|
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela |
Tưởng nhớ Nelson Mandela
Ngày 5/12/2013. Deborah Block-Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã qua đời ở tuổi 95, nhiều người trên thế giới đau buồn về sự ra đicủa ông-vị tổng thống da đen đầu tiên (country's first black president) của Nam Phi. Đối với nhiều người, Mandela là một anh hùng, một người đàn ông can đảm, có sức thuyết phục và là người có tầm nhìn. Ông thường được gọi là người khiêm tốn, duyên dáng, trung thành và là một người đàn ông quan tâm đến người khác. Herman Cohen-Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ (U.S. assistant secretary of state) tại châu Phi giai đoạn 1989-1993 cho biết: "Ông ấy dường như có sức lôi cuốn đặc biệt và đã trở thành biểu tượng trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc (fight against apartheid)". Mandela sinh ngày 18/7/1918. Khi còn trẻ tuổi, ông đã trở thành nhà hoạt động trong phong trào chống chủ nghĩa apartheid và tham gia vào Đại hội dân tộc Phi (African National Congress_ANC) trong những năm 1940s. NelsonMandela (Tiểu sử của Nelson Mendela): ·1918-Sinh ra tại Transkei, Nam Phi (Born in Transkei, South Africa) ·1944-Tham gia Đại hội Dân tộc Phi (Joined African National Congress) ·1956-Bị kết tội phản quốc, sau đó được tha bổng (Charged with treason, later acquitted) ·1962-Bị kết án vì tội phá hoại và chịu án 5 năm tù (Convicted of sabotage and sentenced to 5 years) ·1964-Bị kết án tù chung thân vì âm mưu lật đổ chính phủ (Sentenced to life in prison for plotting to overthrow the government) ·1990-Ra tù (Released from prison) ·1991-Được bầu làm Chủ tịch ANC (Elected president of ANC) ·1993-Giải thưởng Nobel Hòa bình (Won Nobel Peace Prize) ·1994-Tổng thống dân cử của Nam Phi (Elected president of South Africa) ·1999-Quyết định không tìm kiếm một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai (Decided not to seek a second term as president) ·2004-Nghỉ hưu (Retired from public life) ·2007-Thành lập Nhóm người cao tuổi (Formed The Elders group) ·2011-Một thời gian ngắn nhập viện vì bị nhiễm trùng phổi (Briefly hospitalized for a chest infection) ·2012-Nhập viện một lần nữa, lần này vì bị sỏi mật (Hospitalized again,this time for gallstones) ·2013-Điều trị nhiễm trùng phổi tái phát, mất vào ngày 5/12/2013 (Treated for a recurring lung infection, dies on Dec. 5). Chính phủ do người da trắng lãnh đạo (white-led government) cấm ANC hoạt động vào năm 1960, nhưng ANC tiếp tục hoạt động bí mật. Mandela đã trở thành người đứng đầu cánh quân sự mới của nhóm, phối hợp một chiến dịch ngầm chống lại quân đội và chính phủ Nam Phi. Năm 1962, ông bị bắt và bị kết án tù chung thân trên đảo Robben ngoài khơi bờ biển Cape Town. Ông đã dành 18 năm ở đó và từ chối một lời đề nghị của chính phủ được phóng thích nếu ông từ bỏ đấu tranh vũ trang của ANC. Tuy nhiên, ông được trả tự do vào năm 1990 sau khi Tổng thống Nam Phi Frederik de Klerk cho phép tất cả các đảng phái chính trị hoạt động và thả hầu hết tù nhân chính trị. Một thời gian ngắn sau khi ra tù, Mandela đã được bầu làm chủ tịch của Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress). Vào năm 1994, khi ANC dẫn đầutrong cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên của Nam Phi, ông đã được bầu làm tổng thống da đen đầu tiên ở tuổi 75. Tổng thống Mandela đã nói ông sẽ chỉ tại vị trong một nhiệm kỳ 5 năm: "Không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ một lần nữa (never, never and never again) vùng đất xinh đẹp này trải qua sự áp bức một lần nữa của kẻ khác". Cohen cho biết Mandela giành được sự tôn trọng quốc tế về hòa giải dân tộc của Nam Phi: "Mandela cống hiến hết mình chủ yếu là để tập hợp những người châu Phi bước vào kỷ nguyên mới nhằm phát triển kinh tế, có một nền giáo dục tốt, ông cũng là người có nhiều phát biểu trên trường quốc tế ". Năm 1993, Mandela đã chia sẻ giải Nobel Hòa bình với kẻ thù cay đắng là Klerk vì những đóng góp cho tiến trình hòa bình ở Nam Phi. Sau khi nhận được giải thưởng, Mandela ca ngợi người dân Nam Phi: "Tất cả chúng ta đã tạo ra một xã hội, mà xã hội đó công nhận rằng tất cả mọi người được sinh ra có quyền bình đẳng" (All have created a society which recognizes that all people are born equal). Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Mandela bị chỉ trích vì không đối đầu với đại dịch AIDS của Nam Phi. Tuy nhiên, trong những năm sau này ông đã trở thành một người ủng hộ mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại căn bệnh AIDS: "Chúng ta cùng nhau có thể chống lại AIDS và đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho tất cả mọi người". Ông cũng tiếp tục công việc của mình như là một người ủng hộ cho quyền trẻ em. Ở một đất nước bị xâu xé bởi nhiều năm xung đột chủng tộc, Nelson Mandela được coi là một nhà lãnh đạo đáng kính (remarkable leader )-một người đàn ông đã đưa Nam Phi tránh xa bạo lực và hận thù để trở thành một quốc gia hiểu biết và hòa bình hơn.
|