Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 8 5 5 2
Số người đang truy cập
6 1 7
 Thầy thuốc và Danh nhân Thế giới
Phần 1: Tổng thống Mỹ Barack Obama: Nhà chính khách thân thiện với môi trường

Tổng thống Mỹ Barack Obama không chỉ là một nhà lãnh đạo thế giới có tầm ảnh hưởng toàn cầu mà trong mắt của cộng đồng quốc tế ông còn được biết đến như một chính khách thân thiện với môi trường khi ông dành tâm huyết của mình cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu,làm sạch bầu không khí đang bị ô nhiễm và đem lại màu xanh cho trái đất.


Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn thân thiện với môi trường

Một trong những nỗ lực cuối cùng của ông trong nhiệm kỳ Tổng thống là “Kế hoạch năng lượng sạch” (Clean Power Plan_CPP) nhưng đã vấp phải sự phản kháng gay gắt ngay trong chính giới Mỹ khi cho rằng những kỳ vọng tốt đẹp của ông nhuốm màu chính trị nhiều hơn là tương lai của trái đất.


Ông luôn luôn đưa ra các sáng kiến quan trọng trong các hội nghị chống biến đổi khí hậu

Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Tổng thống Obama nói rằng CPP đã là quá muộn: “Tôi tin rằng điều đó là quá muộn" (I believe there is such a thing as being too late) và công bố điều mà ông gọi là “những bước đi lớn nhất và quan trọng nhất mà chúng ta đã từng thực hiện” nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Mục tiêu của CPP sửa đổi nhằm cắt giảm khoảng 1/3 phát thải khí nhà kính từ các nhà máy điện của Mỹ trong vòng 15 năm tới, các biện pháp mới sẽ đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các năng lượng tái tạo khác. Tuy nhiên, các đối thủ trong ngành công nghiệp năng lượng tuyên bố sẽ chống lại kế hoạch này. Ông Obama khẳng định: “Tôi tin chắc rằng không có thách thức nào đặt ra lớn hơn mối đe doạ đối với tương lai hành tinh của chúng ta” và “điều đó sẽ là quá muộn màng” (there is such a thing as being too late).Những người phản đối kế hoạch này cho rằng ông Obama đã tuyên bố “một cuộc chiến với ngành than đá” (a war o­n coal) trong khi các nhà máy điện đốt than cung cấp hơn 1/3 lượng điện của nước Mỹ. Theo ông Obama, kế hoạch sửa đổi hướng đến việc cắt giảm lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng xuống 32% đến năm 2030 so với mức của năm 2005: “Chúng ta là thế hệ đầu tiên cảm nhận được những tác động của biến đổi khí hậu và cũng là thế hệ cuối cùng có thể làm điều gì đó về vấn đề này”, ông so sánh kế hoạch này với việc loại bỏ 160 triệu xe hơi về tác động môi trường và cho rằng việc chống lại biến đổi khí hậu là một “trách nhiệm đạo đức” (moral obligation). Obama bác bỏ quan điểm cho răng kế hoạch này là một “cuộc chiến tranh với ngành than đá” khiến cho nhiều người bị mất việc làm và ông cũng tái đầu tư vào các lĩnh vực mà Hoa Kỳ được biết đến như là “đất nước của than đá” (coal country). Ông tuyên bố “Chiến thuật gieo rắc nỗi sợ hãi” (scaremonging) sẽ không ngăn chặn được đề xuất này: “Nếu chúng ta không làm thì cũng không có ai khác sẽ làm, Hoa Kỳ cần phải tiên phong… đó là trọng tâm của kế hoạch này và là cơ hội để chúng ta phải làm điều đúng đắn cho thế hệ sau”.


Cuộc chiến tranh với ngành công nghiệp than đá không hề dễ dàng khi hầu hết Nguồn khí phát thải đều từ nguồn năng lượng ô nhiễm này

Các nhà máy điện của Mỹ là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất nước,CPP bao gồm các quy định mới nhất do Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency_EPA) soạn thảo và được cho là "bước tiến quan trọng nhất và lớn nhất để đương đầu với sự biến đổi khí hậu" của Tổng thống Obama khi ông cho rằng các nhà máy điện là những nguồn thải khí cacbon gây ô nhiễm nhất, góp phần dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu trong khi chính phủ liên bang chưa có các quy định về lượng cacbon mà các nhà máy thải ra trong không khí. Theo CPP, chính phủ sẽ yêu cầu các bang đáp ứng những tiêu chuẩn cắt giảm khí thải cacbon dựa trên mức tiêu thụ năng lượng của từng bang và khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo cũng như tăng hiệu suất sử dụng năng lượng ở các khu dân cư thu nhập thấp. 


Ông vận động các nước bị ô nhiễm không khí nặng nề, nhất là Trung Quốc cam kết với Hoa Kỳ giảm khí phát thải xuống mức phù hợp đến năm 2030


Phân tích của Matt McGrath-nhà báo về môi trường
(Analysis-Matt McGrath, environment correspondent)

Câu hỏi lớn đặt ra cho tổng thống đó là làm thế nào để chắc chắn rằng các dấu ấn đã được ông cẩn thận đề ra không đi vào quên lãng, Nhà Trắng (The White House) tin rằng bằng việc trao quyền thực thi những thay đổi này trong tay từng tiểu bang, họ sẽ rút mọi hỗ trợ từ Đảng Cộng hoà (Republican) và tuyên bố rằng đó là một áp đặt khác từ Washigton, một hành động quá vô ích của chính phủ. Tổng thống tính toán rằng các tòa án sẽ phát huy các quyền của EPA để điều chỉnh lượng khí thải carbon theo Đạo luật không khí sạch (Clean Air Act) như họ đã từng thực hiện trong một số dịp những năm gần đây, ông cũng đang đánh cược vì sự không chắc chắn của các tòa án và thời gian dài dẫn đến các quy định cắn, nhiều thống đốc đảng Cộng hòa sẽ can đảm giải quyết và chấp nhận các thay đổi. Tổng thống xem kế hoạch này là nền tảng nỗ lực của ông để đảm bảo một hiệp ước toàn cầu về biến đổi khí hậu ở Paris vào cuối năm nay nhưng ông cần hội nghị thành công nhiều gần như quá trình bao vây của Liên Hiệp Quốc (UN) cần ông, đạt được một thỏa thuận tại thủ đô nước Pháp có thể giúp "cứu thế giới" (save the world) khỏi sự tàn phá tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, nó cũng sẽ rất khó khăn cho người kế nhiệm của ông để tháo gỡ CPP, mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ sẽ được giao chỉ tiêu cắt giảm khí thải và đệ trình lên EPA kế hoạch để đạt được chỉ tiêu này.

Phóng viên của BBC Tom Bateman tại Washington cho biết Tổng thống Obama hy họng bản công bố hôm thứ hai ngày 3/8 sẽ giúp ông để lại điểm nhấn trong vấn đề biến đổi khí hậu, các biện pháp mới sẽ cho Tổng thống thẩm quyền đạo đức mà ông cần để kêu gọi giảm khí thải nhà kínhtrên toàn cầu tại một hội nghị quan trọng ở Pari vào cuối năm nay. Tuy nhiên, một số thống đốc của các bang nói rằng họ sẽ làm ngơ trước đề xuất này. Đối mặt với những lới chỉ trích, Nhà Trắng cho rằng kế hoạch này là “phát súng mở đầu cho hàng loạt biện pháp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu” (the starting gun for an all-out climate push) từ Tổng thống Obama và nội các của ông.


Bà Hillary Clinton hứa hẹn
(Hillary Clinton vow)

Trong một đoạn băng do Nhà Trắng công bố, ông Obama cho biết các giới hạn mới này đã được dữ liệu của hàng chục năm chứng minh rằng nếu không hành động thế giới sẽ phải đối mặt với tình hình thời tiết khắc nghiệt và vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn. “Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của thế hệ sau nữa. Không bất cứ lúc nào hơn lúc này” (Climate change is not a problem for another generation. Not any more), ông tuyên bố: “Chính quyền của tôi sẽ công bố bản cuối cùng của CPP Hoa Kỳ, bước đi lớn nhất, quan trọng nhất mà chúng ta đã từng thực hiện để đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu” (My administration will release the final version of America's Clean Power Plan, the biggest, most important step we have ever taken to combat climate change).


Bà Hillary Clinton hứa sẽ tiếp tục hành trình chống biến đổi khí hậu nếu đắc cử Tổng thống trong nhiệm kỳ tới

Bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ cho biết bà sẽ bảo vệ CPP của chính phủ Obama nếu trúng cử để thay thế ông Obama: “Kế hoạch này sẽ cần được bảo vệ vì những người hoài nghi và những người chủ bại ở Đảng Cộng Hoà bao gồm tất cả các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hoà sẽ không đưa ra được biện pháp khả thi nào”, bà nói: “Sự thật là họ không muốn một biện pháp nào cả”. Marco Rubio, một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hoà nói kế hoạch này sẽ là một “thảm hoạ” (catastrophic), trong khi đó một người khác, cựu thống đốc bang Florida Jeb Bush cho rằng kế hoạch này là “vô trách nhiệm và vượt quá thẩm quyền” (irresponsible and over-reaching). Heather Zichal-Một cựu cố vấn thời tiết và năng lượng cho tổng thống và là kiến trúc sư chính trong kế hoạch nói với phóng viên Matt McGrate của BBC rằng: “Toà án Tối cao phán quyết rằng, rõ ràng là EPA có thẩm quyền kiểm soát khí thải nhà kính, vì vậy quy định này là không thể tránh khỏi và tôi nghĩ là sự lãnh đạo của Đảng Cộng Hoà quá vô trách nhiệm khi cho rằng chúng tôi không có bất kì giải pháp nào, điều này không đúng sự thật, chúng tôi không tin vào khoa học, vậy hãy phủi tay và không làm gì cả. Đây sẽ là một vấn đề trong cuộc bầu cử năm 2016 và vì Đảng Dân chủ có lập trường chính sách có trách nhiệm hơn rất nhiều, điều đó sẽ giúp họ chiếm ưu thế”.

Các phóng viên nói sự chú trọng vào các nguồn năng lượng tái tạo đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với bản kế hoạch trước đó cố gắng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điện đốt than (coal-fired power) sang các nhà máy điện khí thiên nhiên (natural gas plants) thải ra ít khí CO2 hơn, người ta tin rằng kế hoạch sửa đổi nhằm mục đích giữ thị phần của khí thiên nhiên trong ngành năng lượng Mỹ ở mức hiện tại, các nhà máy điện là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất ở Mỹ và chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khí thải của Mỹ.


Các bang phụ thuộc vào than đá nhiều nhất


Tỉ lệ phần trăm năng lượng điện được tạo ra bằng than đá.
Lưu ý: bao gồm các công ty tiện ích, nhà máy điện thương mại và công nghiệp. Nguồn: Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng


Ước tính lượng khí phát thải năm 2013


Nguồn: cơ sở dữ liệu của hệ thống thu thập, phân tích, khôi phục dữ liệu điện; Uỷ ban Châu Âu và Cục đánh giá môi trường Hà Lan


Kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu của tổng thống Obama là gì?
(What does President Obama's climate change plan do?)

Nồng độ CO2 toàn cầu đã đạt mức cao chưa từng có, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố quy định tổng thể vềthay đổi khí hậu và hy vọng sẽ củng cố dấu ấn của mình như một nhà lãnh đạo thế giới đã từng đấu tranh chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu. CPP sửa đổi nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính từ các nhà máy điện của Mỹ xuống gần 1/3 trong vòng 15 năm tới nhưng các đối thủ cho rằng các chính sách này là một "cuộc chiến tranh với ngành than đá". Chúng tôi đã chia nhỏ một cách chính xác các thỏa thuận này là gì, làm thế nào và khi nào:

Các thỏa thuận trong nháy mắt (The deal at a glance)

Chính xác thì những kế hoạch này làm gì để chống lại biến đổi khí hậu ở Mỹ? (What exactly does this plan do to combat climate change in the US?)

CPP đưa ra các tiêu chuẩn để giảm lượng khí thải CO2 từ 32% từ năm 2005 đến năm 2030, tăng 9% so với các quy tắc đề xuất trước đó được quy định bởi chính quyền Obama.

How does it do that? (Làm thế nào để kế hoạch nay làm được điều đó?)

Nó đặt ra mục tiêu giảm ô nhiễm khí cacbon cho các nhà máy điện và yêu cầu các bang thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu, các bang có thời hạn cho đến tháng 9/2016 để đệ trình các kế hoạch nhưng có thể có nhiều thời gian hơn nếu cần thiết và phải tuân thủ vào năm 2022. Thời điểm bắt đầu tuân thủ là năm 2020, nếu các tiểu bang không nộp kế hoạch riêng của mình thì chính phủ sẽ cung cấp cho họ.

Why are some US states opposed to this plan? (Tại sao một số tiểu bang Hoa Kỳ phản đối kế hoạch này?)

Một số tiểu bang Hoa Kỳ có nền kinh tế nhà máy điện than phát triển mạnh mẽnhư Wyoming, West VirginiaKentucky. Các nhà lãnh đạo của các bang này lo lắng nếu các nhà máy điện than không thể làm những điều mà họ vẫn luôn làm, nền kinh tế của các bang này sẽ phải chịu tổn hại, mọi người sẽ bị mất việc và chính phủ sẽ bị quá sức.

Why else does the US want to reduce carbon emissions so badly? (Vì sao ngoài ra Mỹ muốn giảm bớt lượng khí thải carbon cấp thiết đến như vậy?)

Ông Obama sẽ tới Paris vào tháng 12 để thảo luận về một thỏa thuận giảm khí thải carbon toàn cầu. Chính quyền Obama tin rằng kế hoạch của Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình này ở Paris và khuyến khích các nước khác phải nộp kế hoạch của riêng mình.


Một thiên nhiên tươi đẹp và bầu không khí trong lành luôn là tâm nguyện của Tổng thống Mỹ Barack Obama

More o­n the deal (Thêm chi tiết về thỏa thuận)

Thêm một vài chi tiết từ Leigh Paterson, một phóng viên Wyoming của báo InsideEnergy, một tổ chức tin tức chuyên về năng lượng cung cấp, các chi tiết cụ thể của thỏa thuận này:

Tại sao các cuộc tranh luận chính trị xung quanh thỏa thuận năng lượng này lại nóng như vậy? (Why is the political debate around this energy deal so hot?)

Ngay cả trước khi quy định này được ban hành nó đã gây nhiều tranh cãi, một số bang đe dọa sẽ khởi kiện thậm chí trước khi thoả thuận được hoàn thành, các công ty tiện ích nói tiền điện sẽ tăng lên và kế hoạch này sẽ làm cho Mỹ không còn sức cạnh tranh nhưng các tác nhân thị trường đang chuyển hướng sang các nguồn năng lượng tái tạo, các nguồn năng lượng tái tạo này ngày càng có được mối quan tâm lớn hơn và giá sẽ giảm. Ngay cả khi CPP gặp bế tắc trong hệ thống pháp luật, nhưng cũng đã tạo được ảnh hưởng đến với chính phủ liên bang đi quá ranh giới-khi nói đến “cuộc chiến với ngành than đá" khi có một vài sự thật.

Vì vậy, không chỉ có các nhà máy năng lượng góp phần vào sự sụp đổ của ngành than? (So it is not just power plants contributing to coal's demise?)

Điều làm một số người rời khỏi cuộc đàm phán là các ngành công nghiệp than đang chịu ảnh hưởng từ nhiều phía là sự kết hợp của giá khí đốt tự nhiên thấp, việc giảm nhu cầu đối với than đá và thực tế là giá than ngày càng thêm đắt đỏ hơn. Để đánh đồng CPP với "cuộc chiến với ngành than đá" không nói lên toàn bộ câu chuyện, nó chắc chắn sẽ làm giảm tiêu thụ than nhưng điều đó sẽ không hoàn toàn tiêu diệt ngành than.

Làm thế nào từng tiểu bang sẽ đối phó với yêu cầu của họ? (How will individual states deal with their requirements?)

Mỗi tiểu bang có những mục tiêu giảm phát thải khác nhau. Kế hoạch đề xuất các tiểu bang thực hiện theo "xây dựng khối" (building blocks), một số bang cho biết họ sẽ không tuân theo và hứa sẽ khởi kiện. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Đạo Luật Chăm sóc sức khoẻ hợp túi tiền (Affordable Care Act) và CPP ở chỗ chúng đều gây nhiều tranh cãi và Đạo Luật Chăm sóc sức khoẻ hợp túi tiền vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về pháp lý, đây là thời điểm quyết định việc thúc đẩy các sáng kiến mang tính lịch sử.

Điều luật này có quá tham vọng? Làm thế nào để xoá bỏ nó? (Is the rule too ambitious? What does it leave out?)

Điều luật này quan trọng và mang tính lịch sử, nghe có vẻ đầy tham vọng và đúng là như vậy nhưng điều quan trọng nên nhớ là các nhà máy điện đốt than không phải là nguồn phát thải khí CO2 duy nhất. Không tính đến các phương tiện giao thông, công nghiệp, xi măng hay rò rỉ khí metan. Trong các bảng đánh giá mà tôi đã đọc thì nhà máy điện chiếm khoảng 30% lượng khí thải CO2, còn lại 70% chưa được kể đến bởi Luật Năng lượng sạch (Clean Power Act) là một phần của một chương trình nghị sự biến đổi khí hậu lớn hơn nhiều, một phương pháp sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề (phương pháp "kitchen sink")


Tổng thống Barack Obama mong muốn năng lượng sạch sẽ dần dần thay thế nhiên liệu hóa thạch

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không hề dễ dàng khi trái đất ngày càng nóng lên do chính tác động có chủ ý của con người, bên cạnh nhiên liệu hóa thạch (than đá) còn rất nhiều nguyên nhân khác như khí phát thải từ xe hơi, tình trạng đốt rừng, phá hủy thiên nhiên… nhưng dù “không thành công cũng thành nhân” khi CPP đã để lại ‘môi trường thân thiện” cho cộng đồng thế giới khi Tổng thống Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình như ông mong muốn “đem lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ mai sau”.

Ngày 20/08/2015
CN. Phạm Thị Minh Hạnh, PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo BBC News và VOA News)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích