Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 8 8 2
Số người đang truy cập
3 0 8
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Cán bộ nữ của Viện với niềm say mê nhiên cứu khoa học ( trong ảnh: TS. Ngô Thị Hương-Trưởng Khoa Sinh học phân tử)
Phụ nữ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn với hoạt động nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một công việc đầy gian khó đối với cả nam giới lẫn phụ nữ. Nhưng phụ nữ càng gặp nhiều khó khăn hơn khi bước chân vào NCKH, vì bên cạnh hoàn tất nhiệm vụ ở cơ quan, phụ nữ còn phải gánh vác công việc gia đình.

Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn là đơn vị thuộc Bộ y tế, có tổng số nữ cán bộ công nhân viên là 52, chiếm 37% tổng số cán bộ của Viện, trong đó: 2 cán bộ trên đại học (1 tiến sỹ và 1 thạc sỹ), 21 cán bộ đại học; 26 cán bộ trung cấp và 2 cán bộ khác. Trong chuyên môn học tập cũng như công tác xã hội và gia đình, cán bộ nữ công nhân viên chức của Viện luôn được phát huy, thể hiện rõ vai trò người phụ nữ gương mẫu. Với xã hội, các chị là những chiến sĩ trên mặt trận bảo vệ sức khỏe nhân dân; với gia đình, các chị là những người vợ hiền thục, đảm đang và người mẹ nhân từ, mẫu mực. Tập thể cán bộ nữ Viện có trình độ văn hóa và chuyên môn, đoàn kết, gắn bó, yêu ngành yêu nghề. Mặc dù tính chất công việc của các mẹ, các chị gặp phải muôn vàn khó khăn do phải thường xuyên tham gia giám sát, chỉ đạo và có mặt dài ngày ở vùng sâu, vùng xa và các vùng trọng điểm bệnh tật trên địa bàn rộng (15 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên) để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các chị đã không ngại khó khăn, trèo đèo lội suối đến những bản làng xa xôi, mang từng viên thuốc đến với người dân. Nhiều chị đã lấy thân mình làm mồi cho muỗi đốt, nuôi giữ chủng ký sinh trùng để phục vụ công tác nghiên cứu côn trùng. Các chị đã không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và áp dụng kỹ thuật cao phục vụ cho việc chẩn đoán, xác định các loài côn trùng, ký sinh trùng truyền bệnh sốt rét, các loài giun sán gây bệnh, cũng như chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm khác như Viêm gan B, C.... Một số chị tại khoa/phòng trong Viện giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý kỹ thuật xét nghiệm trong khu vực và còn làm công tác khám, chữa bệnh đã tận tình phục vụ bệnh nhân, thực hiện tốt 12 điều y đức Bác Hồ đã dạy, tạo sự tin tưởng cho bệnh nhân.

 

 Đi đến thực địa để khám và điều trị sốt rét cho bà con dân tộc thiểu số
(Trong ảnh: Cô Phạm Thị Thủy-cán bộ nữ của Viện đang lấy
lám máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét)

Với niềm đam mê công việc và ham muốn học hỏi để nâng cao và cập nhật kiến thức cho mình, cho đến nay, phụ nữ Viện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể tronghoạt động nghiên cứu khoa học được áp dụng trong nhiều lĩnh vực y học như sốt rét- ký sinh trùng và côn trùng y học. Trong những năm qua đã có nhiều chị đã tham gia chủ nhiệm và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và cấp cơ sở và tham gia các hoạt động giám sát phòng chống sốt rét của Quỹ toàn cầu... Nhiều đề tài NCKH của các chị đã có những phát minh, sáng kiến, cải tiến ứng dụng thành công trong lĩnh vực y tế cũng như trong các hoạt động nghiên cứu khoa học khác, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng suất lao động và tạo dựng được một hình ảnh mới về người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chính những đóng góp tích cực và cụ thể của phụ nữ vào thành quả của công cuộc đổi mới đất nước đã, đang làm thay đổi dần những định kiến về vai trò của phụ nữ trong xã hội và được xã hội đã thừa nhận phụ nữ có khả năng tham gia công việc, khả năng NCKH không thua kém nam giới.

