Lịch sử giải thưởng Nobel
Hàng năm chúng ta thường được nghe công bố giải thưởng Nobel dành cho các nhà khoa học có phát minh nổi tiếng trên thế giới nhưng mấy ai quan tâm đếnlịch sử hình thành của giải thưởng độc đáo này ? Người đưa ra giải thưởng này chính là Alfred Bernhard Nobel đồng thờilà nhà khoa kiệt xuất, nhà phát minh và kinh doanh người Thụy Điển. Alfred Bernhard Nobel (1833-1896) được thế giới biết đến không chỉ vì ông đã có những cống hiến kiệt xuấtcho khoa học mà còn là người xây dựng nên giải thưởng Nôben nổi tiếng để thúc đẩy sự phát triển của khoa học, đó là phần thưởng khoa học cao nhất được thế giới công nhận. Từ cuộc sống khó khăn Khi còn nhỏ Nobel sống ở Thụy Điển, cha làm trong nghành cơ khí, cuộc sống hết sức khó khăn vì điều kiện làm ăn không thuận lợi. Bất hạnh hơn nữa là một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ tài sản của gia đình ông làm cuộc sống của họ hoàn toàn bế tắc, phải chịu vay mượn, nợ nần để sống qua ngày do đó cha ông quyết định rời quê hương đưa gia đình sang nước Nga kiếm sống. Trong thời gian ở Nga con đường học tập của Nobel cũng rất khó khăn vì không biết tiếng Nga nên ông không thể đến trường học được mà phải mời một thầy giáo đến nhà dạy tiếng Nga, sau đó ông mới đến trường học các môn học khác và đạt kết quả học tập rất tốt. Về sau ông đến nhiều nước Đức, Pháp, Mỹ… học tập và trở thành nhà hóa học; nhờ giỏi tư duy và chăm chỉ ông không những biết nhiều thứ tiếng mà còn tiếp thu rất nhiều trí thức khoa học. Lúc đó nhà máy của cha ông đang sản xuất vũ khí và thuốc nổ, ông đã học hỏi và nắm vững được cách sản xuất mìn, thuốc nổ, nghiên cứu thiết kế pháo lớn, máy hơi nước cùng nhiều kỹ thuật công nghệ ứng dụng khác và còn thuộc cả cách quản lý điều hành sản xuất ở một nhà máy. Như vậy bằng con đường tự học, Nobel đãtrưởng thành và trở thành nhà khoa học và nhà phát minh sáng chế. | Alfred Bernhard Nobel ( ảnh sưu tầm) | Đến khi trở thành “Vua thuốc nổ”
Nghiên cứu thuốc nổ là một công việc hết sức nguy hiểm nhưng Nobel nghĩ rằng cần có một loại thuốc nổ mạnh, đảm bảo an toàn để phục vụ các công trình xây dựng kè đập, khai khoáng hầm mỏ… phục vụ lợi ích của con người để thay thế những phương tiện thủ công để đào bới đất đá vô cùng vất vả mà hiệu quả chẳng được bao nhiêu. Thời điểm này mọi người đã biết đến một loại thuốc nổ mạnh có sức công phá lớn có tên Nitroglixerin là một loại chất lỏng sánh như dầu nhưng khi đựng trong thùng bị lắc mạnh là gây nổ, rất nhiều nghiên cứu chế ngự chất nổ này đều không thành công, thậm chí có người phải bỏ mạng. Trong hoàn cảnh như vậy, Nobel không hề sợ hãi, chấp nhận thách thức và nguy hiểm để tìm giải pháp an toàn cho loại chất nổ này, có lần đang làm thí nghiệm một vụ nổ trong phòng thí nghiệm đã làm chết 5 người trong đó có em trai của Nobel và cha của ông cũng bị thương. Sau vụ nổ nhiều người cùng cộng tác với ông bỏ việc vì sợ nguy hiểm đến tính mạng nhưng ông vẫn say mê kiên trì tiếp tục công việc của mình với quan niệm “vì khoa học không tiếc thân mình”. Tuy nhiên trong quá trình thí nghiệm vẫn có nhiều vụ nổ liên tiếp xảy ra, nhiều gia đình sống ở xung quanh đều rất sợ và cấm không cho ông làm thí nghiệm ở đây nữa, ông đành phải chuyển đến làm thí nghiệm trên một chiếc thuyền buồm ở giữa hồ Mialaren, nhưng có đến hàng trăm lần các thí nghiệm do ông tiến hành đều thất bại. Tình cờ Nobel đã phát hiện ra sự bí mật của nó vào lần trên đường vận chuyển hũ đựng Nitroglixerin bị nứt rạn nhưng không phát nổ do đặt trong thùng gỗ xung quanh được chèn bằng đất; hũ vỡ, Nitroglixerin chảy ra ngấm vào đất và Nobel lấy đất đã ngấm Nitroglixerin tiến hành thí nghiệm. Ông phát hiện loại đất này sau khi có dẫn nổ thì sẽ nổ dữ dội, nhưng nếu không dẫn nổ thì lại rất an toàn. Từ phát hiện này, ông lập tức tiến hành thí nghiệm quy mô bằng cách thấm Nitroglixerin vào đống đất lớn rồi dùng dây cháy dẫn nổ, một tiếng nổ mạnh cùng cột khói dày đặc vươn thẳng lên trời cao và Nobel quần áo đen thui chạy ra trong cột khói dày đặc vừa nhảy vừa reo mừng “thành công rồi, thành công rồi”. Như vậy với đức tính kiên trì và không sợ hy sinh Nobel đã làm cho loại thuốc nổ mạnh này không phát nổ khi bảo quản cũng như vận chuyển, còn khi cần cho nổ thì nó nổ hết sức mạnh mẽ. Loại chất nổ an toàn này về sau được ứng dụnghết sức quan trọng vào các lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng công trường… và cũng từ đó Nobel được mệnh danh là “Vua thuốc nổ”. Ông đã giành được tất cả 55 loại bản quyền phát minh sáng chế, ông xây dựng nhà máy của mình ở khắp nơi trên thế giới không chỉ sản xuất thuốc nổ mà còn sản xuất một số lượng lớn các sản phẩm phụ để phục vụ đời sống con người. | Giải Nobel là một trong những giải uy tín nhất trong khoa học | Và giải thưởng Nobel cao quý cho các nhà khoa học
Nhờ phát minh sáng chế về an toàn thuốc nổ cùng sự phát triển các nhà máy của mình, Nobel đã nhanh chóng trở thành nhà triệu phú nhưng lại rất yêu chuộng hòa bình, ông đã dành phần lớn tài sản của mình đóng góp cho Quỹ giải thưởng khoa học thế giới nhằm khuyến khích những người có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học vật lý, hóa học, sinh vật học, y học, văn học và sự nghiệp hòa bình vì vậy từ đó giải thưởng này còn được gọi là giải thưởng Nobel. Theo nguyện vọng của Nobel, tiền lãi của quỹ này được chia làm năm phần bằng nhau dưới hình thức tiền thưởng: phần thứ nhất dành cho người có sáng chế hoặc phát minh quan trọng trong lĩnh vực vật lý, phần thứ hai cho hóa học, phần thứ ba cho sinh lý học và y học, phần thứ tư dành cho người sáng tạo ra các tác phẩm văn học xuất sắc nhất và phần thứ năm dành cho người có công đóng góp lớn nhất trong sự nghiệp hòa bình (đoàn kết các dân tộc, xóa bỏ chế độ nô lệ, giảm quân số quân đội, tiến hành các đại hội hòa bình). | Từ trái qua: George E. Smith, Kao và Willard S. Boyle - các chủ nhân của Nobel Vật lý 2009 |
| Elizabeth H. Blackburn, bà Carol W. Greider và ông Jack W. Szostak giải Nobel y học năm 2009 |
Giáo sư Oliver E. Williamson. | Bà Ostrom là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel Kinh tế.
|
Nữ giáo sư Elinor Ostrom thuộc ĐH Indiana và giáo sư Oliver E. Williamson của ĐH California Berkeley, Mỹ, vừa nhận giải Nobel Kinh tế năm 2009.
|
| 3 nhà khoa học đoạt giải Nobel hóa học năm 2009 (Ảnh Nobelprize.org) Từ phải sang: Venkatraman Ramakrishnan;Thomas Steitz ;Israel Ada Yonath |
| Herta Müller - Nobel Văn học 2009 |
| Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giành giải Nobel Hòa bình năm 2009 cho những nỗ lực tuyệt vời của mình trước các vấn đề dân tộc. | Xuất phát từ những ý tưởng sâu sắc của mình Nobel đã thiết lập ra 5 loại giải thưởng này vì ông cho rằng hóa học và vật lý là các ngành khoa học rất quan trọng; ông muốn thúc đẩy sự nghiệp nghiên cứu y học và sinh lý học phát triển vì ông không có thời gian nghiên cứu về các lĩnh vực này; ông quyết định thiết lập quỹ giải thưởng văn học với mong muốn có nhiều tác phẩm văn học xuất sắc để thỏa mãn nhu cầu văn học của mọi người; ông phát minh ra thuốc nổ với mục đích mang lại hạnh phúc cho nhân loại nhưng thực tế thuốc nổ lại được dùng để tàn sát lẫn nhau trong thế giới con người vì vậy ông đã quyết định xây dựng giải thưởng hòa bình nhằm chống lại chiến tranh.Từ năm loại giải thưởng của Nobel chứng tỏ ông là một nhà khoa học có lý tưởng cao cả, có hoài bão vĩ đại. Tên tuổi của ông cũng như giải thưởng mang tên ông-Giải thưởng Nobel sẽ mãi gắn liền với các phát minh khoa học, bảo vệ hòa bình thế giới và sống mãi trong lòng chúng ta.
|