Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 5 0 7 7
Số người đang truy cập
3 0 9
 Tư vấn sức khỏe
Chuyên viên điều dưỡng Annelie Nilsson đang kiểm tra sức khỏe bà Janet Prochazka
Càng lớn tuổi, bệnh viện càng trở nên tồi tệ đối với người già

Ngày 15/8/2016. CNN Health-Càng lớn tuổi, bệnh viện càng trở nên tồi tệ đối với người già ('The older you are, the worse the hospital is for you'). Các chuyên gia cho biết những nhu cầu khác biệt của những bệnh nhân lớn tuổi không phải là điều ưu tiên đối với hầu hết các bệnh viện

 

San Francisco-Janet Prochazka từng là người năng động, trực tính, sống đơn thân và làm trợ giảng đặc biệt. Sau đó vào tháng 3, một cú ngã nghiêm trọng khiến bà phải nhập viện. Tại Trung tâm chấn thương và bệnh viện đa khoa Zuckerberg San Francisco, các bác sĩ chăm sóc vết thương và điều trị viêm phổi cho bà nhưng Prochazka, 75 tuổi không ngủ hoặc ăn uống được nhiều. Bà trở nên lẫn lộn và lo lắng, cuối cùng thì bị nhiễm trùng dạ dày trầm trọng. Sau hơn 3 tuần nhập viện và 3 tuần nữa ở một cơ sở phục hồi chức năng, bà trở nên yếu hơn rất nhiều so với trước đó, run rẩy và không thể suy nghĩ sáng suốt. Bà đã phải dừng công việc đang làm lại và không thể lái xe trong nhiều tháng. Và giờ đây, bà đang cân nhắc chuyển tới Maine để ở gần hơn với họ hàng mình để nhờ họ giúp đỡ. Người con gái riêng của chồng bà, Kitty Gilbert cho biết ngay sau khi Prochazka trở về nhà: “Đó là sự thay đổi rất lớn, tôi hy vọng bà ấy sẽ lấy lại được phần lớn những gì đã mất nhưng tôi không chắc lắm”.


Các chuyên gia cho biết những nhu cầu khác biệt của những bệnh nhân lớn tuổi không phải là điều ưu tiên đối với hầu hết các bệnh viện

Nhiều bệnh nhân lớn tuổi như Prochazka trở nên tồi tệ hơn về mặt tinh thần hoặc thể chất trong bệnh viện dù họ đã hồi phục từ căn bệnh hoặc chấn thương ban đầu khiến họ nhập viện. Nghiên cứu cho thấy khoảng một phần ba những bệnh nhân trên 70 tuổi và hơn một nửa số bệnh nhân trên 85 tuổi xuất viện với tình trạng tồi tệ hơn khi họ nhập viện do đó nhiều người lớn tuổi không thể chăm sóc cho chính họ sau khi được xuất viện và cần sự trợ giúp các hoạt động hàng ngày như là tắm rửa, mặc quần áo hoặc thậm chí là đi lại. Ken Covinsky, một bác sĩ và là nghiên cứu viên tại Đại học California, đơn vị lão khoa tại San Francisco cho biết: “Bạn càng lớn tuổi thì bệnh viện càng trở nên tồi tệ đối với bạn, có nhiều thứ chúng tôi làm trong ngành này gây hại nhiều hơn là lợi và đôi khi đối với việc chăm sóc cho người lớn tuổi thì càng tối giản càng tốt”. Nhân viên bệnh viện thường không thể làm tốt việc cho bệnh nhân lớn tuổi ăn uống hợp lý, giúp họ bước xuống giường hoặc khống chế cơn đau của họ thỏa đáng. Những người chăm sóc thường giới hạn các hoạt động của họ bằng cách bắt họ ở yên trên giường bệnh với bình ô-xi và cọc truyền dịch (IV pole). Các bác sĩ bắt họ phải tuân theo các thủ tục không cần thiết và kê các loại thuốc dư thừa hoặc có thể có hại và những người chăm sóc cho họ lấy đi giấc ngủ của họ bằng cách để họ ở những khu vực ồn ào hoặc kiểm tra các dấu hiệu sự sống liên tục trong đêm. Giấc ngủ bị gián đoạn, thức ăn không ngon miệng và nhiều ngày nằm trên giường có thể chỉ khiến những bệnh nhân trẻ tuổi bị khó chịu nhưng đối với người già có thể gây ra tổn thương lâu dài do họ hoàn toàn khác với những bệnh nhân trẻ tuổi-tới mức mà một số bệnh viện đang điều trị cho họ ở những đơn vị y tế tách biệt.

