manson đã bỏ lỡ giải Nobel nhưng tên tuổi của ông thì được mọi người biết đến với tư cách là người dẫn dắt đến thành công của R. Ross. Khoảng 100 lá thư mà họ viết cho nhau trong hai thập kỷ sau đó như chứng minh một quá trình từ khô khan đến thân mật củamột tình bạn sáng tạo và sự khó khăn của một mối quan hệ thầy-trò thay đổi dần dần tự nhiên thành một mối quan hệ đồng nghiệp. Vào năm 1911, ông đã được phong tước Hiệp sĩ. Tại Bỉ, ông đã được trao tặng Huân chương Order of Leopold II. Ông cũng được làm Hội viên Danh dự của các hiệp hội dành cho những người có học thức tại hầu hết các quốc gia của châu Âu và của nhiều lục địa khác. R. Ross nhận bằng tiến sĩ danh dự tại Stockholm năm 1910 tại lễ kỷ niệm 100 năm của Viện Karolinska (Thụy Điển). Sự cống hiến cho khoa học dẻo dai và trí tuệ minh mẫn trong nghiên cứu đã làm ngạc nhiên nhiều người, ông ta đã có nhiều bè bạn khắp châu Âu, châu Á và châu Mỹ và ở đó mọi người rất chờ mong các cống hiến cũng như các thành quả từ các công trình nghiên cứu của ông. Ông còn là nhà biên tập cho Tạp chí Science Progress từ năm 1913 đến lúc chết (1932). Vào năm 1926, Viện R. Ross và Bệnh viện các Bệnh Nhiệt đới đã được mở cửa và Hoàng tử xứ Wales đã tới dự để vinh danh R. Ross, người cũng giữ vai trò là Giám đốc của hai cơ quan này. Nhưng những giải thưởng và sự công nhận của xã hội này không làm ông hài lòng nhiều. Dù nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu khác trong đời, ông cảm thấy ngậm ngùi vì ông không nhận được tiền thưởng vì khám phá này và đã cầu xin Chính phủ hỗ trợ về vấn đề này. Ông phẫn nộ vì sự thật là cuộc đời hành nghề y (và thu nhập) của ông chưa bao giờ thịnh vượng (cũng giống như của TS. Manson) và rằng cuộc đời ông với tư cách là nghiên cứu viên dường như bị đánh giá thấp và bị trả lương quá thấp. Ông đã luôn luôn mong mỏi được sống ở Luân Đôn, không phải ở Liverpool, dù rằng vào lúc ông chuyển đến Luân Đôn vào năm 1912, ông cũng không được thanh thản hơn. Sau tất cả, ông cũng phiền muộn vì nhóm các nhà sốt rét học cũng không ủng hộ ý tưởng của ông về phòng chống sốt rét và ông không hài lòng với thái độ của các nhà chức trách đối với các nỗ lực phòng chống muỗi. Ronald Ross đã hy vọng rằng những khó khăn ông gặp phải trong quá trình nghiên cứu và làm việc sẽ làm sáng mắt nhà cầm quyền và hy vọng rằng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn cho các thế hệ nhà khoa học trong tương lai. Các tác phẩm văn học của Ronald Ross bao gồm tiểu thuyết Đứa trẻ của Đại dương (The Child of Ocean 1899 và 1931); Những người di cư, Edgar, Phán quyết của Tithonus, Những triết lý, Tâm lý học, và các bài thơ khác; tiểu thuyết Revels of Orsera; tiểu thuyết Linh hồn của Cơn bão, một số bài thơ chọn lọc (1928), Fables and Satires (1930); bộ sưu tập các bài thơ u sầu In Exile (1931); Lyra Modulatu (1931); năm công trình toán học (1929-1931). Ông cũng biên soạn bản ghi chép Phòng ngừa sốt rét vào năm 1910 và các nghiên cứu khác về sốt rét vào năm 1928. Slide có chứa máu mổ ruột muỗi khi R. Ross nghiên cứu
Hộp đựng lam máu của R. Ross hiện đang lưu tại lab ký sinh trùng của LSHTM, Anh
Tự truyện của ông, The Memoirs đã được xuất bản vào năm 1923 -là một cuốn dài 547 trang nói về những thử nghiệm và những khổ cực của ông. R. Ross đã lưu trữ hầu như tất cả mọi thứ về mình: thư từ, điện tín, các bài báo, bản nháp các tài liệu đã công bố hoặc chưa công bố; ông cũng tìm thấy rất nhiều thư của mình khi đang viết hồi ký. Vào năm 1928, R. Ross quảng cáo bán các nghiên cứu của mình trên tờ Science Progress, cho thấy rằng ông cần tiền để cung cấp cho vợ và gia đình mình. Số nghiên cứu này được Lady Houston mua lại với giá 2.000 bảng, người đã quyên