|
TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn phát biểu khai mạc Hội thao |
Hội thao thể thao-văn nghệ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Trung-Tây Nguyên phát triển lên một tầm cao mới
“Hội thao thể thao-văn nghệ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế” năm 2010 được phát triển từ phong trào giao lưu thể thao-văn nghệ với chủ đề “vì sự nghiệp nghiên cứu khoa học” của các Viện, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã chứng tỏ các giải đấu mang tính chuyên nghiệp và sự hợp tác giữa các đơn vị đã được phát triển lên một tầm cao mới. Hội thao này được hình thành từ ý tưởng của Lãnh đạo Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vác xin Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Bệnh viên Phong & da liễu Trung ương Quy Hòa nhằm tạo điều kiện cho cán bộ viên chức các đơn vị có cơ hội giao lưu, tăng cường thắt chặt mối quan hệ hợp tác về nghiên cứu khoa học, trao đổi học tập kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trải qua 7 kỳ tổ chức (2004-2010), Hội thao đã trở thành giải đấu uy tín, có tính truyền thống và được Công đoàn Y tế Việt Nam công nhận là Hội thao chính thức trong toàn ngành của cụm các đơn vị y tế thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Sự hợp tác phát triển giữa các đơn vị Giải Hội thao lần thứ VII-năm 2010 khởi đầu vòng hai với sự góp mặt của 6 đơn vị cùng 208 đại biểu, vận động viên, diễn viên đến từ các Viện tham gia thường niên là Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vác xin Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Công ty Vac xin-Pasteur Đà Lạt, Công ty Vac xin & sinh phẩm số 2 Nha Trang và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Với mục tiêu giao lưu thể thao văn nghệ “vì sự nghiệp nghiên cứu khoa học”, trong suốt 6 năm qua, các đơn vị y tế dự phòng ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ được giao trong nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, đào tạo và đào tạo lại, truyền thông giáo dục sức khỏe, hợp tác quốc tế và quản lý đơn vị; đồng thời cung cấp nhiều vac xin, sinh phẩm cũng như các mặt hàng sản xuất có giá trị phục vụ sức khỏe cộng đồng. Mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị ngày càng được gắn bó và thắt chặt, cụ thể là trước thời điểm giao lưu mạnh công việc của đơn vị nào thì đơn vị nấy làm, các đơn vị ít biết về nhau (ngoài những hội nghị/hội thảo toàn quốc); sau thời điểm giao lưu các đơn vị như cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng chung hưởng niềm vui, cùng chia sẻ khó khăn. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã được các Viện khác giúp đỡ đào tạo kỹ thuật tiêm chủng vac xin, cung cấp vac xin và sinh phẩm y tế, xác định môi trường an toàn vệ sinh lao động, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng labo thực nghiệm; ngược lại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn cũng giúp đỡ đào tạo các bộ chuyên khoa ký sinh trùng, chuyển giao công nghệ dịch vụ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật phòng chống véc tơ; đặc biệt hiện nay Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Viện Pasteur Nha Trang và Viện VSDT Tây Nguyên đang cùng đứng trong chiến hào phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phòng chống mối mọt và các dịch vụ khoa học kỹ thuật. Các Viện trưởng và lãnh đạo các đơn vị có dịp tọa đàm trao đổi về kinh nghiệm chuyên môn, quản lý cũng như khả năng hợp tác và định hướng mở rộng các hình thức giao lưu khác. Nhờ có sự hợp tác chặt chẽ này mà kinh nghiệm cũng như kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên một tầm cao mới góp phần tích cực đẩy lùi các dịch bệnh tối nguy hiểm SARS, cúm A (H1N1, H5N1), tả…; khống chế được sự gia tăng của bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sán lá gan lớn…; từ sự hợp tác phát triển theo chiều hướng đi lên, các Viện đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ được Bộ Y tế và Nhà nước giao, nhiều Viện được vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước như Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Cờ thi đua Chính phủ, Cờ thi đua Bộ Y tế; Bằng khen của Chính phủ hoặc Bộ nghành cấp trên; nhiều cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Sự phát triển giao lưu thể thao-văn nghệ Thực hiện chủ trương của Đảng về rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe và năng lực trí tuệ phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân; cùng với sự hợp tác về nghiên cứu khoa học, Hội thao thể thao-văn nghệ là dịp để đội ngũ cán bộ viên chức & người lao động giữa các Viện có cơ hội gặp gỡ giao lưu; đồng thời cũng là sân chơi ưa thích của các vận động viên, diễn viên không chuyên của các Viện phô diễn tài năng tiềm ẩn của mình về các hoạt động thể thao quần chúng (bóng đá mini, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bi da, cờ tướng…) hoặc liên hoan văn nghệ (ca, múa, nhạc, khiêu vũ, karaoke…). Trải qua 6 kỳ Hội thao thể thao-văn nghệ, tỷ lệ các bộ môn thi đấu cũng tăng lên và phong phú hơn trước; nếu năm 2004 chỉ có 4 bộ môn đựơc tổ chức (bóng chuyến, bóng bàn, cầu lông và cờ tướng) thì năm 2005-2006 đã là 05 môn (bóng đá, bóng chuyến, bóng bàn, cầu lông và cờ tướng), năm 2007 ngoài 5 môn nói trên còn bổ sung môn kéo co, năm 2008 môn cờ tướng thay bằng môn cờ vua và thêm môn bida 3 băng, năm 2009 thêm môn tenis và năm 2010 đầy đủ 6 môn (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bida, cờ tướng). Về số đơn vị tham gia, vận động viên và các đại biểu cũng ngừng tăng lên: Hội thao lần thứ I-2004 chỉ có 5 đơn vị với 108 vận động viên và đại biểu tham dự; thì đến giao lưu VI- 2008 có 6 đơn vị với150 vận động viên và đại biểu; Hội thao lần thứ VII-2010 đã có6 đơn vị với trên 200 vận động viên và đại biểu đặc biệt có sự tham dự của Công đoàn Y tế Việt Nam, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Sốt rét-KST-CT TP. Hồ Chí Minh. Về độ tuổi tham gia nếu, năm Hội thao lần thứ I-2004, tuổi cao nhất 56, tuổi thấp nhất 22 (tuổi trung bình xấp xỉ 40); thì trong kỳ Hội thao năm nay tuổi trung bình 30, chứng tỏ vận động viên ngày càng được trẻ hoá, có sự đầu tư mạnh của lãnh đạo các Viện và tạo được sân chơi lành mạnh cho thế hệ trẻ. Kết quả qua 6 lần tổ chức Hội thao không còn sự chênh lệch về đẳng cấp, trình độ thi đấu giữa các vận động viên ngày càng thu hẹp, khoảng cách điểm toàn đoàn không có sự khác biệt lớn; dù trong thi đấu có sự căng thẳng, ghanh đua từng điểm một, nhưng các vận động viên vẫntự tin và nỗ lực cống hiến cho khán giả những trận cầu hay, những bàn thắng đẹp. Đã tranh tài bao giờ cũng có kẻ thắng, người thua, nhưng với tinh thần giao lưu lành mạnh để tăng sức mạnh thể chất và tinh thần thì tất cảchúng ta đều là người chiến thắng. Năm 2010, Hội thao thể thao-văn nghệ lần thứ VII của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên nhằm chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước như kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2010), 35 năm ngày giải phóng miền Nam (1975-2010), 65 năm Quốc khánh (1945-2010), 1000 năm Thăng Long, hướng tới Đại hội thi dua yêu nước lần thứ XII và hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI ; đồng thời chứng tỏ sự hợp tác giữa các đơn vị ngày càng gắn bó, phát triển và nâng lên một tầm cao mới để góp phần tích cực đẩy lùi dịch bệnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
|