Đơn vị San Francisco General chỉ là một trong số đó, khu chăm sóc cấp tínhcho người già (Acute Care for Elders_ACE) được thành lập năm 2007 có khu vực lưu trú đặc biệt và có đội ngũ chăm sóc tập trung vào những nhu cầu riêng biệt của những bệnh nhân lớn tuổi. Họ đã tập trung ít hơn vào việc chẩn đoán ban đầu và chú trọng hơn vào việc làm thế nào để bệnh nhân có thể xuất viện, sống càng độc lập càng tốt. Ban đầu, các nhân viên kiểm tra trí nhớ của bệnh nhân và đánh giá mức độ sức khỏe liệu họ có thể đi bộ và chăm sóc cho chính bản thân mình ở nhà hay không, sau đó họ cho các bệnh nhân luyện tập làm những hoạt động cá nhân càng nhiều càng tốt trong thời gian điều trị nội trú, họ tháo các ống thông đường tiểu và các ống dịch truyền khỏi người bệnh nhân và khích lệ họ rời khỏi giường và ăn ở một khu vực ăn uống chung. Giám đốc ACE, Edgar Pierluissi cho biết: “Thực sự giường bệnh rất tồi tệ, nó tạo ra một chuỗi sự việc ức chế rất có hại cho sức khỏe con người”.


Những đơn vị như vậy vẫn hiếm, chỉ có khoảng 200 đơn vị trên cả nước, thậm chí ở những nơi có các đơn vị này, không phải tất cả những bệnh nhân lớn tuổi đều được đưa vào, chỉ một phần nào đó vì không đủ sức chứa. Prochazka cho biết những bài kiểm tra liên tục của các nhân viên bệnh viện khiến bà khó có giấc ngủ ngon trong khi nằm viện, đêm trước đó bà đã phải kéo chăn trùm kín đầu để không bị làm phiền. Prochazka ban đầu được đưa tới phòng cấp cứu, sau đó là chăm sóc đặc biệt và được chuyển tới ACE khoảng một tuần sau đó. Các nhân viên ở đó giúp bà thoát khỏi một số loại thuốc và giúp bà đứng dậy đi lại, họ cũng giới hạn số lần kiểm tra gây mất ngủ ban đêm. Prochazka cho biết bà đã “có được đêm ngủ ngon đầu tiên” nhưng bà cho rằng việc chuyển sang đơn vị này đã là quá muộn. Pierluissi cho biết một vài ngày trước khi Prochazka được xuất viện: “Bà sẽ không rời khỏi nơi mà bà đã bắt đầu tại đây. Bà sẽ yếu hơn nữa và không thể làm những việc thực sự cần thiết để có thể sống độc lập”.

Không phải được uu tiên (Not A Priority)

Theo chính quyền liên bang, chuyện các bệnh viện giải quyết các bệnh nhân lớn tuổi và rất lớn tuổi là một vấn đề áp lực, những bệnh nhân cao tuổi là một nhóm khách hàng đang gia tăng ở các bệnh viện, một xu thế sẽ chỉ tăng tốc khi những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ sinh sản (baby boomers) trở nên già đi, những bệnh nhân trên 65 tuổi vốn đã tạo nên hơn một phần ba của số bệnh nhân xuất viện, gần 13 triệu người lớn tuổi được nhập viện mỗi năm và họ ở lại lâu hơn những bệnh nhân trẻ tuổi. Nhiều người cao tuổi cũng đã chật vật tạm thời giữa việc sống độc lập và phụ thuộc vào người khác, họ còn bị suy yếu bởi nhiều căn bệnh mãn tính và các loại thuốc. Melissa Mattison, người đứng đầu đơn vị y học bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts cho biết một lần nhập viện tồi tệ có thể khiến họ ngã gục, và họ có thể không bao giờ hồi phục được Mattison, người đã viết một báo cáo vào năm 2013 miêu tả chi tiết những rủi ro mà những bệnh nhân lớn tuổi gặp phải khi ở trong bệnh viện cho biết: “Việc đó giống như là nước đổ khó thu, gương vỡ khó lành”( It is like putting Humpty Dumpty back together again).



Tuy nhiên, Covinsky cho biết những nhu cầu riêng biệt của những bệnh nhân già không phải là điều được ưu tiên ở hầu hết các bệnh viện, các bác sĩ và nhân viên bệnh viện khác tập trung khá nhiều vào việc điều trị các chấn thương hoặc các bệnh cấp tính như viêm phổi hoặc một cơn đau tức do bệnh tim tớimức mà họ có thể bỏ qua gần như tất cả các khía cạnh khác của việc chăm sóc cho những bệnh nhân này. Cùng với đó, các bệnh viện phải chịu một vài hậu quả nếu những bệnh nhân lớn tuổi trở nên suy yếu hơn trong suốt quá trình nhập viện. Chính phủ liên bang trừng phạt những bệnh viện khi những bệnh nhân bị té ngã, mắc những bệnh có thể ngăn ngừa được hoặc nhập viện lại trong vòng 30 ngày xuất viện nhưng các bệnh viện không phải chịu trách nhiệm nếu bệnh nhân mất trí nhớ hoặc khả năng đi lại do đó phần lớn bệnh viện không quan tâm đến những vấn đề này. Covinsky cho biết: “Nếu bạn không lưu tâm đến nó, thì bạn không thể sửa chữa nó”. Theo các chuyên gia việc cải thiện chăm sóc cho bệnh nhân lớn tuổi đòi hỏi khoản đầu tư mà các nhà quản lý bệnh viện không phải lúc nào cũng sẵn sàng bỏ ra nhưng một số lập luận rằng khoản đầu tư đó là đáng để bỏ ra-không chỉ vì những người già mà vì chính các bệnh viện cũng như là vì mục đích quản lý chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của một quốc gia. Dù việc nghiên cứu về tác động tài chính của việc chăm sóc tại bệnh viện cho người lớn tuổi còn giới hạn, một báo cáo (PDF) vào năm 2010 do Văn phòng tổng thanh tra của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ phát hiện hơn một phần tư những người sử dụng bảo hiểm xã hội Medicare nhập viện đã gánh chịu một “tác dụng có hại” hoặc tổn thương do chăm sóc y tế gây ra.

Theo báo cáo này, những tác dụng có hại đó, như là loét do nằm lâu (bed sores) hoặc thiếu ô-xi, khiến Medicare mất khoảng 4,4 tỷ hàng năm, các bác sĩ khi đã xem xét lại các trường hợp này đã khẳng định rằng 44 % có thể đã được phòng ngừa. Bên cạnh những sai sót rõ ràng, việc điều trị kém và bất hợp lý trong các bệnh viện dẫn đến việc chiêu y tế không cần thiết cho các chuyến thăm bệnh viện kéo dài, tái nhập viện, những người chăm sóc tại nhà và dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà. Theo Cơ quan chất lượng và nghiên cứu chăm sóc y tế thì dịch vụ chăm sóc y tế ở lại nhà tốn khoảng 85.000 USD một năm và chi phí nằm viện trung bình cho một người lớn tuổi là 12.000 USD. Robert Palmer, giám đốc trung tâm lão khoa (geriatrics) tại Trường Y tế Đông Virginia là một trong những người giỏi nhất của các đơn vị ACE cho biết: “Nếu bạn không chăm sóc một bệnh nhân, nếu bạn không động viên người bệnh, thì càng có khả năng họ sẽ đi tới một cơ sở chăm sóc trình độ cao, và nó cũng rất đắt đỏ”. Các ACE đã được chứng minh là giảm thiểu các tổn thương gây ra do nhập viện ở các bệnh nhân lớn tuổi hơn, giảm thời gian ở lại và giảm số bệnh nhân được chuyển sang nhà an dưỡng cho người già. Trong một nghiên cứu của Health Affairs trong năm 2012, Palmer và các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện rằng các đơn vị bệnh viện dành cho người cao tuổi tiết kiệm khoảng 1.000 trên mỗi chuyến thăm bệnh nhân.

Một cuộc sống khác (A Different Life)

Sau khi trở về nhà Prochazka cảm thấy yếu, phải mất nhiều tuần dắt chú chó Gino của bà đi bộ mới lấy lại được sự khỏe mạnh. Người con gái riêng của chồng bà, Gilbert cho biết sức khỏe Prochazka đã bắt đầu cải thiện: “Chúng tôi biết bà đã khá hơn nhưng bắt đầu khó tính hơn”. Tuy nhiên, đối với Prochazka-một người có học vấn cao vẫn bị mất trí nhớ ngắn hạn, bà biết rằng cuộc sống của bà sau khi nhập viện khác hẳn với trước đó và bà sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào người khác. Bà cho rằng đây không phải là một sự thay đổi dễ dàng: “Tôi vốn là một người luôn luôn năng động cả về thể chất lẫn tinh thần, trước khi ngã bệnh … tôi đã được tôn trọng vì những gì tôi có và những gì tôi làm và đột nhiên tôi mất đi điều đó”. Bà cho biết thời gian của bà khi ở San Francisco General thật là chán nản và việc bị bệnh ngay trong khi mình đang bắt đầu hồi phục là một điều cực kỳ khó chấp nhận được: “Tôi đã cảm thấy như tôi đã bị giáng một tai họa mà tôi không hề muốn”. Đối với những bệnh nhân khác, nếu được chủ động đưa vào đơn vị lão khoa đặc biệt này có thể ngăn chặn những suy sụp sức khỏe đột ngột như vậy.


Rosenda Esquivel, 80 tuổi nhập Bệnh viện đa khoa San Francisco với triệu chứng đau khớp dữ dội

Rosenda Esquivel, 80 tuổi đã phải ở lại 18 ngày tại Bệnh viện San Francisco mùa xuân này và phần lớn thời gian là ở đơn vị lão khoa. Theo Annelie Nilsson, một chuyên viên y tá lâm sàng tại đơn vị cho biết bà đã không bị suy yếu thêm nhiều cả về thể chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian nhập viện. Esquivel, một phụ nữ đầy sức sống từng làm nghề chăm sóc y tế tại nhà đã được nhập viện với triệu chứng đau khớp dữ dội, trong khi nhập viện đã trải qua một thủ tục để xử lý tình trạng nhịp tim bất bình thường. Ngay sau khi nhập viện, Pierluissi, giám đốc ACE nói chuyện với Esquivel bằng tiếng Tây Ban Nha bản địa của bà nhằm xác định xem khi ở nhà bà sống độc lập như nào. Ông đã biết được rằng một người bạn đã giúp chăm sóc cho bà nhưng rất hài lòng với việc nấu ăn và dọn dẹp cho chính bản thân bà. Bác sĩ này nhận ra Esquivel cần được giúp đỡ đứng dậy từ một chiếc ghế và bà có thể đi lại xung quanh với một chiếc khung tập đi bộ nhưng trí nhớ của bà không còn minh mẫn nữa, một vài phút sau khi bà nghe 3 từ- “honesty”, “basebal” và “flower” bà chỉ có thể nhắc lại tên một trong 3 từ này. Pierluissi đã nghĩ đến việc đưa ra một kế hoạch cho thời gian của bà trong bệnh viện: kiểm soát cơn đau của Esquivel, đảm bảo bà đi bộ 3 hoặc 4 lần một ngày, sắp xếp để bà có một người chăm sóc y tế tại nhà để nhắc bà uống thuốc tiểu đường và huyết áp của mình, sau đó để bà xuất viện càng nhanh càng tốt. Pierluissi cho biết: “Bà càng mất ít thời gian ở đơn vị này thì càng tốt cho bà”.

 

 

Ngày 01/09/2016
CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ CNN health)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích