Công làm, Thủ phá
Trong thể thao bóng đá có nhiều cụm từ để mô tả “bóng gió” về kết quả của một trận đấu, trong đó cụm từ “Công làm, Thủ phá” trong trận Đội tuyển quốc gia Việt Nam phải chấp nhận chia điểm với đội tuyển Indonesia ở thế trên cơ tại Suzuki Cup ngày 22/11/2014 lại đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Giải thích một sô cụm từ “công làm, thủ phá”: hàng công (tiền đạo, tiền vệ) tấn công xuất sắc ghi được bàn thắng nhưng hàng thủ (hậu vệ, thủ môn) yếu kém để đối phương sút thủng lưới dẫn đến kết quả hòa, thậm chí thua đau. “công cùn, thủ kém”: cả hàng công và hàng thủ đề dở không đá được vào lưới đối phương mà thậm chí còn trở thành “rổ đựng bóng” của đối phương. “công thủ vẹn toàn”: cả công cả thủ đều hay, không chỉ thắng đối phương nhiều bàn mà còn làm cho đối phương bế tắc không ghi nổi bàn thắng.
Pha ghi bàn “siêu phẩm” của Công Vinh |
Công làm, Thủ phá ở Suzuki Cup 2014 “Công làm”: Công vinh, tiền đạo xuất sắc nhất Việt Nam được thay vào đầu hiệp 2 nhưng chỉ hơn 10 phút sau đó anh đã có một cú “vô lê siêu phẩm” đem lại bàn thắng 2-1 cho đội tuyển Việt Nam.
Thủ môn Nguyên Mạnh làm mất điểm vì bị đối phương “xỏ háng” |
“Thủ phá”: Thủ môn Nguyên Mạnh bị đối phương “xỏ háng” làm đội tuyển phải chia điểm (2-2) với Indonesia trong trận cầu thất vọng.
|