|
Will Pooley đã sống sót sau khi được điều trị Ebola |
Y tá Ebola người Anh tới Hoa Kỳ trong nỗ lực cứu một nạn nhân
Ngày 18/9/2014. BBC News - Y tá Ebola người Anh tới Hoa Kỳ trong nỗ lực cứu một nạn nhân (British Ebola nurse travels to US to try to save victim). Một y tá người Anh đã hồi phục khỏi Ebola đã tới Hoa Kỳ để hiến máu trong nỗ lực cứu một nạn nhân khác của vi-rút Ebola.Will Pooley, 29 tuổi-y tá người Anh đã được xuất viện khỏi Bệnh Viện Royal Free ở vùng tây bắc London hai tuần trước nơi anh ta được điều trị trong một đơn vị cách ly đặc biệt. Cả y tá Pooley và bệnh nhân mới kia không được nêu tên được cho là đã cùng làm việc tại Sierra Leone. Văn phòng ngoại giao cho biết họ đã sắp xếp một hộ chiếu thay thế trong vòng 24 giờ, là một người đã sống sót khỏi căn bệnh Pooley có thể giúp nạn nhân kia bằng cách hiến máu của mình hiện đang có các kháng thể tự nhiên có thể giúp bảo vệ khỏi Ebola. Anh Pooley có lẽ đã bay tới Atlanta vào cuối tuần vừa rồi sau khi Văn phòng ngoại giao cấp hộ chiếu khẩn cấp cho anh ta vì hộ chiếu ban đầu của anh đã bị đốt cháy cùng với các đồ dùng cá nhân khác để phòng ngừa vi-rút Ebola lây lan. Tất cả các lựa chọn (All options) Văn phòng đối ngoại và thịnh vượng chung (Foreign and Commonwealth Office_FCO) cho biết trong một thông báo: “Thể theo yêu cầu từ gia đình anh ta, Tổ Lãnh sự FCO và Văn phòng hộ chiếu Anh đã làm việc cùng nhau để cung cấp hộ chiếu thay thế cho anh Will Pooley trong vòng 24 giờ để giúp anh bay sang Hoa Kỳ ngay lập tức và có thể hỗ trợ điều trị cho nạn nhân Ebola”. Chuyên gia các bệnh truyền nhiễm TS. Aneesh Mehta, một trong 5 bác sĩ làm việc tại một đơn vị chuyên khoa tại Atlanta cho biết nhóm của ông đã xem xét tất cả các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân cuối cùng: “Chúng tôi tin rằng sự chăm sóc hỗ trợ giúp cơ thể tự chữa lành và đồng thời hỗ trợ quá trình này là điểm cốt yếu của việc điều trị và cũng đúng cho bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào khác, nếu chúng tôi có những lựa chọn điều trị chúng tôi sẽ đánh giá chúng”. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Ebola lây lan qua mồ hôi, máu, nước bọt và hơn 2.500 người đã chết trong đợt dịch tại Tây Phi, nơi mà tỷ lệ tử vong tới 90% nếu không được chữa trị.
|