Nhà khoa học Trung Quốc nhận “Giải Nobel của Mỹ về thành tích thuốc chống sốt rét”
Theo tin từ New York, vào ngày 23 tháng 9 vừa qua (Xinhua) - một nhà khoa học Trung Quốc đã vinh dự nhận giải thưởng danh giá của Mỹ về công trình khám phá thuốc artemisinin, một liệp pháp chữa bệnh sốt rét đã cứu sống hàng triệu người trên khắp toàn cầu trong thời gian vừa qua, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Có lẽ và có thể ai trong ngành sốt rét cũng đều ít nhiều biết đến cái tên Thanh hoa hoa vàng-một loài thảo dược đã cho cvhieets xuất ra thuốc Artemisinine và một số dẫn chất khác, các phương thuốc ấy, gần 40 năm qua đã cứu sống hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh sốt rét - một trong những căn bệnh dẫn đầu về cái chết và tỷ lệ mắc bệnh so với các bệnh truyền nhiễm khác trên phạm vi toàn cầu. Song, điều đó hiếm người biết đến tác giả và nhóm cộng sự khởi đầu cho nghiên cứu tìm tòi ra các thuốc này là ai và hiện nay vẫn còn là câu hỏi, đôi khi một số người nhầm lẫn tác giả,…đó chính là giáo sư dược học người Trung Quốc tên là Tu Youyou - người vừa được cả thế giới biết đến khi nhận giải thưởng danh giá của Mỹ và được xem như giải thưởng Nobel của Mỹ vào tháng 9. 2011 vừa rồi. |
Giáo sư dược sĩ người Trung Quốc Tu Youyou đã tự hào khi nhận giải thưởng Lasker Award tại New York, Mỹ vào hôm 23.9.2011. Nhà khoa học Trung Quốc này nhận một giải thưởng danh dự của Mỹ về công trình khám phá artemisinin (theo bản tin Xinhua/Wang Chengyun). Bà ta năm nay Tu Youyou, 81 tuổi là người đầu tiên của Trung Quốc vinh dự nhận được giải thưởng Lasker Award, xem như đây là giải Nobel của Mỹ (America's Nobels) để từng bước công nhận trong tương lai khi chuẩn bị hội đồng Nobel công nhận. Tu, một nhà khoa học tại tại China Academy of Chinese Medical Sciences ở Bắc Kinh, tiên phong một tiếp cận mới trong điều trị sốt rét, đã mang lại nhiều lợi ích cứu sống hàng trăm triệu người và hứa hẹn có lợi điểm gấp nhiều lần. Tu sinh ra tại Ningbo, tỉnh Zhejiang, Trung quốc vào ngày 30 tháng 12 năm 1930. Khi còn là học sinh trung học, bà đã đam mê về cả y học cổ truyền và y học phương tây. Vào năm 1951, Tu trúng tuyển vào đại học y khoa Peking (vào năm 1952, trường y khoa trở thành một trường đại học y khoa Beijing độc lập và đặt tên lại là Beijing Medical University vào năm 1985. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2000, Beijing Medical University hợp nhất với đại học Peking University và giờ đây là Peking University Health Science Center. Tu nghiên cứu tại khoa khoa học dược (Department of Pharmaceutical Sciences) và tốt nghiệp vào năm 1955. Sau đó, Tu được đào tạo 2.5 năm nữa về y học cổ truyền Trung Quốc. Tu làm việc tại Academy of Chinese Medicine (nay có tên là China Academy of Chinese Medical Research) tại Beijing sau khi tốt nghiệp. Tu được thăng tiến vào nghiên cứu vào năm 1980 (như mọt trợ giáo), và năm 2001 trở thành hướng dẫn hàn lâm cho các nghiên cứu sinh. Hiện nay, bà ta là trưởng khoa học (Chief Scientist) tại Viện hàn lâm này. Lĩnh vực nghiên cứuBệnh sán máng (Schistosomiasis)Trong những năm đầu của bà ta, Tu nghiên cứu về Lobelia chinensis, một liệu pháp trị liệu y học cổ truyền trung Quốc để chữa bệnh sán máng (Schistosomiasis), mà bệnh này lan rộng vào đầu thế kỷ 21 tại miền nam Trung Quốc. Sốt rét (Malaria)Tu bắt đầu đi vào nghiên cứu lĩnh vực sốt rét tại Trung Quốc khi công cuộc cải cách Văn hóa đang diễn ra. Vào đầu năm 1969, Tu được bổ nhiệm làm trưởng dự án Project 523 của Viện. Bà ta đã thu thập 2000 công thức và bài thuốc cổ truyền cũng như dân gian để có thể dẫn đến nghiên cứu và lần lượt sàng lọc chúng. Vào năm 1971, nhóm nghiên cứu của bà ta đã chiết ra 380 chất từ 200 thảo dược và khám phá ra rằng các chất chiết suất từ cây thanh hao hoa vàng Qinghao (Artemisia annua L., hay cây cỏ ngọt) được quan tâm đặc biệt và hứa hẹn cho việc ức chế sự phát triển ký sinh trùng Plasmodia trên động vật. Tu tìm thấy con đường chiết xuất chúng và rồi sự phát kiến của bà đã dần nâng cao lên và giảm bớt tính độc của chiết xuất này. Vào năm 1972, bà ta cùng cộng sự thu nhận chất tinh khiết và đặt tên Qinghaosu hay artemisinin thường gọi ngày nay ở tây phương, phương thuốc này đã cứu sống hàng triệu mạng sống, đặc biệt quần thể dân đang sống tại các