|
vector A. aegypti |
Giải thưởng Nobel về y học năm 1951 là tiền đề cho sự phát triển ngành truyền nhiễm-Vaccine phòng bệnh
Sự phát triển vaccine từ phôi gà dẫn đến giải thưởng Nobel y học năm 1951 Theo nguồn gốc tiến hóa của bệnh sốt vàng được xem châu Phi có thể là nơi gốc virus sốt vàng (yellow fever virus), virus có thể có nguồn gốc từ Đông hoặc Trung Phi và tiếp lan rộng ra khắp đến Tây Phi. Virus cũng như các vector A. aegypti đều có khả năng mang đến Nam Mỹ bởi di chuyển tàu thuyền hoặc lưu thông thương mại quốc tế sau năm 1492. Vụ dịch đầu tiên của bệnh xảy ra vào năm 1648 ở Yucatan, nơi bệnh có thuật ngữ là xekik (nôn máu đen). Ít nhất có 25 vụ dịch chính xảy ra sau đó, như là vụ dịch ở Philadelphia năm 1793, có hàng ngàn người chết và chính quyền Mỹ cũng như George Washington phải bỏ chạy khỏi thành phố. Các vụ dịch chính xảy ra ở châu Âu như vào năm 1821 tại Barcelona với hàng ngàn nạn nhân. 1878, khoảng 200.000 người chết trong vụ dịch ở Mississippi River Valley và vụ dịch cuối cùng tại Mỹ xảy ra vào năm 1905 tại New Orleans. Carlos Finlay, một bác sĩ Cuba và là nhà khoa học, đầu tiên nêu rõ về bệnh vào năm 1881 cho biết sốt vàng lây truyền qua muỗi hơn là tiếp xúc trực tiếp. Các thử nghiệm tiếp theo tiến hành bởi một nhóm Walter Reed thành công trong chứng minh giả thuyết về muỗi ″Mosquito Hypothesis″. Do vậy, sốt vàng lần đầu tiên ghi nhận muỗi là truyền bệnh. Rồi sau đó, thầy thuốc William Gorgas áp dụng quan sát này để tiến hành loại trừ sốt vàng khỏi Havana. Năm 1927, virus sốt vàng được phân lập tại Tây Phi, từ đó hình thành nên 2 loại vaccine vào những năm 1930. Vaccine dòng virus D17 được phát triển bởi nhà vi trùng học Nam Mỹ Max Theiler tại viện nghiên cứu Rockefeller. Ông ta sử dụng trứng gà để tinh chế vaccine và đạt giải Nobel cho công trình này vào năm 1951. Một nhóm nghiên cứu Pháp đã phát triển vaccine loạiFNV (French neurotropic vaccine), tinh chiết từ mô não chuột vì nó liên quan đến tần suất viêm não cao, song nó không được khuyến cáo sau năm 1961. Mặt khác, vaccine dòng 17D của virus sốt vàng vẫn còn sử dụng và trên 400 triệu liều đã được phân phối. Vì ít đầu tư vào phát triển vaccine mới, nên một công nghệ đã 60 năm tuổi không thể đuổi kịp các vụ dịch sốt vàng. Các vaccine thế hệ mới sau đó dựa trên nuôi cấy tế bào và thay thế vaccine 17D ở một số điểm.
| Muỗi Aedes aegypti mang virus sốt vàng da và sốt xuất huyết (Ảnh: Unep.org) |
Áp dụng phòng chống vector và tiêm vaccine phòng bệnh, sốt vàng đô thị đã được loại khỏi Nam Mỹ và từ năm 1943, ngoài vụ dịch ở Santa Cruz de la Sierra (Bolivia) thì không còn vụ dịch nào xảy ra bởi A. aegypti được báo cáo. Từ năm 1980, số ca sốt vàng lại tăng lên và muỗi A. aegypti quay trở lại các trung tâm thành phố ở Nam Mỹ, một vụ dịch ở Paraguay xảy ra năm 2008 là một chu kỳ dịch đô thị tự nhiên. Mặt khác ở châu Phi, chiến dịch tiêm vaccine hầu như sử dụng để loại trừ virus. Dịch tễ học và các vụ dịch sốt vàng trong thời gian 2000-2009Kể từ ngày 14.01.2000 đến 01.12.2009, theo tổng hợp của Tổ chức Y tế thế giới thông báo có đến 85 vụ dịch lớn nhỏ khác nhau. Các quốc gia xảy ra dịch gồm cộng hòa Trung Phi,Cameroon, Liberia, cộng hòa Congo, Guinea, Sierra Leone, Burkina Faso, Guinea, Côte d'Ivoire, Liberia, Paraguay, Brazil, Togo, Sudan, Mali, Senegal, Venezuela, Sierra Leone, Belgium, Peru, Nigeria. Trong đó nhiều quốc gia trong vòng một năm xảy ra đến nhiều vụ dịch, hoặc 2-3 quốc gia xảy dịch cùng năm và số ca nhập khẩu từ các vùng lưu hành đến các quốc gia khác như Belgium. Một số nước và vùng lãnh thổ đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine mở rộng và chủ động phòng chống dịch có hiệu quả. Sốt vàng lưu hành ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Phi và Nam Mỹ. Ngay cả khi vector chính Aedes aegypti xảy ra tại châu Á, Thái Bình Dương và Trung Đông, sốt vàng cũng không tìm thấy trong các vùng này; lý do này chưa được biết rõ. Trên thế giới có khoảng 600 triệu người đang sống trong vùng lưu hành và ước tính của WHO lên đến 200.000 ca bệnh và 30.000 ca tử vong mỗi năm. 90% số ca nhiễm xảy ra lại lục địa đen châu Phi, trong năm 2008, số ca lớn nhất đã được ghi nhận tại Togo. Phân tích cây phả hệ đã xác định 7 kiểu gen của virus sốt vàng và chúng có ái tính với người khác nhau và liên quan đến vector A. aegypti. 5 kiểu gen chỉ có mặt ở châu Phi và kiểu gen ở tây Phi là genotype I liên quan đến độc lực và tính nhiễm vì loại này thường liên quan đến các vụ dịch lớn của bệnh sốt vàng. Tại Nam Mỹ có 2 kiểu gen đã được xác định.
|