góp chúng vào Bảo tàng Anh. Bảo tàng này từ chối nhận, một phần là vì điều khoản của R. Ross rằng sự sắp xếp các nghiên cứu này phải được giữ nguyên và còn do một số ý kiến từ các thành viên của Viện R. Ross cho rằng bộ sưu tập tốt nhất nên để họ giữ. Đa số các nghiên cứu này hiện được bảo quản tại Đơn vị Ký sinh trùng, Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đông (LSTMH) tham khảo tại http://www.lshtm.ac.uk/library/archives/rossproject.html). Cả thảy có hơn 30.000 bài được kê danh mục nằm trong hai kho chứa mang tên R. Ross, tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn và tại Đại học Glasgow (Anh). Ross và Rosa có tất cả 4 người con (2 trai và 2 gái), hai người con trai tên Ronald và Charles, hai người con gái tên là Dorothy và Sylvia. Con trai lớn chết trong cuộc rút quân khỏi Mons vào năm 1925, con gái đầu cũng chết, đến năm 1927, R. Ross bị đột quỵ, vợ ông ta mất năm 1931 và Ross mất sau đó 1 năm tại Viện Ross, Luân Đôn vào ngày 16/9/1932. Nhà khoa họccủa hai giải Nobel, nhà toán học, nhà dịch tễ học, nhà vệ sinh học, biên tập, nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn nhạc “amateur” được chôn cùng vợ tại nghĩa trang Putney Vale. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ronald Ross, “An Application of the Theory of Probabilities to the Study of a priori Pathometry. Part I”, Proceedings of the Royal Society of London. Series A, Vol. 92 (1916)pp. 204-230. http://visualiseur.bnf.fr/Visualiseur?Destination=Gallica&O=NUMM-56185 2.Ronald Ross; Hilda P. Hudson, “An Application of the Theory of Probabilities to the Study of a priori Pathometry. Part II”, Proceedings of the Royal Society of London. Series A, Vol. 93 (1917)pp. 212-225. http://visualiseur.bnf.fr/Visualiseur?Destination=Gallica&O=NUMM-56186 3.Ronald Ross; Hilda P. Hudson, “An Application of the Theory of Probabilities to the Study of a priori Pathometry. Part III”, Proceedings of the Royal Society of London. Series A, Vol. 93 (1917)pp. 225-240. http://visualiseur.bnf.fr/Visualiseur?Destination=Gallica&O=NUMM-56186 4.http://stevenlehrer.com/explorers/images/explor1.pdf 5.http://www.cdc.gov/malaria/history/ross.htm 6.Breslow NE. Are Statistical Contributions to Medicine Undervalued? Biometrics, Volume 59, Number 1, March 2003, pp. 1-8(8) 7.http://www.lshtm.ac.uk/library/archives/rossproject.html 8.http://www.libertyindia.org/pdfs/malaria_climatechange2002.pdf 9.Bendiner E. Ronald Ross and the mystery of malaria. Hospital Practice. Oct 15, 1994:95-112 10.Robert E Sinden. Malaria, mosquitoes and the legacy of Ronald Ross. At http://www.who.int/bulletin/v 11.http://www.litsios.com/socrates/page5.php 12.http://www.zephyrus.co.uk/ronaldross.html 13.http://www.tribuneindia.com/1999/99apr17/saturday/fact.htm 14.http://www.aim25.ac.uk/cgi-bin/frames/fulldesc?inst_id=37&coll_id=4046 15.http://banglapedia.search.com.bd/HT/R_0220.htm 16.http://www.theotherpages.org/poems/gp1_14.html 17.http://medicine.nobel.brainparad.com/ronald_ross.html 18.http://www.aim25.ac.uk/cgi-bin/frames/fulldesc?inst_id=37&coll_id=4046&full=1&template=1 19.http://www.lshtm.ac.uk/library/archives/rossbio.html 20.http://www.geocities.com/~bblair/reflections_twp.htm 21.http://www.bartleby.com/266/53.html 22.http://www.answers.com/topic/ronald-ross 23.http://www.sciencemag.org/cgi/content/full/295/5552/47 24.http://www.cdc.gov/malaria/history/panama_canal.htm 25.Ross R. Researches on malaria. Nobel Lecture, Dec.12, 1902. From Nobel Lectures, Physiology or Medicine 1901-1921, Elsevier Publishing Company, Amsterdam, 1967. 26.http://nobelprize.org/medicine/laureates/1902/ross-bio.html 27.Chidanand Rajghatta. India’s Nobel connections.
|