|
Tiến sĩ Ron P.Marchand-chuyên gia thuộc Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam (MCNV) |
Tiến sĩ Ron P. Marchand-một chuyên gia Hà Lan suốt đời tận tụy với công tác phòng chống sốt rét và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Việt Nam
Sinh ngày 27/3/1951 tại Amstecdam-Hà Lan, Tiến sĩ Ron P.Marchand-chuyên gia thuộc Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam (MCNV) đã hết mình tận tụy với công tác phòng chống sốt rétvà chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Việt Nam hơn 30 năm qua. Với cống hiến không mệt mỏi của ông, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã đâe nghị Bộ Y tế và Nhà nước tặng Huy chương Hữu nghị trong năm 2011. Giúp Việt Nam phòng chống sốt rét ngay từ thời kỳ chiến tranh Là chuyên gia thuộc Ủy ban Y tế Hà Lan Việt Nam (MCNV), ngay từ thời kỳ chiến tranh Tiến sĩ đã quyên góp thuốc men, dụng cụ y tế và vật dụng… giúp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Việt Nam cho nhân dân và bộ đội ở những vùng giải phóng miền Nam Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau ngày giải phóng hòan tòan miền Nam năm 1976, MCNV đã giúp xây dựng Bệnh viện Đông Hà, tập trung giúp cho Chương trình phòng chống Lao và Sốt rét. MCNV đã giúp cho Chương trình trình PCSR của Việt Nam hàng nghìn tấn DDT, hàng nghìn bình bơm, nhiều ôtô và nhiều nghìn tấn thuốc sốt rét… và đã góp phần làm giảm sốt rét trong cả nước, nhất là ở miền Nam Việt Nam. Đột phá trong nghiên cứu tẩm màn chống muỗi sốt rét góp phần tích cực giảm thấp tỷ lệ bệnh sốt rét Với tư cách Điều phối viên "Dự án hợp tác VH-3 nghiên cứu các lòai muỗi truyền bệnh ở Việt Nam" giữa các Trường Đại học Hà Lan và Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1987, ông đã tìm hiểu tình hình sốt rét và vai trò truyền bệnh của các lòai vector sốt rét ở Việt Nam và nhận thấy tình hình sốt rét ở Việt Nam có những khó khăn về kỹ thuật như KST sốt rét kháng thuốc, vectors truyền bệnh và trú đậu ngòai nhà và tăng sức chịu đựng với các hóa chất. Tháng 4/1989, ông đã thăm và làm việc với Gs. Vũ Thị Phan, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Hà Nội (nay là Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương) và thấy nhu cầu giúp cho Chương trình PCSR của Việt Nam và đã đề nghị Viện xây dựng dự án gửi MCNV xem xét giúp đỡ. Tháng 11/1989, MCNV đã chấp nhận đề nghị của Viện. Là cán bộ chuyên môn, ông đã tư vấn cho MCVN giúp cho Chương trình PCSR Việt Nam lần này khác với các giai đọan trước là không chỉ cung cấp vật tư đơn thuần (như hóa chất, thuốc men, phương tiện đi lại…) mà kết hợp với tư vấn kỹ thuật với việc giáo dục sức khỏe về phòng chống sốt rét để huy động sự tham gia của cộng đồng trong các họat động PCSR, duy trì kết quả đạt được và đảm bảo tính bền vững của Chương trình. Vì thế, MCNV đã cử tôi làm Điều phối viên của Dự án này. Vào thập kỷ 60, DDT phun tồn lưu trên tường là vũ khí phòng chống vectors sốt rét cùng với thuốc sốt rét chloroquine, quinine… đã góp phần làm nên ‘thời kỳ hoàng kim’ của chương trình tiêu diệt sốt rét của nhiều nước trên thế giới. Nhưng đến đầu những năm 70, người ta thấy nhiều vectors sốt rét ở nhiều nước đã bắt đầu tăng sức chịu đựng hoặc đã kháng với hóa chất này. Mặt khác, DDT lại tồn lưu lâu và ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Nên các chuyên gia sốt rét trên thế giới đã khuyến cáo hạn chế dùng hoặc thay hóa chất này trong Chương trình PCSR và sau này hóa chất đề nghị thay DDT là permethrine thuộc nhóm Perythroid. Biện pháp màn tẩm hóa chất permethrine với liều 0,2g/m2 đã được nghiên cứu trên phạm vị hẹp (diện xã) và có hiệu quả trong PCSR cả trên thế giới và ở Việt Nam. Song biện pháp này chưa được áp dụng trên diện rộng nhằm đánh giá tính khả thi và kết hợp với giáo dục sức khỏe, sự tham gia của cộng đồng trong mọi họat động và hiệu quả thực tiễn của biện pháp. Với mục đích trên, 3 huyện có các vectors sốt rét khác nhau (Quì Hợp, Nghệ An có An. minimus ; Sơn Hòa, Phú Yên có An. minimus vàAn. dirus ; còn Cần Giuộc, Long An có An. sundaicus). Những huyện này đại diện cho những vùng dịch tễ sốt rét khác nhau đã được 3 Viện thống nhất chọn làm thí điểm áp dụng biện pháp màn tẩm hóa chất permethrine kết hợp với giáo dục sức khỏe về sốt rét. Sau đó, MCNV đã cung cấp đủ màn cho người dân với tỷ lệ 2,5 người/màn, hóa chất, ôtô, xe máy, xe đạp…) và kinh phí đào tạo truyền thôn viên sốt rét thôn bản. Kết quả cho thấy sau 3 năm thực hiện kết hợp với giáo dục truyền thông về PCSR, người dân 3 huyện Dự án, kể cả người dân tộc ở các huyện Quì Hợp và Sơn Hòa trước đây chưa ngủ màn, đã hiểu được và ngủ màn với tỷ lệ cao. Như vậy, Dự án đã tạo được một tập quán mới: ngủ màn, bảo quản màn và thậm chí còn mua màn mới khi bị rách. Đồng thời Dự án đã huy động được sự tham gia của dân, chính quyền và các đòan thể quần chúng tham gia vào công tác PCSR góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do sốt rét. Với những kinh nghiệm về chuyên môn và tổ chức thực hiện trên diện rộng (huyện), cùng với sự phát triển của Chương trình PCSR quốc gia và sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như UNICEF, Hội Chữ Thập đỏ và Hội Trăng Lưỡi liềm đỏ và nhiều nước khác trên thế giới, Chương trình PCSR Quốc gia của Việt Nam đã quyết định lấy màn tẩm permethrine làm biện pháp phòng chống vector sốt rét trong chiến lược PCSR và đã áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước và đã góp phần làm giảm tình hình sốt rét ở Việt Nam. Từ sau thí điểm biện pháp màn tẩm hóa chất permehtrine đó, MCNV đã tập trung giúp Chương trình PCSR của Việt Nam ở các vùng sốt rét lưu hành nặng và nhiều khó khăn như các huyện Quì Châu, Nghệ An (1994); Hoàng Su Phì, Hà Giang (1995-96) ; Ayunpa, (1995-1996), Krông Pa (1998), K’Bang (1999-2001) thuộc tỉnh Gia Lai; Đắk Hà (1996), Kon Plong (1998) tỉnh Kon Tum, Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa (1998); Sơn Hòa, Phú Yên (1998) với tổng kinh phí từ năm 1990 đến 2000 là khỏang 2.344.000 Đô La Mỹ. Trong quá trình thực hiện Dự án tại các huyện này, ông luôn luôn tìm hiểu những khó khăn về chuyên môn cũng như khả thi và được các đồng nghiệp cũng như các cơ quan liên quan của Việt Nam giúp đỡ và cùng tìm giải pháp cho những vấn đề nẩy sinh. Dự án nghiên cứu sốt rét Khánh Phú tháo gỡ những khó khăn trong vùng sốt rét lưu hành nặng Đầu năm 1992, sau một thời gian hợp tác với Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và TP. Hồ Chí Minh, ông thấy bệnh sốt rét ở Việt Nam còn có nhiều khó khăn về kỹ thuật như trung gian truyền bệnh sốt rét sống ngòai nhà và tăng sức chịu đựng với hóa chất, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, di biến động dân cư, sinh thái người phức tạp phù hợp với điều kiện lan truyền bệnh sốt rét… và nhận thấy MCNV cần phải giúp Việt Nam nghiên cứu sâu về dịch tễ, côn trùng và ký sinh trùng sốt rét để tìm ra biện pháp thích hợp giải quyết những vấn đề sốt rét của Việt Nam. Mục đích của Dự án là nghiên cứu chi tiết về dịch tễ häc bệnh sốt rét và muỗi truyền bệnh, trên cơ sở đó tìm ra chiến lược PCSR cho khu vực này cũng như cho những nơi khác có tình hình lan truyền sốt rét tương tự như ở đây của Việt Nam. Ngòai ra, Dự án còn có mục đích phát triển là tăng cường khả năng nghiên cứu cho cán bộ sốt rét của Việt Nam, và về lâu dài thu hút sự hợp tác nghiên cứu (kể cả từ nước ngòai) đến Khánh Phú tận dụng cơ sở vật chất và số liệu sẵn có cho các nghiên cứu sâu hơn sau này. Khánh Phú là một xã rõng núi thuộc huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa hiện có 4 thôn với gần 3000 dân (trên 600 hộ, dân chủ yếu là người Raglai ; Tỷ lệ KST/lam soi là 50% ; khỏang90% trẻ em dưới 5 tuổi có mang KST SR, trong đó có >50% là KST P.falciparum. Tỷ lệ KST kháng thuốc cao (trên 80% kháng Fansidar). Với sự chấp nhận của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và Trung tâm PCSR tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/7/1993, Dự án Nghiên cứu Sốt rét Khánh Phú bắt đầu được triển khai (với 10 cán bộ thời gian đầu và hiện nay là 4 cán bộ). Tổng kinh phí đầu tư hàng năm là khoảng 50.000 Đô la Mỹ. Cho đến nay, Dự án đã thực hiện được 18 năm và các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã cùng với MCNV tổ chức được 6 Hội thảo đánh giá kết quả nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu cho năm tiếp theo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của Việt Nam với sự tham gia của lãnh đạo và các chuyên gia của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Tp. HCM và các chuyên gia của Đại học Y khoa Hà Nội, Trung tâm các Bệnh Nhiệt đới Tp. HCM và Cục Quân Y về ngành KST và một số chuyên gia nước ngòai. Các chuyên gia đã đánh giá cao các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng và có giá trị thực tiễn cao. Nhiều công trình đã được công bố trong và ngòai nước. Năm 2002, do thấy được sự nghiệp PCSR lâu dài và hiệu quả cho Chương trình QG PCSR của Dự án Nghiên cứu Sốt rét Khánh Phú, UBND tỉnh Khánh Hòa và MCNV đã đầu tư (mỗi bên 30.000 Đô-la Mỹ) để xây dựng 1 tòa nhà hai tầng giúp tăng cường có sở vật chất cho nghiên cứu để góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong do sốt rét nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân ở vùng sâu vùng xa, đồng thời góp phần cho sự nghiệp PCSR của Việt Nam thu được kết quả. Ngoài những nghiên cứu cơ bản nhằm đóng góp ý kiến cho chương trình Quốc gia về Phòng chống bệnh sốt rét, tôi cùng các đồng nghiệp tại Đội NCSR Khánh Phú cũng đã ứng dụng ngay các kết quả nghiên cứu được vào các hoạt động phòng chống căn bệnh này cho nhân dân ở đây. Kết quả đã làm hầu như mất vai trò truyền bệnh của một trong hai loài muỗi truyền sốt rét tại đây, từ đó đã hạ mức sốt rét trong nhân dân Khánh Phú từ 50% xuống còn 12% và hiện nay là dưới 3%. Sự lan truyền bệnh trong các thôn xóm hiện chỉ tồn tại ở mức dưới 1%/năm. Tuy nhiên chúng tôi thấy sự lan truyền bệnh tại đây vẫn còn dai dẳng, chủ yếu diễn ra trong rừng và trên các nương rẫy gần rừng do sự tồn tại của loài muỗi truyền bệnh sống chủ yếu trong rừng, hơn nữa có một sự bất bình thường trong dịch tễ học của bệnh tại khu vực Khánh Phú, cho tới nay chưa có biện pháp phòng chống nào tỏ ra thật sự có hiệu quả đối với loài muỗi này. Để tìm hiểu sâu hơn nhằm tìm đối sách thích hợp có thể khống chế sự lan truyền này, tôi đã thuyết phục được các nhà lãnh đạo của MCNV tăng cường hỗ trợ cho Dự án NCSR Khánh Phú tích cực tìm sự hợp tác với các cơ sở nghiên cứu cũng như các chuyên gia sốt rét trong nước và nước ngoài. Kết quả đã phát hiện thấy loài muỗi rừng sâu này không chỉ lan truyền các KST SR của người mà còn lan truyền một loài KST SR của khỉ cho người dân Khánh Phú. Đây là phát hiện đầu tiên tại Việt Nam, là một thách thức mới cho sự nghiệp phòng chống căn bệnh này. Từ phát hiện trên, tôi và các đồng nghiệp Việt Nam lại tiếp tục các hoạt động nghiên cứu tại Khánh Phú, đặc biệt là phải tìm cho ra biện pháp thật sự hiệu quả trong phòng chống sự lan truyền bệnh bởi loài muỗi rừng sâu này, luôn tin tưởng bệnh sốt rét sẽ được loại trừ khỏi đời sống của người dân Việt Nam. Tích cực hỗ trợ các dự án khác ngoài sốt rét Sốt rét chỉ là một trong nhiều vấn đề khó khăn đối với các cộng đồng dân sống trong các vùng núi. Một điều rất rõ ràng là bệnh tật và đói nghèo luôn đồng hành. Mặc dù bệnh sốt rét đã giảm đi rất nhiều tại Khánh Phú, song sự đói nghèo vẫn đeo đẳng cuộc đời đồng bào Raglai ở đây. Vì vậy MCNV đã tìm cách có thể trực tiếp góp phần vào hoạt động xoá đói nghèo tại khu vực này. Từ suy nghĩ này, MCNV đã vận động được một phần kinh phí từ Cộng Đồng Châu Âu để triển khai một dự án có tên « Chương trình phát triển sức khoẻ và đời sống do cộng đồng quản lý (CMH&LD) tại huyện Khánh Vĩnh (2004 - 2009). Một văn phòng mới của MCNV đã được thành lập tại thành phố Nha Trang với 6 cán bộ Việt Nam để triển khai Chương trình này. Như tên gọi, Chương trình CMH&LD nhắm tới việc cải thiện sức khoẻ và làm giảm mức đói nghèo trong các cộng đồng dân tộc ít người ở đây thông qua việc chính họ xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động và đánh giá kết quả. Kết quả tuyên truyền, vận động cho thấy người dân đã mạnh dạn nêu ra những suy nghĩ của mình, tự đề đạt các nhu cầu, kế hoạch xây dựng đời sống kinh tế. Đã có 31 thôn của 12 xã (trong tổng số 14 xã và thị trấn của huyện Khánh Vĩnh) tự xây dựng được chương trình phát triển của mình. Dưới đây là một số thành công của Chương trình CMH&LD qua 5 năm triển khai: Chương trình cải thiện sức khoẻ Đã đào tạo lại y tế thôn bản theo chương trình của Bộ Y tế. Đến nay, hơn 75% YTTB có kiến thức và kỹ năng tốt, biết chọn lựa loại hình tư vấn chăm sóc sức khỏe thích hợp. Xây dựng và cung cấp nước sạch cho xã Khánh Thành và 4 xã khu vực cánh Tây (Liên Sang, Giang Ly, Sơn Thái, Khánh Thượng) với 1,383 hộ dân được lắp đặt đồng hồ nước, cấp nước đầy đủ, tốt, hệ thống nước đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật. Phương pháp tiếp cận mới của dự án mang lại thành công góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em từ 58% xuống 47% (thể nhẹ cân) đối với600trẻ em dưới 5 tuổi. Kỹ năng thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của bà mẹ có con < 5 tuổi trước và sau can thiệp tăng từ 2,4% lên 62,3%. Hỗ trợ 2 cán bộ hoàn thành chuyên khoa II và thạc sĩ tại Thái Lan. Đã hỗ trợ xây dựng 4 Hội Người khuyết tật (HNKT) tại 4 xã: Khánh Nam, Khánh Trung, Thị trấn Khánh Vĩnh, Liên Sang. Đến nay có 3/4 hội hoạt động tốt. Ngoài ra dự án cũng đã giới thiệu một chương trình giúp trẻ khuyết tật có cơ hội đến lớp, hoà nhập tốt ở môi trường giáo dục, cộng đồng. Hỗ trợ đào tạo 14 giáo viên dạy tiếng Raglai có đủ khả năng đứng lớp. Đến nay đã có hơn 100 học viên được cấp giấy chứng nhận, có khả năng giao tiếp tốt khi làm việc với đồng bào dân tộc Raglai. Chương trình phát triển đời sống Xây dựng được 140 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho 31 thôn tập trung vào hỗ trợ công cụ sản xuất, vật tư nông nghiệp, tập huấn nâng cao năng lực như: Bò giống lai Sind, máy cày, trâu bò cày, bình phun thuốc, máy xay xát, máy lẫy bắp, máy cắt cỏ, máy bơm nước, lò rèn, giống, phân bón, phương tiện vận chuyển, sửa chữa và trang bị nhà cộng đồng, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, … - Xây dựng được 31 quỹ vốn vay quay vòng thông qua kế hoạch nhóm sở thích sản xuất với tổng kinh phí là 3,7 tỷ. Ngân sách này do thôn tự quản, là của chính mỗi gia đình trong thôn. - Trong qúa trình thực hiện PRA ở các thôn sau hơn ba năm đã chỉ ra rằng đã có một phần ba số hộ thoát nghèo (từ 57% xuống còn 39%). - Hỗ trợ 320 hộ khó khăn nhất tại các thôn phát triển sinh kế để giảm nghèo. Đã có 42,7% hộ thoát nghèo, 20,8% hộ có những cải thiện đời sống và tinh thần rõ rệt, đã mua sắm được một số vật dụng như: giường, tủ, TV, xe máy. - Mây là cây lâm sản phi gỗ phù hợp với thổ nhưỡng điạ phương, đêm lại lợi nhuận kinh tế cao và cũng góp phần bảo vệ môi trường. Dự án đã trồng thử nghiệm thành công và xây dựng