quốc gia đang phát triển. Tu cũng đã nghiên cứu cấu trúc hóa học và đặc tính dược học của artemisinin. Nhờ vào việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại và đứng trước các di sản cung cấp bởi những nhà tiên phong cách nay 5.000 năm về y học cổ truyền, bà ta đã mang lại sự “giàu có” bước sang thế kỷ 21. "Không thường trong lịch sử y học lâm sàng có thể chúng ta tổ chức lễ khám phá mà dễ dàng làm giảm đau và chống lại suy nhược của hàng trăm triệu người, cũng như cứu sống vô số người, đặc biệt trẻ em trên 100 quốc gia của toàn cầu. Lucy Shapiro, một thành viên của hội đồng giải thưởng và là giáo sư của đại học Stanford đã mô tả về khám phá ý nghĩa và vô cùng quan trọng của giáo sư Tu. Shapiro cho biết khám phá và xác định về mặt hóa học cũng như vai trò của artemisinin , thuốc sốt rét có hiệu lực cao rất có ý nghĩa, do việc bền bỉ kiên trì nghiên cứu, tầm nhìn cũng như xác định vững chắc cho nghiên cứu của giáo sư Tu và nhóm của bà. Bà ta nghĩ công trình nghiên cứu của giáo sư Tu đã mang lại cho thế giới này một phương thức can thiệp trị liệu dược học ở nửa thế kỷ còn lại. "Sự khám phá ra artemisinin là một món quà cho nhân loại từ nền y học cổ truyền Trung Hoa” giáo sư Tú cho biết khi nhận được gải thưởng. "Tiếp tục khám phá và phát triển nền y học cổ truyền, không còn nghi ngờ gì nữa mà đã mang đến cho thế giới này nhiều thuốc thêm”. Hai nhà khoa học đã khám phá ra cỗ máy tế bào giúp nâng cao và có liên quan đến lượng protein và một nghiên cứu liên quan đến việc tìm ra thuốc cứu các bệnh nhân sốt rét đã cùng nhận giải thưởng Albert and Mary Lasker Foundation's Lasker Awards, đây là một giải thưởng danh giá nhất của nghiên cứu y sinh học. Nhà sinh hóa Franz-Ulrich Hartl, 54 tuổi đang công tác tại Viện Max Planck Institute of Biochemistry ở Martinsreid, Đức và nhà sinh học Arthur Horwich, 60 tuổi, đang công tác tại đại học Yale cùng chia sẻ giải thưởng năm nay về nghiên cứu y học cơ bản. Vào cuối những năm 1980, họ đã khám phá ra vệt tuyến tính của các amino acids có thể gấp lại hoặc khúc cuộn thành hình 3 chiều một cách thích hợp trong một hộp, protein không thể làm điều này bên trong tế bào của chúng. Thay vì, một trạng thái phân tử và việc sử dụng protein mới sinh có dùng ATP, một phân tử cung cấp năng lượng, để giúp cho các sợi amino acid cuộn khúc đúng không cần dính với các protein khác. Công trình này là có liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh (neurodegenerative diseases) khác nhau mà chúng có liên quan đến các protein đã gấp khúc cuộn bị lỗi, từ bệnh Alzheimer đến các bệnh sơ hóa cột bên theo cơ (amyotrophic lateral sclerosis). Một giải thưởng thứ 3 về phục vụ công chúng, giờ đây sao chép Lasker~Bloomberg Public Service Award danh dự cho thành phố New York Mayor Michael Bloomberg (người đã giành chiến thắng vào năm 2009), đã nhận giải thưởng của National Institutes of Health's Clinical Center. Nghiên cứu tại bệnh viện Bethesda, Maryland đã vinh dự vì công trình các bệnh hiếm, gồm Chương trình các bệnh chưa chẩn đoán ra (Undiagnosed Diseases Program) với các bệnh chưa thể giải thích được, cũng như cho việc phát triển các liệu pháp trị liệu như thuốc điều trị AIDS loại AZT. Các người đạt giải nhận phần thưởng trị giá 250,000 USD, giải thưởng này thường là mở đầu cho giải thưởng Nobel về lý hoặc y học. Tài liệu tham khảo: 1.Miller LH and Su X (September 16, 2011). "Artemisinin: discovery from the chinese herbal garden.". Cell (CAMBRIDGE, MA 02139, USA: Cell Press) 146 (6): 855-858. 2."Magic Drug Saved Half Billion People". Phoenix Television News, Hong Kong. 3."Official Biography". China Academy of Chinese Medical Sciences. http://www.icmm.ac.cn/zsyjy/201101/. 4.Strauss, Evelyn (September, 2011). "Award Description". Lasker~DeBakey Clinical Medical Research Award. New York, NY 10017 USA: LASKER FOUNDATION. http://www.laskerfoundation.org/awards/2011 5.Geoff Brown (2010). "Special Issue Artemisinin (Qinghaosu): Commemorative Issue in Honor of Professor Youyou Tu on the Occasion of her 80th Anniversary". Molecules. http://www.mdpi.com/journal/molecules/special_issues/artemisinin/ 6.Tu, Youyou. "Acceptance remarks by Tu Youyou". Lasker~DeBakey Clinical Medical Research Award. New York, NY 10017 USA: http://www.laskerfoundation.org/
|