|
Bindheshwar Pathak |
Vinh danh nhà hoạt động vì vệ sinh sức khỏe con người
Bindheshwar Pathak (tên theo Hindi: बिंदेश्वरपाठक) là một nhà xã hội học người Ấn Độ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1943 tại Rampur, Bihar, Ấn Độ, là người sáng lập Tổ chức Sulabh International, một tổ chức hoạt động liên quan đến các dịch vụ xã hội dựa vào Ấn Độ làm việc để thúc đẩy quyền con người, vệ sinh môi trường, nguồn năng lượng, quản lý chất thải và cải tiến xã hội thông qua giáo dục. Công việc của ông quan tâm là một trong những người đi tiên phong trong vấn đề cải cách xã hội, đặc biệt lĩnh vực vệ sinh. Ông đã nhận được nhiều phần thưởng trong nước và quốc tế về những công trình nghiên cứu về tổ chức này. Bindheshwar Pathak tốt nghiệp ngành xã hội học vào năm 1964, lấy bằng cao học năm 1980 và bằng tiến sĩ năm 1985 của đại học Patna. Là một học giả và viết sách rất nhiều đầu sách. Và một trong những cuốn sách nổi tiếng của tiến sĩ Pathak chính là cuốn Con đường đi đếntự do (The Road to Freedom), và là một người tham gia thường xuyên trong các hội thảo về vệ sinh, sức khỏe và tiến bộ xã hội trên khắp thế giới. Các hành động bảo vệ sức khỏe có liên quan đến vệ sinhSinh ra trong một gia đình Brahmin năm 1943 và lớn lên ở bang Bihar của Indian, tiến sĩ Bindeshwar Pathak tham gia vào đại học Patna - nơi mà ông đã học thạc sĩ về xã hội học, một bằng cử nhân Anh văn và bằng tiến sĩliên quan “Liberation of scavengers through low cost sanitation” và một bằng tiến sĩ văn chương về “Eradication of scavenging and environmental sanitation in India: a sociological study”. Tiến sĩ Bindeshwar Pathak, người sáng lập Phong trào Vệ sinh Sulabh tại Ấn Độ, người sáng lập ra Tổ chức Dịch vụ Xã hội Quốc tế Sulabh, người được biết đến khắp thế giới về nghiên cứu trong lĩnh vực vệ sinh nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, phát triển xã hội và nâng cao nhân quyền ở Ấn Độ cũng như ở các nước khác trên thế giới đã đoạt giải thưởng Stockholm Water 2009. Tiến sĩ Pathak lần đầu tiên đến tìm hiểu về cảnh ngộ của những người làm ăn dựa trên nghề bới rác (“scavengers”) vào năm 1968 khi ông ta gia nhập vào Bhangi-Mukti (scavengers’ liberation) Cell of the Bihar Gandhi Centenary Celebrations Committee. Trong suốt thời gian này, ông ta đi khắp Ấn Độ, sống cùng với gia đình những người bới rác và cũng là một phần trong luận án tiến sĩ của ông. Viết về các kinh nghiệm, ông kiên quyết giải quyết những hành động, không chỉ một cách hài hòa với những người bới rác mà còn tin rằng công việc bới rác là một hành động phi nhân đạo (dehumanizing practice) cuối cùng nó đã tác động phá hủy đến xã hội hiện đại Ấn Độ. Cùng với sự thiết lập nên tổ chức Sulabh International Social Service Organization vào năm 1970, ông ta khỏi động một chương trình hành động độc đáo phối hợp các tiến bộ về mặt kỹ thuật với các nguyên tắc nhân đạo. Các nghiên cứu của Bindeshwar Pathak mở rộng trên các lĩnh vực của công nghệ vệ sinh, doanh nghiệp xã hội và giáo dục chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người ở đất nước ông đã trở thành mô hình cho các tổ chức phi chính phủ và là những sáng kiến về chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên khắp thế giới. Kể từ khi thiết lập Phong trào Vệ sinh Sulabh năm 1970, tiến sĩ Pathak đã làm thay đổi thái độ của xã hội về các nhà xí không hợp vệ sinh ở những khu dân cư nghèo, các vùng nông thôn và các khu đô thị đông đúc. Ông cũng đồng thời triển khai hệ thống toilet hợp vệ sinh với giá thành rẻ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho hàng triệu người. Ông cũng tiến hành chiến dịch loại bỏ các nhà vệ sinh có hệ thống xử lý thủ công tại Ấn Độ đồng thời bảo vệ quyền lợi cho những người làm công việc xử lý phân và gia đình họ, cải thiện mức sống và đem lại cho họ sự kính trọng của xã hội. Trong Lời tuyên dương của Ủy ban giải thưởng Stockholm Water có đoạn: “Kết quả những nỗ lực của tiến sĩ Pathak là một trong những tấm gương đáng kinh ngạc nhất về sức ảnh hưởng củamột người tới hàng triệu người. Tiến sĩ Pathak đã đạt được những kết quả đầy ý nghĩa trong lĩnh vực môi trường xã hội được công nhận trên toàn thế giới, chứ không chỉ bó hẹp ở những người được mang lại quyền tự do nhân phẩm nhờ những nỗ lực của ông.” Tiến sĩ Pathak sẽ chính thức nhận giải thưởng Stockholm Water 2009 tại Lễ trao giải của Hoàng gia trong Tuần lễ Nước Thế giới tại Stockholm khai mạc ngày hôm nay 16/08/2009. Pathak - nhà cách tân điều kiện vệ sinh Với hệ thống nhà vệ sinh tiến bộ này, tiến sĩ Pathak đã dẫn đầu phong trào phát triển nhà vệ sinh giá rẻ, phù hợp với văn hóa cùng hệ thống xử lý mới thay thế những nhà vệ sinh cũ không hợp vệ sinh tại những cộng đồng nghèo khắp Ấn Độ. Những đóng góp của ông bao gồm: -Nhà vệ sinh Sulabh Shauchalaya hai hố tự hoại hiện đang được hơn 1,2 triệu dân sử dụng. Công nghệ này được Tổ chức Hỗ trợ định cư Habitat của Liên Hợp Quốc và Trung tâm Định cư công bố là một trong những phát minh tiến bộ nhất toàn cầu và hiện được Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc khuyến cáo cho hơn 2,6 triệu người trên khắp thế giới sử dụng. -Nhà vệ sinh công cộng Sulabh và các thiết bị vệ sinh được sử dụng ở 7500 địa điểm, phục vụ cho hơn 10 triệu người mỗi ngày. Các thiết bị vệ sinh công cộng người dùng trả tiền này đem lại giải pháp bền vững về kinh tế, mang tính sinh thái, và phù hợp văn hóa ở những cộng đồng dân cư nghèo đông đúc và nơi công cộng. -Hệ thống bảo toàn nguồn nước Sulabh Shauchalaya đã được tối ưu hóa, chỉ cần 1,5 lít nước mỗi lần xả, thay vì phải mất ít nhất là 10 lít nước như các nhà vệ sinh kiểu cũ. Điều này đem lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở những khu khan hiếm nước. -Hệ thống xử lý nước thải cân bằng về môi trường dựa trên hệ sinh thái nuôi cá và bèo tấm đã đem lại cơ hội kinh tế cho các khu nông thôn nghèo. -Một số công nghệ giúp xử lý chất thải từ nhà vệ sinh Sulabh Shauchalaya thành bioga để đun nấu, sưởi ấm và tạo ra điện. Pathak - nhà hoạt động xã hội Tự nhận mình là một nhà hoạt động xã hội, nhiều thập kỷ qua tiến sĩ Pathak đã làm việc với doanh nghiệp xã hội hàng đầu, kết hợp các tiêu chuẩn kinh doanh tốt nhất với các hoạt động mang tính nguyên tắc nhằm đem lại những điều kiện vệ sinh tốt hơn, những thay đổi về mặt xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Năm 1970, ông sáng lập ra Tổ chức Dịch vụ Xã hội Quốc tế Sulabh, một tổ chức phi chínhphủ nhằm nâng cao điều kiện vệ sinh và đem lại những thay đổi về mặt xã hội tại Ấn Độ. Hiện tại có hơn 50.000 thành viên tham gia các hoạt động tình nguyện, gần đây tổ chức còn hoạt động ở cả Bhuan và Afghanistan. Hợp tác với Tổ chức Hỗ trợ định cư của Liên Hợp Quốc, tổ chức Sulabh đào tạo kĩ sư, kiến trúc sư, nhà thảo kế hoạch và nhà quản lý khắp 14 quốc gia tại Châu Phi. Hiện tổ chức Sulabh đang lên kế hoạch hoạt động tại Ethiopia, Campuchia, Lào, Angola, Madagasca, Cộng hòa Dominican, Tajikistan và nhiều nước khác. Thông qua Sulabh, tiến sĩ Pathak đã tiến hành chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ để loại bỏ cách xử lý phân trước kia tại các nhà vệ sinh cũ khắp Ấn Độ. Mối quan ngại trước kia của ông về nỗi khổ của những người làm công việc xử lý phân tại những nhà vệ sinh cũ đã dẫn tới sự phát triển của hệ thống nhà vệ sinh Sulabh Shauchalaya. Trong nhiều năm qua, ông đã thực hiện rất nhiều đổi mới để thay đổi định kiến xã hội, công bằng về mặt kinh tế và giải phóng những người làm công việc xử lý phân cũng như gia đình họ khỏi địa vị xã hội thấp kém. Pathak - nhà giáo dục sức khỏe và vệ sinh Với việc sáng lập Viện nghiên cứu Sức khỏe và Điều kiện Vệ sinh Quốc tế Sulabh (SIIHH), tiến sĩ Pathak đã nỗ lực thông qua các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để phát triển các mô hình đảm bảo sức khỏe và vệ sinh đem lại hiệu quả cho các khu dân cư nghèo và các vùng nông thôn. Hợp tác với nhiều tổ chức khác, SIIHH đã vạch ra chương trình giảng dạy về các điều kiện vệ sinh cho học sinh và giáo viên tại các trường học, đào tạo cho các tình nguyện viên về chăm sóc sức khỏe tại các khu nhà ổ chuột và mở các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại các khu tập thể dùng chung nhà vệ sinh tại Sulabh. Hợp tác với Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Ấn Độ, tiến sĩ Pathak cũng thành lập Trung tâm Thông tin môi trường Sulabh nhằm thu thập và cung cấp thông tin liên quan tới vệ sinh và hệ thống xử lý chất thải cho các nhà nghiên cứu, viện sĩ, các nhà hoạch định chính sách và sinh viên. Giải thưởng Stockholm Water Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1991, Stockholm Water là giải thưởng danh giá nhất thế giới được trao cho những phát minh nổi bật trong các hoạt động liên quan tới nước. Giải thưởng hàng năm trị giá 150.000 USD và một kỷ niệm chương được thiết kế đặc biệt dành tặng cho nhữngcá nhân, tổ chức và các viện nghiên cứu có những công trình đóng góp vào việc bảo tồn nguồn nước, nâng cao sức khỏe của người dân trên khắp hành tinh và bảo vệ hệ sinh thái. Một Ủy ban Quốc tế sẽ được Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển chỉ định để chịu trách nhiệm xét duyệt các đề cử và đề xuất ứng viên cho giải thưởng. Người bảo trợ cho giải thưởng này là vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển. Tác giả Sanjeev Sabhlok đã viết như thế vào ngày 17 tháng 2 năm 2011 trong tập 'Race' and racism, Hinduism” . tôi biết điều này qua cuốn “Daniel Lak's” India Express gần đây qua một quầy sách. Trải qua một thời gian, tôi có cơ hội biết được một sự cống hiến rất lớn lao với những thông điệp tuyệt vời từ tiến sĩ Pathak, tôi không biết bản thân ông ta nhưng sự cải tổ của ông ta thật ấn tượng đã làm thay đổi nếp suy nghĩ và sự mong đợi của công chúng Ấn Độ. Điều dó chứng minh rằng một con người bình thường có thể làm được những điều phi thường. Tất cả những điều đó là một tầm nhìn mới và xác định kiên định mới nhất. Bằng cách nào chăng nữa, dù phức tạp khó khăn đến đâu cũng nên tìm đọc cuốn sách viết về tiến sĩ Pathak. Tài liệu tham khảo: 1.Profile of a national crusader. Retrieved on August 14, 2007. 2.Indian Sanitation Innovator and Social Reformer. Retrieved September 28, 2010. 3.Profile, Aims & Objectives. Retrieved on August 14, 2007. 4.Sulabh founder gets Energy Globe Award. Retrieved August 14, 2007. 5.Dr Bindeshwar Pathak get vishwa bhojpuri samman 6.http://www.sulabhinternational.org/media_center/videos/stolkholm_water_prize.php 7.http://sabhlokcity.com/2011/02/dr-bindeshwar-pathak-a-hero-for-modern-india/
|