được 2 vườn ươm để cung cấp mây giống và tạo thêm sự nhiệt tình cho nhân dân trong vùng. Hiện đã có hơn 500 hộ trồng câymây dưới nhiều hình thức như: ven rẫy, ven rào và tán rừng. Cây mây phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Thông qua các nhóm sở thích, dự án hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo được vay vốn đầu tư vào sản xuất, giảm vay mượn tư thương bên ngoài. Giúp người dân bán sản phẩm làm ra theo đúng giá cả thị trường. Thiết lập hệ thống thông tin giá cả tại thôn. Đã xây dựng được 8 cửa hàng cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho người dân địa phương. Xây dựng được mạng lưới khuyến nông thôn với 31 thành viên, 75% cán bộ khuyến nông đã có kiến thức, kỹ năng về công tác khuyến nông. Hiện nay họ đóng vai trò then chốt trong việc tư vấn và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân trong cộng đồng. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ địa phương và người dân về phương pháp, kỹ năng làm việc với cộng đồng và người dân. Có hơn 90% thành viên Ban quản lý dự án huyện, nhóm hỗ trợ huyện, 70% nhóm hỗ trợ xã và 60% nhóm hỗ trợ thôn có năng lực làm việc tốt. Hơn 70% người dân thích tham gia các khoá tập huấn và nắm được kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Chính quyền địa phương rất quan tâm và đánh giá cao những đóng góp của CMH&LD về phương pháp tiếp cận và muốn áp dụng nó vào chương trình giảm nghèo của chính phủ. Từ những nỗ lực đóng góp trên đây, ông luôn luôn sát cánh cùng với các cán bộ Việt Nam trong suốt hơn 20 năm liên tục hợp tác trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sức khỏe và đời sống cho nhân dân Việt Nam. Với những cống hiến của mình, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam tặng ông Kỷ niệm chương “Vì Sức khoẻ nhân dân” theo quyết định số 1151/QĐ-BYT ngày 28/3/2007; Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam tặng Kỷ niệm chương « Vì Hoà bình, Hữu nghị giữa các Dân tộc », số 396 vào sổ khen thưởng ngày 14/10/2008 Xứng đáng được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huy chương Hữu Nghị Trong quá trình hợp tác lâu dài, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã có những ghi nhận và đánh giá cao cống hiến của Tiến sỹ Ron P.Marchand trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Việt Nam. TS. Ron Marchand, chuyên gia về côn trùng y học, là một người nước ngòai đã tham gia giúp Chương trình PCSR Việt Nam hơn 20 năm qua. Một người rất có tâm huyết giúp trong các họat động PCSR và nghiên cứu sốt rét ở Việt Nam thể hiện việc đi xuống tận bản làng và người dân để tìm hiểu những khó khăn thực tế của những người dân ở vùng sâu vùng xa nhất là những người dân tộc nhằm tìm ra những giải pháp bảo vệ sức khỏe thích hợp cho họ. TS. Ron Marchand đã luôn luôn có ý thức trách nhiệm với công việc được giao là điều phối viên của MCNV cho Dự án sốt rét, nên luôn luôn tận dụng tối đa sự giúp đỡ của MCNV mà cụ thể là những đồng tiền quyên góp được từ những người dân Hà Lan giúp cho người dân Việt Nam. Qua các nghiên cứu sốt rét tại Khánh Phú, đã có một số đơn vị cả trong và ngòai nuớc đến tham quan học tập tìm hiểu về sốt rét và tham gia nghiên cứu như Trung tâm các Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh, Đại Học Oxforrd, Căm-Pu-Chia và Lào, Đại học Nagasaki và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)… Với đóng góp của TS. Ron Marchand trong sự nghiệp Phòng chống sốt rét tại Việt Nam, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Y tế trình Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương xét tặng Huy chương Hữu nghị cho TS. Ron Marchand đã có những đóng góp trong sự nghiệp phòng chống sốt rét ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
|