 

 TS. Ngô Thị Hương-Trưởng Khoa Sinh học phân tử-Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
là một trong những cán bộ nữ tiêu biểu của Viện trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Đam mê và tận tụy hết mình vì nghề và phương châm làm việc của TS. Hương

Những khó khăn khi cán bộ nữ của Viện tham gia NCKH

Thế nhưng, bên cạnh những thành công cũng gặp nhiều khó khăn mà các chị khi tham gia NCKH phải đối mặt như:

Thứ nhất, phụ nữ Viêt Nam nói chung và phụ nữ Viện nói riêng thiếu thời gian tham gia NCKH. Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, người phụ nữ vừa tham gia kiếm tiền nuôi sống gia đình, vừa chăm sóc các thành viên trong gia đình sẽ vất vả hơn người đàn ông. Để chăm sóc cho một gia đình, thông thường mỗi người phụ nữ phải cần tới gần hết thời gian trong ngày cho các công việc nội trợ, từ dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ, chợ búa... tới chăm sóc, dạy dỗ con cái. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi và gần như không có. Mặc khác, các chị thường xuyên đi công tác và ở lại dài ngày tại thực địa đã làm cho quỹ thời gian bên gia đình càng bó hẹp lại. Các chị còn phải đương đầu với những khó khăn để cân bằng giữa đời sống gia đình và công việc. Khác với nam giới, các cán bộ nữ phải mang thai, sinh đẻ, phải dành nhiều thời gian cho công việc nội trợ, quán xuyến gia đình, chăm sóc con cái, phụng dưỡng cha mẹ già. Đặc biệt với cán bộ nữ trẻ, khó khăn càng nhiều hơn khi có con nhỏ và công việc gia đình cũng nặng hơn so với nữ cán bộ cao tuổi. Chính vì vậy, nhiều cán bộ nữ bị quá tải về sức lực, thiếu thời gian nghỉ ngơi, trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin; gánh nặng gia đình làm giảm sút sự thăng tiến, vươn lên của họ, tạo cho họ tâm lý an phận, ít nỗ lực phấn đấu và không tham gia các hoạt động NCKH. Do phải gánh vác nhiều trách nhiệm gia đình nên phụ nữ khó có thể dành nhiều thời gian cho công tác NCKH. Đó cũng chính là khó khăn của bất kỳ phụ nữ nào khi làm công tác NCKH.

 

 TS. Ngô Thị Hương hướng dẫn phương pháp mới cho cán bộ nữ của Viện

Thứ hai, Vấn đề giải quyết hài hoà giữa sự nghiệp và gia đình luôn là bài toán khó đối với phụ nữ. Phụ nữ ít được động viên, khuyến khích theo đuổi một số lĩnh vực, nhất là khoa học tự nhiên; Nhiều người chồng đã không ủng hộ vợ tham gia công tác NCKH, trong khi hầu hết các bà vợ đều ủng hộ chồng mình thực hiện các ý tưởng khoa học, các công trình nghiên cứu. Là phụ nữ, không thể làm mải miết công việc nghiên cứu từ sáng tới đêm khuya như nam giới mà quên hết công việc gia đình cũng như thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, nếu không có động lực quan trọng từ phía gia đình thì không thể hoàn thành được công việc, sẽ tạo nên sức ì lớn. Về nhận thức là như thế nhưng trên thực tế nhiều khi chị em bị cuốn hút vào công việc nên cũng khó chu toàn. Những lúc như vậy, phụ nữ cần bù đắp nhiều hơn nữa cho con cái và gia đình, nhất là thời gian sau bữa cơm tối và một số ngày nghỉ, để dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với chồng và làm bạn với con.

