Người tiên phong trong cuộc chiến chống đói nghèo giành Giải thưởng lương thực thế giới năm 2015
Ngày 2/7/2015. BBC News-Người tiên phong trong cuộc chiến chống đói nghèo giành Giải thưởng lương thực thế giới năm 2015 (Anti-poverty pioneer wins 2015 World Food Prize). Chủ tịch sáng lập của một tổ chức chống đói nghèo và phát triển nông thôn hàng đầu, có trụ sở tại Bangladesh, đã giành được giải thưởng lương thực thế giới (World Food Prize) năm 2015.Ngài Fazle Hasan Abed thành lập BRAC vào năm 1972, kể từ đó đã giúp gần 150 triệu người thoát khỏi đói nghèo. Ban giám khảo công nhận cam kết trọn đời của ông ta trong việc trao quyền cho phụ nữ và giúp đỡ các hộ nông dân tự cung tự cấp và sản xuât nhỏ thoát khỏi đói nghèo, Thông báo này được thực hiện tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington DC.
| Ngài Fazle Hasan Abed đã được công nhận về hoạt động của mình trong việc trao quyền cho phụ nữ nghèo nông thôn ở Bangladesh |
"Hội đồng tuyển chọn đã chọn Ngài Fazle vì [ông đã xây dựng] một tổ chức trong một môi trường rất khó khăn, khi nhiều người nghĩ rằng rất ít có thể đạt được", Chủ tịch Giải thưởng lương thực thế giới Kenneth Quinn giải thích: "Không chỉ có vậy ông còn xây dựng nó thành lớn nhất và nhiều người sẽ nói rằng tổ chức phi lợi nhuận có tác động mạnh nhất trong thế giới mà hiện nay đang hoạt động tại 10 hay nhiều hơn ở các quốc gia khác". Tiến sĩ Quinn nói với BBC News rằng những người xét thưởng cũng ấn tượng bởi những sáng kiến chống đói nghèo được phát triển bởi Ngài Fazle và BRAC (trước đây được biết như là Ủy ban tiến bộ nông thôn Bangladesh- Bangladesh Rural Advancement Committee- BRAC) và đã giúp số lượng lớn người thoát khỏi đói nghèo. "Yếu tố khác mà thực sự để ủy ban chúng tôi lựa chọn là cách tiếp cận mà ông thực hiện hướng đến việc giáo dục cho trẻ em gái và trao quyền cho phụ nữ", ông nói thêm.
| Ngài Fazle: Phụ nữ cần phải được công nhận là tác nhân cho sự thay đổi trong chiến lược chống đói nghèo |
Một thời gian ngắn sau khi thành lập BRAC 43 năm trước đây, Ngài Fazle tập trung vào việc trao quyền cho phụ nữ về kinh tế và xã hội, mà vào lúc đó là sự khởi đầu căn bản từ cách tiếp cận thông thường. Ngài Fazle nhận xét: "Các anh hùng thực sự trong câu chuyện của chúng tôi là những người nghèo và đặc biệt là những phụ nữ phải vật lộn với nghèo đói. Trong tình huống nghèo đói cùng cực thông thường thì những người phụ nữ trong gia đình phải làm gì đó với nguồn lực khan hiếm, khi thấy điều này ở BRAC chúng tôi nhận ra rằng phụ nữ cần trở thành tác nhân của sự thay đổi”. Ông nhận xét: "Chỉ bằng cách đặt vào những người nghèo nhất và phụ nữ nói riêng, chịu trách nhiệm cho cuộc đời và số phận của riêng mình, thì sự túng thiếu và nghèo khổ cùng cực sẽ được loại bỏ khỏi mặt đất". Giải thưởng lương thực thế giới có trị giá 250.000 đô la đã được trao tặng hàng năm kể từ năm 1987 đến "các cá nhân xuất sắc có thành tích đột phá góp phần nâng cao chất lượng, số lượng hoặc sự sẵn có của thực phẩm trên toàn thế giới". Tiến sĩ Quinn, cựu Đại sứ Mỹ tại Campuchia, cho biết giải thưởng được thành lập bởi nhà sinh học thực vật Tiến sĩ Norman Borlaug, được mô tả như là cha đẻ của cuộc Cách mạng Xanh (Green Revolution) và là người đoạt giải Nobel Hòa bình (Nobel Peace Prize) vào năm 1970 nhằm ghi nhận những đóng góp của ông cho hòa bình thế giới thông qua việc tăng nguồn cung cấp lương thực toàn cầu. "Tiến sĩ Borlaug đã nhìn thấy trước sự bùng nổ dân số thế giới vào thế kỷ 21 và chúng ta sẽ di chuyển theo hướng dân số có 7 đến 9 tỷ người", Tiến sĩ Quinn giải thích: "và cần phải có loại đổi mới và đột phá mà có thể làm tăng số lượng thực phẩm, chất lượng của thực phẩm về dinh dưỡng và cũng có thể được thực hiện một cách bền vững theo một cách mà có thể giữ gìn hoặc tăng cường nguồn lực, ông ta nghĩ rằng nên có một giải thưởng tương đương với giải Nobel mà ông nhận được đối với nông nghiệp và thực phẩm. Kể từ năm 1987, đã có 40 cá nhân đoạt giải thưởng lương thực thế giới và họ đến từ một mảng rộng các chuyên ngành, từ tổng thống đến các nhà khoa học về giống và những người tiên phong về thuỷ lợi”. Tiến sĩ Quinn nói thêm: "Giải thưởng mở ra và phát triển phần nào công nhận và hi vọng là nguồn cảm hứng cho thế hệ này và thế hệ tiếp theo của các nhà khoa học".
|