|
Ronald Ross (1857-1932) |
Tác giả Ronald Ross (1857-1932) với giải thưởng Nobel nghiên cứu về lĩnh vực sốt rét
Ronald Ross, con trai của một vị tướng quân đội đa tài, lãng mạn làm thơ văn và dành thời gian cho viết tiểu thuyết, viết kịch, họa, ông vừa là nhạc sĩ vừa là nhà toán học và đặc biệt chưa bao giờ muốn mình trở thành thầy thuốc y khoa. Ông trở thành một nhà nghiên cứu một cách tình cờ, qua thiết kế một vài thí nghiệm ngắn gọn, súc tích và đầy tính sáng tạo và sau đó đạt được giải thưởng Nobel y học năm 1902. Với khuôn mặt lãnh đạm, thờ ơ có thể xem là khó tình cảm, thế nhưng ông đã thường xuyên tự bỏ tiền túi của mình ra chi cho các nghiên cưus và cho người tình nguyện, ông đã cố gắng tìm tòi và khắc phục mọi sai số trong nghiên cứu. Và đặc biệt với khả năng viết lách sẵn có và chất lãng mạn trong thơ ca của mình, rốt cuộc ông đã viết lên các công trình nghiên cứu rất tuyệt vời. Ross sinh vào ngày 13 tháng năm năm 1857 tại Almora, gần dãy núi Himalaya, Ấn Độ chỉ 3 ngày sau khi vụ nổi dậy chống đối của quân đội Anh tại Ấn Độ xảy ra. Ross là con trai đầu trong một gia đình 10 người con của tướng Campbell Claye Grant Ross, một quân nhân Scottland của quân đội Anh đóng tại Ấn Độ và bà Matilda Charlotte Elderton. Ông nôị của Ross là thiếu tướng Hugh Ross, cũng là một quân nhân tham gia tại biên giới Ấn Độ. Thuở nhỏ, cha của Ross bị bệnh sốt rét nặng, vào lúc 8 tuổi thì Ross được gởi đến Anh để học. Sau khi hoàn thành cấp 1 tại 2 ngôi trường nhỏ nhỏ tại Ryde, ông ta được gởi sang học tại Springhill, gần Southampton năm 1869. Khi ông 14 tuổi, ông đã đạt giải thưởng về toán học, giải thưởng là một cuốn sách nhỏ có tựa đề Orbs of Heaven và chính cuốn sách này là hoài vọng để ông học toán chuyên sâu hơn.Vào tuổi 16, Ronald đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên của mình ở trường Oxford và Cambridge, Anh qua kỳ thi tại địa phương. Ông đã vẽ tranh chép lại của Raphael bằng bút chì chỉ trong vài phút với tựa đề Người cầm đuốc (Torchbearer)! Vào tuổi 17, Ross tuyên bố tham bọng của mình là trở thành nhà văn nhưng cha cậu ta không thống nhất và không đồng ý với ý kiến đó. Trong ý tưởng riêng của Ross say này ghi: “Tôi ước trở thành một nhà nghệ thuật hay họa sĩ, nhưng cha tôi lại chống đối điều này; tôi cũng ao ước đi vào quân đội hay hải quân nhưng tim cha tôi mong rằng tôi theo nghề y học và cuối cùng Đơn vị y khoa Ấn Độ (Indian Medical Service) đã cho tôi nhiều cơ hội tốt và giấc mơ của một cậu bé thuở nào nay đã chuyển hướng. Dưới áp lực của cha ông, ông tham gia vào học trường và bệnh viện St. Bartholomew's Hospital ở London năm 1875. Phần lớn thời gian tại trường y, ông dành cho thơ ca và hội họa và kịch nghệ. Trong suốt thời gian học y khoa, Ross đã đi sâu vào một căn bệnh của một người phụ nữ là Essex marshes, bà ta khai bệnh đau đầu, đau cơ và cảm thấy nóng, lạnh. Ross đã đặt ra vấn đề liệu rằng bà ta có phải là sốt rét hay không, tuy nhiên bênh này chỉ gặp phần lớn ở vùng nhiệt đới nóng như nam Mỹ và Ấn Độ. Tuy nhiên chẩn đoán chi tiết của anh ta là có thể, song cô ta chưa bao giờ đi đâu đến vùng sốt rét lưu hành trở về, vì thế Ross không thể chứng minh được chẩn đóan này. Không phải ngạc nhiên, ông ta đã hoàn thành chương trình học y khoa nhưng bị trượt trong kỳ thi vào cơ quan y tế Ấn Độ năm ấy, cha ông ta dọa sẽ không cung cấp bất cứ khoảng tiền nào, anh ta tiếp tục tìm việc như một phẩu thuật viên trên con tàu nhỏ qua lại giữa London và New York. Năm 1881, ông ta thi lại vào cơ quan y tế Ấn Độ và đuợc xếp hạng 17 trong số 22 thí sinh đậu năm ấy. Sau 4 tháng tập huấn tại trường y khoa quân đội (Army Medical School), Ronald Ross cũng đã làm hài lòng ước nguyện của cha là vào đơn vị phục vụ y tế Ấn Độ cùng năm đó. Với kết quả học tập và thi đầu vào không mấy ấn tượng, Ross được đầu quân cho lực lượng Madras, một trong 3 đoán quân ít danh tiếng nhất của đội quân Ấn Độ lúc bấy giờ (chỉ có Bengal và Bombay là danh giá hơn) và làm việc ở nhiều nơi như Mysore và Madras và cũng phục vụ cho chiến tranh ở Burma và Andaman Islands. Trong khi ở Madras, phần lớn công việc của ông là điều trị cho các lính bị sốt rét, điều trị bằng quinine thành công, nhưng nhiều người vẫn bị chết vì thất bại trong điều trị một số trường hợp muộn và cũng trong thời điểm này, ông dồn vào nghiên cứu các mô hình toán học để ứng dụng trong nghiên cứu sốt rét. Từ những ngày đầu làm việc tại Ấn Độ, Ross cùng quần quật với muỗi, đến năm 1883, Ross được thủ vai chính trong phẩu thuật “Acting Garrison Surgeon” tại Bangalore. Mặc dù ở trong một nhà gỗ một tầng mà người ta cấp cho ông rất tiện nghi song ông vẫn bị kích thích bởi lượng lớn muỗi thường xuyên vo ve quanh phòng, và điều đáng chú ý có vẻ như muỗi có nhiều hơn ở khu vực quanh phòng hơn là các nơi khác và chúng thường tụ thành đàng quanh các thùng tô nô chứa nước ở ngoài cửa sổ. Khi Ross nhìn vào trong các thùng thì thấy rất nhiều ấu trùng đang uốn éo trong nước, xác định đây là ấu trùng của muỗi. Ross đã bịt đầu thùng trống nước thì thấy muỗi giảm đáng kể. Suy nghĩ của ông lúc ấy là nếu một nơic nào đó loại bỏ muỗi đẻ thì có thể lọai trừ chúng hoàn toàn, nhưng không ai chứng minh được giải pháp này vào thời đó nhưng đưa ra ý kiến đó thì bị nhiều người không tin thậm chí bác bỏ. Không từ bỏ các ý tưởng khoa hoc ấy, ông vẫn nhiệt tình và đam mê với các mô hình toán, viết thơ văn và tiểu thuyết, rồi tự ấn bản cho riêng mình. Tuy nhiên, ông ta cũng quan tâm đến nhiều bệnh nhiệt đới khác tại Ấn Độ, đặc biệt không bỏ qua bệnh sốt rét-căn bệnh đã giết chết hơn 1 triệu người Ấn Độ mỗi năm. Sau 7 năm tại Ấn Độ, từ 1881, ông ta chán nản và trở về Anh nghỉ phép năm 1888. Nhưng ông nhận ra với y nghiệp không thể hứa hẹn hơn nếu chỉ là mình biết, ông thiết lập mối liên hệ với các độc giả thông qua gia đình và bè bạn, ghi danh vào khóa học Diploma về y tế công cộng tại Anh và làm quen với các kỹ năng kính hiển vi và các kỹ thuật phòng xét nghiệm. và cũng trong thời gian này ông kết hôn với Rosa Bessie Bloxam vào tháng 4 năm 1889 và trở về Ấn Độ với vợ, con gái đầu chào đời năm 1891 và con gái thứ 2 vào năm 1903. Trở về Ấn Độ, ông ghi danh vào một bệnh viện quân đội nhỏ ở Bangalore. ở đây, Ross bắt đầu xay dựng lý thuyết về sốt rét học. Ông lại bỏ qua công trình của Laveran mà tự xây dựng cho mình một giả thuyết sốt rét có thể do một vài chất độc từ trong ruột và đăng tải thông tin lên trang nhất với tiêu điểm này. Ngay sau đó, mặc dù ông đã học được những khám phá của Laveran năm 1892 từ một số bài đăng trên tạp chí y học Ấn Độ (Indian medical journals), ông ta vẫn không tin. Ông chích máu đầu ngón tay bất cứ người nào đến với ông mà bị sốt và phải bỏ ra hàng nhiều giờ để xem dưới kính hiển vi các lam máu, tuy nhiên không thể xem được các vật thể hình liềm ấy. khi đó, ông ta điên lên và tự đặt vấn đề là các quan sát của Laveran dưới kính hiển vi là ký sinh trùng có thể nhìn thấy chỉ là may mắn, không có bất cứ giá trị nào và ông còn hoang mang cho rằng có thể tác giả người Pháp này đang làm giả số liệu của ông ta chăng. Và ngờ vực ấycủa ông đối với Laveran là một vấn đề được chia sẻ đến nhiều người. Khi ông về Anh nghỉ phép lần thứ 2 vào năm 1894, Ross tin rằng sẽ tích lũy nhiều bằng chứng nhưng không thể phủ nhận được quan điểm của Laveran là sai và cuối cùng ông ta cũng công nhận với các đồng nghiệp là mọi thứ cố gắng của ông đã thất bại và người ta đã giới thiệu ông với tiến sĩ Patrick Manson, một bậc thầy về bênh nhiệt đới tại London. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1894, ông gọi cho Patrick Manson, nhưng Manson không có ở nhà, chỉ trong vòng vài phút Ross viết “ông ta đã chỉ cho tôi các vật thể Laveran mà về mặt kỹ thuật gọi là thể hình liềm “crescents” trên tiêu bản nhuộm sốt rét và tôi đã nhận ra các vật thể đó không tìm thấy trên các người khỏe mạnh và mối nghi ngờ của tôi giờ đây đã bị loại bỏ, thế rồi Ross đã bỏ ra nhiều giờ theo Manson đến khoa của ông tại bệnh viện Seamen và phòng xét nghiệm riêng của Manson để tìm kiếm những điều chưa biết. Manson cũng rất ấn tượng về sự hăng hái, nhiệt tình cũng như khả năng hiếm có của cậu sinh viên Ross. Năm 1894, một buổi chiều tháng 11, vào lúc 2giờ 30 khi họ đang đi trên con phố Oxford để đến bệnh viện thì ngài Patrick Manson bảo với Ross rằng “em có biết không, tôi đã thiết lập một giả thuyết về muỗi có thể mang sốt rét chứ không chỉ mang giun chỉ mà thôi?”. Chính điều này đã làm thay đổi cuộc đời của Ross mãi về sau này. Chính Ross là người chứng minh luận chứng ấy, Manson đã đề nghị rằng các hình ảnh sợi nhỏ trong thể hình liềm thật sự là các vật thể sống và muõi đã hút máu các vật thể ấy vào trong dạ dày trong khi chích máu bệnh nhân sốt rét. Các giả thuyết này được Manson đặt tiêu đề “pathological Jules Verne" và “Mosquito Manson”. Sau này các giả thuyết đó lần lượt được minh chứng và làm rõ, gây các bước đọt phá trong lịch sử khoa học sốt rét lúc bấy giờ. Vào tháng 3 năm 1895, Ross trở về Ấn Độ, quyết định chứng minh những điều mà Manson cho là rất quan trọng. Manson đã chỉ dẫn cho Ross trong suốt quá trình nghiên cứu của anh ta, đề ra nhiều tiếp cận mới, khích lệ Ross khi anh ta chán nản và trợ giúp bất cứ khi nào. Có một sự trao đổi liên tục giữa các ý kiến từ 2 người, trước là trao đổi trực tiếp, rồi sau đó là qua thư từ. Tổng cộng 173 là thư trao đổi qua lại giữa 2 tác giả nằy từ 1895 đến 1899 liên tục như thế cho đến khi đạt được thành công khoa học vĩ đại và mang lại cho tác giả Ross một giải thưởng tuyệt vời đó là giải Nobel. Bạn cứ tuởng tượng rằng hai người đàn ông cách xa nhau hàng ngàn dặm và phải mất 3 tuần mới đến được lá thư hoặc một lam máu; tuy nhiên, hoài vọng và đam mê khoa học đã vượt ra khỏi không gian và thời gian. Phần lớn các công trình nghiên cứu của mình là tập trung vào nghiên cứu hình thái muỗi sốt rét, phương thức lan truyền của sốt rét trên muỗi, chu kỳ lan truyền cũng như môi trường tác động như thế nào, song rất tiếc các công trình như thế không để lại các bản chi tiết và đăng tải một cách đàng hoàng. Một chuỗi nhiều công trình nghiên cứu về sốt rét cũng như một số bệnh nhiệt đới khác của Ross luôn luôn có ý kiến và hỗ trợ, góp ý của tiến sĩ Manson, ngược lại chính Ross cũng là người đôi khi làm sáng tỏ những điều mà Manson nghĩ và đưa ra giả thuyết ban đầu. Cuối năm 1902, Prince Auguste d'Arenberg, chủ tịch của công ty Suez Canal Company nhờ Ross đến để cứu Ismailia, một thành phố đang xây dựng trên một nền kênh đào có nguy cơ đe dọa bởi sốt rét rất nghiêm trọng trong một thời gian dài. Ross đã tập trung vào cải tiến khâu vệ sinh và đã thành công năm sau đó, đến năm 1904 thì chính quyền thành phố đã công bố họ chẳng bao giờ cần đến ngủ mùng nữa và cả năm chỉ có báo cáo một ca sốt rét tại Ismailia. Biện pháp quyết liệt về cải tạo vệ sinh của Ross được phong một cái tên là “sanitary Bolshevism". Nhiều năm sau đó, cái tên gọi trìu mến được đặt cho Ross là Mosquito Ross, và biện pháp vệ sinh ấy lan đến và áp dụng tại nhiều quốc gia Hy Lạp, Mauritius, Tây Ban Nha, Panama và trong suốt chiến tranh thế giới thứ I và nhiều nơi khác nữa. Vị trí của ông trong lĩnh vực nghiên cứu sốt rét rất cao và nổi tiếng thời bấy giờ. Những kinh nghiệm của quân đội Mỹ ở Cuba được nhân lên trong công cuộc kiến trúc và xây dựng kênh đào Panama từ 1905-1910 (hình trên), nơi mà Ronald Ross và William Gorgas đã làm việc cùng nhau. Sốt vàng đã bị loại trừ và sốt rét giảm đáng kể về chỉ số mắc mới nhờ can thiệp các biện pháp phòng chống vector của ông. Trong chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918) Ross đã là một thầy thuốc tư vấn về bệnh nhiệt đới cho quân đội Ấn Độ và được gởi đến Alexandria trong 4 tháng để đièu tra vụ dịch tiêu chảy tấn công lên quân đội tại Dardanelles. Ross cũng là người khởi xướng các biện pháp phòng bệnhsốt rét cho Ấn Độ và Ceylon. Ross đã đóng góp nhiều cho lĩnh vực dịch tễ học sốt rét và các phương pháp mang tính lý luận cũng như áp dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu, đánh giá và điều tra về dịch tễ học. Ông đã xây dựng mô hình toán cho dịch sốt rét, thông qua điều tra chỉ số ký sinh trùng và đánh giá tỷ lệ lách lớn ở trẻ em như một công cụ đièu tra dịch tễ học, tập trung liên quan sốt rét và cộng đồng và tính phức tạp của động lực lan truyền sốt rét. Cung cấp các công thức tính tỷ lệ trong cơ ché sốt rét lan rộng, thiết kế nghiên cứu, tính toán về nhân lực, vật lực cần có trong đối phó một vụ dịch. Bằng cáh ấy tính toán chi phí mà các chính phủ phải bỏ ra trong mọt vụ dịch như thế nào, các bước tính toán ấy không thiên về kinh tế mà liên đới trong kinh tế trong y tế một cách phù hợp nhất. Mô hình toán của ông còn tập trung vào làm thế nào để giảm quần thể muỗi sốt rét,...các mô hình ấy vấn còn áp dụng một thời gian dài cho các nàh làm kế hoạch và hoạch định chính sách trong phòng chống sốt rét. Ross cũng mang ơn và tôn chỉ rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả Laveran, Koch và dĩ nhiên có bậc thầy của ông chính là Sir Patrick Manson. Khuyến nghị của Koch về cơ chế miễn dịch học liên quan đến sốt rét cũng làm cho Ross rất ấn tượng và hỗ trợ nhiều trong các nỗ lực phòng chống của Ross. Và các nghiên cứu của Ross cũng bị ảnh hưởng rất nhiều đến các công trình nghiên cứu từ các đồng nghiệp Ý như Giovanni Battista Grassi (người đã báo cáo muỗi Anopheles mang mầm bệnh sốt rét cho người). Grassi, Amico Bignami và Giuseppe Bastianelli (đã xây dựng thành công mô hình thực nghiệm cho muỗi đốt trên người tình nguyện). Sau khi Grassi đăng tải công trình trên tạp chí thì Ross dường như thất bại, Ross đã gởi những bức thư giận dữ đến tòa báo mà Grassi đã đăng bài cho rằng ông ta là người khoác lác và đây là một ý tưởng khác. Grassi đã hồi âm lại bằng các từ ngữ chua cay hơn. các từ ngữ hằn học ấy đã đến tai biên tập viên và họ ngại đăng những bức thư đó lên tạp chí. Nhưng cả Ross và Grassi không dừng lại ở đó, cả hai tranh thủ sự trợ giúp từ các tác giả trong lĩnh vực y học nhiệt đới. Ross đã nhận được thư của tiến sĩ T. Edmundston Charles, an quan sát viên người Anh làm việc tại Rome, Ý sử dụng các bằng chứng này, Ross xác nhận Grassi đã làm các nghiên cứu trên về sốt rét ở chim chứ không phải ở người, mặc dù sau đó Grassi đã phủ nhận điều đó. Khi Ross không thể tìm được một nhà xuất bản nào để xuất bản sách thì ông tự bỏ tiền túi ra in nhằm chống lại ý của các luận chứng từ người Ý và đã có 2 phiên bản ra mắt. Điều đặc biệt là các ý kiến tranh cải kéo dài hơn 2 thập niên, nhưng hội đồng trao giải Nobel đã không mấy khó khăn trong xác định ai là xứng đáng, ai là danh dự được nhận và chính Ross đã nhận giải thưởng Nobel vào năm 1902. | Những trang viết tay của Ronald Ross ghi lại về khám phá của mình trong lan truyền sốt rét ở muỗi, vào ngày 20 tháng 8 năm 1897. | Chính năm 1902, ông đựợc nhận giải thưởng Nobel về y học về công trình nghiên cứu sốt rét mà trong đó ông đã chỉ ra làm thế nào ký sinh trùng đi vào cơ thể, đặt nền tảng thành công cho bệnh và đề ra các biện pháp chống lại căn bệnh sốt rét. (giải Nobel về vật lý và y học chưa bao giờ trao cho công trình liên quan đến thống kê sinh học và dịch tễ học và đây là một ngoại lệ của Ronald Ross, người đạt giải Nobel y học lần thứ 2, nhưng chính Ross cho rằng chính toán học trong mô hình lý thuyết dịch là đóng góp quan trọng nhất về mặt khoa học của các cong trình nghiên cứu của ông).
Ross nhận bằng tiến sĩ danh dự tại Stockholm năm 1910 tại lễ kỷ niệm 100 năm của viện Karolinska Institute. Sự cống hiến cho khoa học dẻo dai và trí tuệ minh mẫn trong nghiên cứu đã làm ngạc nhiên nhiều người, ông ta đã có nhiều bè bạn khắp châu Âu, châu Á và châu Mỹ và ở đó mọi người rất chờ mong các cống hiến cũng như các thành quả từ các công trình nghiên cứu của ông. Ông còn là nhà biên tập cho tạp chí Science Progress từ năm 1913 đến lúc chết (1932). Năm 1926, Viện Ross (Ross Institute) và bệnh viện bệnh nhiệt đới của Ross (Hospital for Tropical Diseases) được khánh thành và được hoàng tử xứ Wales đến trao danh dự làm giám đốc viện và bệnh viện. Ross và Rosa có tất cả 4 người con (2 trai và 2 gái), hai người con trai tên Ronald và Charles, hai nguwif con gái tên là Dorothy và Sylvia. Con trai lớn chết trong cuộc rút quân khỏi Mons và năm 1925, con gái đầu cũng chết, đến năm 1927, Ross bị đột quỵ, vợ ông ta mất năm 1931 và Ross mất sau đó 1 năm tại Ross Institute, London, vào ngày 16 tháng 9 năm 1932. Giải Nobel đã được trao cho nhà khoa học, nhà toán học, nhà dịch tễ học, nhà vệ sinh học, biên tập, nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn nhạc “amateur” và cả vợ chồng đều được chôn cất tại nghĩa trang Putney Vale. Tài liệu tham khảo
1.Ross R. Researches on malaria. Nobel Lecture, December, 12, 1902. (From Nobel Lectures, Physiology or Medicine 1901-1921, Elsevier Publishing Company, Amsterdam, 1967) 2.Bendiner E. Ronald Ross and the mystery of malaria. Hospital Practice. 3.http://www.cdc.gov/malaria/history/ 4.http://www.libertyindia.org/ 5.http://www.litsios.com/socrates/ 6.http://www.zephyrus.co.uk/ronaldross. 7.http://www.tribuneindia.com/ 8.http://medicine.nobel.brainparad.com/ronald_ross. 9.http://www.cdc.gov/malaria/history/panama_canal 10.http://nobelprize.org/medicine/laureates/
|