Lợi ích của cho con bú bằng sữa mẹ: Chuẩn bị cho bụng của bé làm quen với thức ăn đặc
Ngày 5/2/2015. University of North Carolina (UNC) School of Medicine. Lợi íchcủa việc cho con bú bằng sữa mẹ: Chuẩn bị cho bụngcủa bélàm quen với thức ăn đặc (Another breastfeeding benefit: Preparing baby's belly for solid food). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn uống của bé trong những tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng sâu sắc đến thành phần, sự đa dạngvà sự ổn định của các vi sinh vật đường ruộtảnh hưởng đến khả năng của em bé trong việc chuyển đổi từbú sữa mẹ đến thức ănđặc và có thể có ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Lúc mới sinh ra đã đánh dấu sự khởi đầu của một mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp giữa một em bé và hàng tỷ vi khuẩn mà chúng sẽ sớm xâm chiếm đường tiêu hóa của bé.Trong một nghiên cứu được công bốvào ngày hôm nay trongtạp chí Frontiersin Cellularand Infection Microbiolog, các nhà nghiên cứu tại College of Arts and Sciences của UNC phát hiện ra rằng chế độ ăn uống của trẻ trong những tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng sâu sắc đến thành phần, sự đa dạng và sự ổn định của các vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến khả năng của bé trong việc chuyển đổi từbú sữamẹ đến thức ăn đặc và có thể có ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. "Chúng tôi phát hiện ra rằng những em bé được cho ăn chỉ với sữa mẹ có cộng đồng vi khuẩn được cho là giải pháp sẵn sàng hơn choviệc sử dụng thức ăn đặc",Andrea Azcarate-Peril, Tiến sĩ, phó giáo sư khoa sinh học tế bào và sinh lý học (department of cell biology and physiology) và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết:"Việc chuyển đổi tới thức ăn đặc là có nhiều hơn đáng kể các vi sinh vật ở những đứa trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn,chúng tôi nghĩ rằng vi sinh vật ở những trẻ không bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đóng góp nhiều hơn nữa đối với việc đau bụng và đau dạ dày". Phát hiện này làm tăng thêm sự nhận thức ngày càng tăng rằng các vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và chống lại tác nhân gây bệnh, và các chức năng khác. "Nghiên cứu này cung cấp sự hỗ trợnhiều hơn cho các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và những tổ chức khácvề việc cho con bú mẹsữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên của cuộc đời", Amanda Thompson, Tiến sĩ, phó giáo sư tại khoa nhân chủng học (department of anthropology), một giảng viên tại khoa Trung tâm Dân số Carolina và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết:"Chúng ta có thể nhìn thấy từ các dữ liệu bao gồm cả sữa công thức trong chế độ ăn của trẻ làm thay đổi các vi khuẩn đường ruột thậm chí kể cả khi trẻ bú sữa mẹ. Bú mẹ hoàn toàn dường như thực sự là sự chuyển đổi trơn tru tới việc sử dụng thức ăn đặc". Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu phân và các thông tin về chế độ ăn và sức khỏe của 9 em bé khi chúng ở độ 2 tuần tuổi đến 14 tháng. Áp dụng kỹ thuật giải trình tự gen với các mẫu phân, các nhà khoa học suy ra các loại và các chức năng của các vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh. Các phân tích cho rằng trong vài tháng đầu đời có sự khác biệt rõ ràng giữa các vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn so với những trẻ sử dụng cả công thức và sữa mẹ. Phát hiện này là phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Những gì làmThompson và Azcarate-Peril ngạc nhiên là sự khác biệt di truyền mạnh mẽ trong mẫu phân được lấy từ các em bé bắt đầu ăn thức ăn đặc. Các nhà nghiên cứu tìm thấy một lượng khác nhau về khoảng 20 loại enzyme của vi khuẩn ở trẻ bú mẹ hoàn toàn so với những em bé bú bằng sữa mẹ mà nhận thức ăn rắn. Điều này chỉ ra rằng một số loài vi khuẩn mới đã được đưa vào trong ruột để giúp xử lý các loại thức ăn mới. Ở những trẻ được nuôi cả sữa công thức và sữa mẹ - và sau đó đưa vào thực phẩm đặc thì các mẫu phân cho thấy có khoảng 230 enzyme, chứng tỏ có một sự thay đổi nhiều hơn đáng kể trong thành phần của vi sinh vật. Các vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn có xu hướng ít đa dạng và Bifidobacterium là nổi trội, đó là một loại vi khuẩn được coi là có lợi cho tiêu hóa. Trẻ vừa dùng sữa mẹ và sữa công thức có tỷ lệ Bifidobacterium thấp hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng việc hình thành các vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của một em bé trong ngắn hạn và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Mặc dù nghiên cứu về vi sinh vật đường ruột vẫn còn trong giai đoạn đầu, nhưng các vi khuẩn đường ruột được cho là có khả năng đóng một vai trò trong bệnh béo phì, dị ứng và các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích. "Nghiên cứu này làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về các vi sinh vật đường ruột phát triển sớm trong cuộc đời, và rõ ràng đó là một khoảng thời gian thực sự quan trọng đối với sức khỏe hiện tại và tương lai của một con người", Thompson nói. Các nhà nghiên cứu cũng so sánh vi sinh vật ở những em bé được chăm sóc ở nhà trẻ với các trẻ được chăm sóc tại nhà. Trẻ được chăm sóc tại nhà trẻ cũng có mối liên kết với các cộng đồng vi khuẩn đa dạng hơn về mặt tổng thể, nhưng thực hành việc cho trẻ bú vẫn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cách mà các vi sinh vật đáp ứng với việc cho ăn các loại thức ăn đặc.
|