Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 1 2 7
Số người đang truy cập
3 0 7
 Góc thư giản
Sinh con đầu lòng ngày cuối năm

 

Cứ vào mỗi dịp cuối năm trước tết cổ truyền, nhớ lại đứa con đầu lòng do vợ tôi sinh ra khi ở độ tuổi 24 với dấu ấn của thời điểm giao thừa giữa năm cũ và năm mới mà phải rời bệnh viện về nhà ngay theo tập tục xưa của ông bà; không nằm qua năm để vợ con được tiếp tục chăm sóc, theo dõi.

Tập tục này cần được xã hội văn minh ngày nay xóa bỏ vì sự an toàn của cả mẹ lẫn con, nhất là khi sinh đứa con đầu lòng.

 
Đứa con đầu lòng sinh ngày cuối năm làm biểu tượng của Festival Huế 2006, 2008

Khi lớn lên, học tập, trưởng thành, quen biết và thương yêu nhau; chúng tôi đều ở thành phố Huế. Thế rồi tôi tốt nghiệp trường y năm 1977 và nhận nhiệm vụ tại một viện nghiên cứu chuyên ngành y tế dự phòng thuộc lĩnh vực phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh ở Quy Nhơn theo sự phân công của tổ chức. Sau đó người tôi yêu cũng tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm và cũng được phân công nhận nhiệm sở tại một huyện vùng thấp trũng của tỉnh Bình Trị Thiên. Do công việc, xa xôi cách trở, giao thông đi lại khó khăn lúc bấy giờ nên chúng tôi chỉ gặp nhau mỗi năm hai lần vào dịp nghỉ tết cổ truyền đoàn tụ gia đình và nghỉ phép năm theo quy định. Dù sao thì hai năm sau đó, tình yêu thương này đã nên nghĩa vợ chồng. Tôi muốn tạo hoàn cảnh để được hợp lý hóa gia đình nên quyết định có con ở tuổi 29 và vợ tôi ở tuổi 23 trong một đợt từ Quy Nhơn về Huế nghỉ phép. Đứa con đầu lòng sinh ra đúng vào ngày cuối năm âm lịch Kỷ Mùi 1980, trong dịp tôi được về nhà nghỉ tết.

Vào ngày cuối năm ấy, trời Huế mưa nhẹ và mát lạnh; tôi đưa vợ đến khoa sản phụ Bệnh viện Trung ương Huế để sinh con sau khi có dấu hiệu chuyển dạ ở nhà. Gặp lại được người thầy đã dạy tôi môn sản phụ khoa là bác sĩ Lê Viết Kiểu, chị Nhung nữ hộ sinh và các chị nữ hộ sinh khác mà tôi đã biết thời còn sinh viên y đi thực tập bệnh viện đang đảm nhận phiên trực tại khoa. Một sự bình an lúc đầu đã đến khi được thầy và các chị chào hỏi: “Em đưa vợ đi sinh đó à?”. Sau khi thầy và chị Nhung thăm khám, làm thủ tục hồ sơ, bố trí giường nằm chờ; tôi yên tâm và động viên vợ đừng lo lắng trong sự chịu đựng của những cơn đau chuyển dạ. Suốt cả ngày đêm, tôi vẫn ở bên ngoài chờ đợi cho một sự kiện trọng đại trong đời mình; một sinh viên y khoa nội trú năm thứ sáu cũng đang trực là đàn em biết tôi nên nói: “Anh đứng đây cả ngày, thức trắng đêm làm gì cho mệt. Anh vào phòng trực của em để nghỉ đi, khi nào chị sinh thì chị Nhung sẽ gọi. Em xuống nghỉ ở phòng trực khác của sinh viên lớp dưới, anh yên tâm”. Đây đúng là truyền thống thân thương, đáng trân trọng của anh chị em y khoa Huế. Tôi có được phòng trực riêng để nghỉ một lát, đang đi dần vào giấc ngủ vì mệt lã thì nghe tiếng gõ cửa quá nửa đêm; chị Nhung gọi vói vào: “Em ơi! Dậy đi, vợ sắp sinh rồi”. Bừng tỉnh dậy và ra ngoài đã thấy các chị nữ hộ sinh khác dìu vợ vào phòng sinh; đồng thời chị Nhung nói: “Em đến phòng trực bác sĩ mời thầy Kiểu đi!”. Với tình huống trọng đại này, tôi mạnh dạn gõ cửa phòng để thưa thầy, nhìn đồng hồ đã gần 1 giờ sáng trong tiết trời lạnh ngày cuối năm. Mặc vội áo choàng, thầy lên ngay phòng sinh để khám kiểm tra lần cuối và nhìn bằng ánh mắt hiền từ bảo tôi: “Thầy muốn dành vinh dự này cho em. Sinh cho vợ nhé! Có thầy ở đây mà!”. Tôi run lên vì quá bất ngờ cọng thêm với thời tiết lạnh nên càng run hơn. Mặc dù thầy biết tôi trong thời gian học và thực tập bệnh viện rất mê môn sản phụ khoa nên cứ bám theo thầy và thầy Nguyễn Văn Tự cùng đàn anh bác sĩ Văn Quảng để được truyền dạy, do đó thầy đã tin tưởng giao việc.

Tôi còn nhớ sau khi học xong bậc trung học, lấy bằng tú tài toàn phần; ba tôi mong ước cũng như nguyện vọng của tôi là thi vào trường y để học nghề thầy thuốc. Thân phụ tôi nói: “Ba muốn con học tốt ngành sản phụ khoa để phục vụ vì trước đây mẹ và em con mất đi do tai biến sản khoa vì bị băng huyết khi sinh, khi đó con còn rất nhỏ”. Chính điều này đã làm tôi chú ý nghiêm túc học tập ngành chuyên khoa sản phụ theo mong ước của thân sinh nhưng tốt nghiệp ra trường lại không có cơ may được làm việc ở hệ điều trị mà phải công tác ở hệ y tế dự phòng. Đứng trước tình huống đề nghị của thầy Kiểu; do yếu tố tâm lý, sự dè dặt và lo lắng đã thôi thúc tôi thưa với thầy: “Dạ em kính nhờ thầy sinh cho vợ em, chuyên môn lâm sàng em đã không làm trong hơn 2 năm qua rồi nên em không dám”. Thế rồi thầy và chị Nhung nữ hộ sinh chuẩn bị cho việc sinh, tôi chỉ đứng bên ngoài phòng sinh để chờ. Một tiếng khóc chào đời của trẻ nhỏ vang ra, tôi nhẹ nhõm người; một chị nữ hộ khác ra ngoài nói: “Chúc mừng em có cô công chúa đầu lòng”. Niềm hạnh phúc, vui mừng tràn ngập đến với vợ chồng tôi và gia đình nội ngoại, nhìn đồng hồ đã 1 giờ 10 phút sáng ngày cuối năm âm lịch Kỷ Mùi 1980. Hồi đó chưa có phương tiện siêu âm như bây giờ nên giới tính thai nhi chỉ xác định sau khi trẻ được sinh ra. Thầy Kiểu rời phòng sinh, gặp tôi ở bên ngoài; thầy bắt tay và thân mật nói: “Chúc mừng em lên chức cha! Con gái đầu lòng là tốt rồi nhưng tội cho con bé, sinh trước một ngày mà phải chịu thêm một tuổi”. Đúng như thầy nói, nếu sinh ngày cuối năm âm lịch phải chịu tuổi Kỷ Mùi của năm cũ; để qua ngày mùng một tết sinh thì lại là tuổi Canh Thân của năm mới, thoải mái ở lại bệnh viện cho đến lúc bảo đảm an toàn cả mẹ lẫn con trước khi về nhà.

Theo tập tục xưa của ông bà, sinh con ngày cuối năm âm lịch là phải về nhà trước khi đón giao thừa giữa năm cũ và năm mới, không được để qua năm. Chính vì vậy tôi phải làm theo tập tục này, đưa vợ và con gái đầu lòng mới sinh về nhà ngay buổi chiều cuối năm ấy trên chiếc xe xích lô đạp trong khí trời mát lạnh, điểm vài giọt mưa phùn. Do có nghiệp vụ y khoa nên tôi tự chăm sóc vợ con ở nhà vào những ngày sau đó được an toàn, bình yên. Tuy vậy qua câu chuyện này, tập tục của người xưa cần được xã hội văn minh ngày nay xóa bỏ để bảo vệ sự bình an cho cả mẹ lẫn con trong quá trình sau khi sinh nở; đặc biệt là sinh con so đầu lòng. Bây giờ cứ vào dịp cuối năm nhìn đứa con gái trưởng thành, đã lập gia đình và làm giảng viên tại trường cao đẳng y tế; tôi lại thương nhớ thầy Lê Viết Kiểu mặc dù hiện nay thầy không còn nữa; còn chị Nhung nữ hộ sinh thì thỉnh thoảng tôi gặp được chị trên đường phố Huế. 

Ngày 04/02/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích