Đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành hóa sinh học: Nghiên cứu giải mã một phần hệ gen ty thể của loài sán lá gan nhỏ Oplsthorchis viverrini
Tên đề tài luận án: ''Nghiên cứu giải mã một phần hệ gen ty thể của loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini (mẫu Việt Nam) và so sánh với các chủng của thế giới bằng các phương pháp sinh học phân tử” Tác giả đề tài luận án: Đề tài luận án của nghiên cứu sinh Ngô Thị Hương là cán bộ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn được thực hiện trong giai đoạn 2005-2008 tại Viện Công nghệ Sinh học và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn với sự hỗ trợ một phần kinh phí của Dự án Wellcome Trust (Vương quốc Anh) và ICGEB (Italy) do PGS.TS Lê Thanh Hòa làm chủ nhiệm, đã bảo vệ thành công trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước ngày 25/9/2008. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thanh Hòa-Trưởng phòng Miễn dịch học-Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam; TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn GS.TSKH. Vũ Thị Minh Thục-Viện Tai-Mũi-Họng Trung ương. Nhận xét về Nghiên cứu sinh và Luận án tiến sĩ sinh học: | PGS.TS. Lê Thanh Hòa và TS. Triệu Nguyên Trung hướng dẫn khoa học cho Nghiên cứu sinh Ngô Thị Hương |
Về Nghiên cứu sinh: 1. Nghiên cứu sinh Ngô Thị Hương là Thạc sĩ sinh học tốt nghiệp Đại học Mahidoi-Thái Lan, đồng thời là nghiên cứu viên lâu năm ở Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn thuận lợi cho việc thực hiện đề tài, có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đảm bảo cho tham khảo tài liệu, tìm hiểu phương pháp và kỹ thuật sinh học phân tử phục vụ nghiên cứu. 2. Luận án của nghiên cứu sinh có nhiều đóng góp mới, đặc biệt về phần nghiên cứu gen và hệ gen ty thể loài sán lá gan nhỏ gây bệnh ở người O. viverrini, tác nhân gây ung thư biểu mô túi mật, từ các mẫu thu nhận tại Việt Nam, đó là các đóng góp lớn cho nghiên cứu dịch tễ và sinh học bệnh sán lá gan ở người tại Việt Nam và thế giới. 3. Nghiên cứu sinh đã công bố 4 bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín là Tạp chí Y học Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Sinh học có nội dung cô đọng, rõ ràng theo yêu cầu của các tạp chí đầu ngành về những đóng góp của luận án và các vấn đề liên quan đến luận án. 4. Trong quá trình thực hiện luận án nghiên cứu sinh luôn tuân thủ mọi qui định của cơ sở đào tạo và Bộ Giáo dục-Đào tạo, ham học hỏi, có tư cách đạo đức tốt được mọi người mến mộ. Về luận án Tiến sĩ sinh học. 1. Luận án trình bày tốt, theo các chương mục đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cơ sở đào tạo, bố cục rõ ràng, nêu được mục tiêu, nội dung cần nghiên cứu và trình bày các kết quả đầy đủ giúp người đọc hiểu được phần việc mà tác giả đã làm, kết quả đạt được và những đóng góp mới của luận án. Nội dung nghiên cứu rõ ràng, đó là đặt vấn đề giải mã hệ gen (4,2 kb, gồm 15 gen) của 3 chủng O. viverrini của Việt Nam và l chủng của Thái Lan. Phần kết quả có kết cấu logic, các kết quả phản ánh đúng nội đung yêu cầu, các hình, bảng, sơ đồ miêu tả rõ ràng mang tính thông tin cho tổng quan cũng như kết quả ít được. | TS. Ngô Thị Hương ( người cầm hoa, đứng giữa) cùng các thầy cô trong Hội đồng Khoa học chụp hình kỷ niệm | 2. Nội dung nghiên cứu là sán lá gan nhỏ O. viverrini, một loại sán dẹt gây bệnh và gây ưng thu (cholangiocarcinoma) ở vùng châu Á, cho đến khi nghiên cứu sinh thực hiện đề tài còn có rất ít công trình nghiên cứu về sinh học phân tử, đặc biệt trên mẫu của Việt Nam. Vùng các tỉnh miền Trung gồm Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Đắc Lắc, Thừa Thiên-Huế được xác định lưu hành sán lá gan nhỏ O. viverrini, có mức độ ảnh hưởng dịch tễ học trong cộng đồng rất cao. Do vậy, đề tài đặt ra giải mã hệ gen ty thể các mẫu của Việt Nam nhằm cung cấp dữ liệu cho các mục đích nói trên và hết sức cấp thiết mang tính khoa học và thực tiễn. Ngoài giám định, giải mã hệ gen, tác giả còn so sánh phân tích tìm hiểu mức độ biến đổi di truyền, nguồn gốc phả hệ của loại KST gây ưng thư này đối chiếu với chủng của Thái Lan và kết quả đạt được không những có ý nghĩa quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế, có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu hệ gen ty thể mà thế giới quan tâm hiện nay. Chúng tôi đang hoàn thành bài báo công bố quốc tế.
3. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu của luận án bao gồm các phương pháp thông dụng như thu mẫu, xác định hình thái học, giám định phân loại; các phương pháp phân tử như PCR, tách dòng, chọn lọc, giải trình trình tự, truy cập ngân hàng gen để xác định chuỗi gen vừa phân lập; các phương pháp tin-sinh học như phân tích biến đổi nucleotide/amino acid, tính hệ số đột biến, xác định tương đồng, phân tích cấu trúc gen ARN vận chuyển, phân tích phả hệ, xây dựng cây phả hệ và nhiều phương pháp khác đều hết sức hiện đại, ứng dụng tin-sinh học. Tác giả đã kết hợp các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại về sinh học phân tử về gen và hệ gen, cũng như các phương thức/công cụ xử lý đề nghiên cứu và thành công đạt kết quả để hoàn thành luận án. 4. Phạm vi kết quả đạt được bao gồm 4 lĩnh vực: | TS. Triệu Nguyên Trung - Viện trưởng Viện Sốt rét -KST-CT Quy Nhơnvà là người hướng dẫn đề tài cho Nghiên cứu sinh Ngô Thị Hương tặng hoa chúc mừng |
- Thu nhận vùng gen ty thể dài 4,2 kb của 3 chủng sán lá gan nhỏ của Việt Nam (OvBD1; OvQN; OvPY3) và của Thái Lan (OvKK), sau khi nghiên cứu giám định bằng chỉ thị ty thể. - Phân tích vùng gen ty thể 4,2 kb của các chủng, gồm các nội dung biến đồi nucleotide; trật tự gen; các gen mã hoá protein: nad4, atp6, nad2, nadl, nad3; ARN vận chuyển. - Phân tích quan hệ phả hệ của các chủng Việt Nam và Thái Lan, dựa vào một số gen trong vùng ty thể 4,2 kb. - Phân tích tổng thể kết cấu thành phần của vùng gen ty thể 4,2 kb, trong đó có sự so sánh với một số loài sán dẹt thường gặp, và xác định quan hệ phân loại của sán lá gan nhỏ của Việt Nam. 5. Các đóng góp mới mới về phương diện quốc gia và quốc tế: - Lần đầu tiên vùng gen ty thể 4,2 kb của O. viverrini nói chung và của các chủng của Việt Nam nói riêng đã được xác định; - Lần đầu tiên đặc tính gen học hệ gen ty thể của sán lá gan nhỏ O. Viverrini bao gồm trật tự, cấu trúc, tương đồng, thành phần kiến tạo, mối quan hệ phả hệ được phân tích; - Lần đầu tiên mối quan hệ về loài và vị trí phân loại của sán lá gan nhỏ O. viverrini được làm sáng tỏ, góp phần hiểu biết hơn về các loải trong ướp sán lá (Trematoda) và vương quốc sán dẹt Platyhelminth. Những đóng góp mới này cung cấp nguồn thông tin mới nhất và duy nhất cho đến nay, không những cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về ký sinh trùng tại Việt Nam mà còn góp phần cho nghiên cứu trên thế giới. Tất cả những kết quả của tác giả đều có sức thuyết phục, có khả năng ứng dụng cao trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và định hướng kỹ thuật cao trong lĩnh vực ký sinh trùng, đặc biệt là nghiên cứu các loài sán lá ký sinh ở người.
|