Thứ ba, cán bộ nữ của Viện vẫn gặp phải nhiều vấn đề khi họ làm việc trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

Thứ tư, vấn đề thu nhập: người phụ nữ phải đương đầu với bài toán tài chính trong gia đình. Cuộc sống hiện đại với những nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, khả năng kinh tế của mỗi gia đình tuy có được nâng lên theo mức thu nhập trung bình của xã hội và theo sự nỗ lực, cùng với khả năng làm việc của mỗi thành viên gia đình, cũng không thể lúc nào cũng theo kịp và đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đa dạng của mỗi cá nhân. Bài toán chi tiêu, tích luỹ và đầu tư để phát triển về kinh tế của mỗi gia đình, gây khó khăn cho những người vợ nhiều hơn, vì họ phải cân nhắc, lựa chọn để ra những quyết định cụ thể xung quanh việc sử dụng những khoản tiền thường là rất eo hẹp của cả hai vợ chồng. Chính vì thế, bản thân cán bộ nữ phải có niềm đam mê trong công việc, luôn khát khao sáng tạo, đổi mới và phải có đủ nghị lực để vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống gia đình và công việc. 
          Vậy mà, còn có rất nhiều người chồng có nhu cầu chi tiêu cá nhân xấp xỉ, nếu không nói là nhiều hơn, so với khoản tiền thu nhập riêng của họ. Khi đó, có rất nhiều người phụ nữ sẽ phải giải những bài toán khó khăn hơn nhiều nữa, tức là không chỉ là những bài toán chi tiêu làm sao cho tối ưu mà là chi thu như thế nào cho đủ, hay nói cách khác là làm thế nào để tăng thu nhập, để kiếm ra tiền nuôi sống gia đình. Trên thực tế, có nhiều người phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong việc hưởng thụ các sản phẩm văn hoá cả tinh thần lẫn vật chất, thậm chí không được sử dụng cả thu nhập của chính mình. Cho nên, những người phụ nữ thành đạt, thường là những người phụ nữ có được những người bạn đời biết thông cảm, sẵn sàng cùng lo tài chính của gia đình, cùng “xắn tay áo” vào bếp, cùng chia sẻ với vợ mình mọi công việc nặng nhọc, trong đó có cả việc nội trợ và nuôi dạy con cái.

Cần phải làm gì để cán bộ nữ của Viện có thể tham gia NCKH?

Thứ nhất, bản thân cán bộ nữ phải có sự cố gắng, niềm đam mê và nghị lực. Để cân bằng giữa công việc và gia đình, đối với người phụ nữ không đơn giản là một nghệ thuật sống, mà phải xuất phát từ tấm lòng và niềm đam mê công việc thì mới có thể thành công khi tham gia công tác NCKH. Trước hết, người phụ nữ phải hoàn thành thiên chức của một người con, người vợ và người mẹ. Đối với bất cứ người phụ nữ nào, được chăm sóc gia đình là một hạnh phúc không gì thay thế, được tự tay nấu ăn cho chồng con, chăm sóc và dạy con học tập…và gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, học giỏi sẽ là cơ sở vũng chắc để người phụ nữ có thể yên tâm công tác và tham gia NCKH.

 

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, cán bộ nữ có niềm đam mê và nghị lực  là chưa đủ,
mà cần có sự cố gắng hết mình vì công việc

Để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giới, trước tiên, cán bộ nữ phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức, trí tuệ. Điều đó sẽ làm cho phụ nữ tự tin lên rất nhiều. Phải luôn xác định mục tiêu của mình là gì, phải có ước mơ và quyết tâm thực hiện bằng được. Điều quan trọng nữa là phải tự khẳng định mình qua công việc và cuộc sống. Muốn vậy, cần tự đánh giá mình và xác định rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó lựa chọn con đường đi cho phù hợp, có thể phát huy được sở trường và hạn chế những nhược điểm.

Bên cạnh đó, việc đấu tranh tạo cơ hội học tập, làm việc và thăng tiến cho phụ nữ bình đẳng với nam giới là rất cần thiết hiện nay. Không thể có người phụ nữ nào đạt đến vị trí đỉnh cao của quản lý, khoa học khi mà họ phải mất nhiều năm để sinh con và chăm sóc con nhỏ, không kể công việc gia đình luôn khiến họ bị phân tâm; các cơ hội học tập và làm việc bị hạn chế hơn nhiều so với nam giới.

 

 Chị Duyên tâm sự: “Nuôi muỗi còn bận rộn hơn cả nuôi con mọn.
Sáng mùng một tết, tụi tui cũng phải trực”.
(trong hình : Chị Nguyễn Thị Duyên, tổ trưởng tổ nuôi đang cho bộ gậy ăn
trong labo nuôi muỗi của Viện)

Thứ hai, gia đình, đồng nghiệp và xã hội phải tạo điều kiện để phụ nữ tham gia NCKH. Việc thúc đẩy phát triển các tổ chức, dịch vụ phục vụ đời sống gia đình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự bình đẳng giới. Sự xuất hiện và phát triển của hệ thống nhà trẻ, siêu thị, dụng cụ gia đình hiện đại… đã làm nhẹ bớt công việc nội trợ và giảm bớt thời gian nội trợ cho người phụ nữ. Từ đó, phụ nữ sẽ có nhiều thời gian hơn để tham gia các công tác xã hội và NCKH.

Một yếu tố quan trọng nữa là sự ủng hộ từ nhiều phía: gia đình, cơ quan, cộng đồng. Đây là hậu phương, tiền đề vững chắc chắp cánh cho phụ nữ thành công trong công tác NCKH.

Thứ ba, giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ gia đình để tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, tham gia NCKH. Thời gian bên gia đình sẽ tạo thêm động lực, bổ sung sức mạnh cho người phụ nữ tham gia NCKH. Khi cán bộ nữ tham gia NCKH cần cố gắng theo đuổi mục tiêu đến cùng. Việc cơ quan, việc gia đình rất bận rộn nhưng nếu sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học, thậm chí bớt giờ nghỉ ngơi của chính mình là có thể giải quyết mọi việc. Khi cảm thấy thoải mái vì gia đình ổn thỏa thì mọi việc sẽ trôi chảy và có nhiều niềm vui trong công việc.

Thứ tư, giải quyết vấn đề chi tiêu trong gia đình. Cán bộ nữ của Viện khi mới vừa làm việc tại Viện, ban lãnh đạo Viện tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ nữ tham gia học tập và trau dồi kiến thức, nhưng vì cuộc sống gia đình phải lo toan nhiều khoản (cơm áo gạo tiền) nên các chị phải suy nghĩ, đắn đo cho khoản tiền lương ít ỏi của mình.

Tất cả cán bộ nữ đều có thể tham gia quản lý, NCKH, nhưng bất cứ ai, dù làm việc gì cũng cần ứng dụng các phương pháp làm việc khoa học, các kiến thức khoa học và công nghệ để phục vụ tốt hơn công việc và cuộc sống của mình. Trong những năm qua, chị em cán bộ viên chức Viện vẫn đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Cán bộ nữ Viện đã thực hiện tốt lời dạy của Bác “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu”.Các chị trở thành những người mẹ mẫu mực, người vợ đảm đang xây dựng nên tổ ấm gia đình hạnh phúc, là điểm tựa vững chắc cho chồng thành đạt, cho con trưởng thành và vươn tới đỉnh cao. Các chị là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Mặc khác, sự quan tâm đúng mức của Đảng ủy, Ban giám đốc và Công đoàn cơ sở là những yếu tố thuận lợi để tập thể nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

(Trong bài viết này có tham khảo ý kiến của TS. Đỗ Thị Thuý - VietinBankvề Phụ nữ khi tham gia nghiên cứu khoa học: khó từ nhiều bề)

 

Ngày 21/01/2010
Minh Hiền
(biên soạn và tổng hợp)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích