Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 điều trị tại nhà thực hiện tự theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, F0 cần thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí...
Chứng mất trí nhớ là một hội chứng, thường có tính chất mãn tính hoặc tiến triển, trong đó có sự suy giảm chức năng nhận thức (tức là khả năng xử lý suy nghĩ) vượt quá những gì có thể mong đợi từ sự lão hóa thông thường. Nó ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, hiểu biết, tính toán, năng lực học tập, ngôn ngữ và phán đoán.
Để bảo đảm an toàn cho cả mẹ lẫn con, việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau khi đẻ phải được thực hiện tốt với các mốc thời gian quy định gồm ngày đầu sau đẻ, tuần đầu sau đẻ và 6 tuần đầu sau đẻ. Cơ sở y tế cũng như người nhà sản phụ cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc này vì đây là yếu tố quyết định sức khỏe cho mẹ và con thời gian đầu sau sinh.
Các nhà nghiên cứu đã xác định hai chỉ dấu sinh học có thể giúp chẩn đoán bệnh tim làm tăng nguy cơ đột quỵ. Rung nhĩ (Atrial fibrillation -AF) là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 1,6 triệu người ở Anh, nhưng nó thường chỉ được phát hiện sau khi ai đó bị đột quỵ. Quỹ Tim mạch Anh cho biết nghiên cứu này có thể mở đường cho việc phát hiện tốt hơn những người bị AF và điều trị đúng đích.
Vắc-xin là một phương tiện phòng bệnh khá hữu hiệu hiện nay để ngăn ngừa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên để bảo đảm hiệu lực tác dụng; việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc-xin phải được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế.
Huỳnh Đình Ph., 38 tuổi, TP.Quảng Ngãi, dinhphuc@: Thân chào các bác sỹ của Viện Ký sinh trùng Qui Nhon, cho em hỏi làm thế nào đề dùng kẽm chế phẩm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe vì em nghe nói đến kim loại dùng phải cẩn thận. Chân thành cảm ơn các bác!
Khi sản phụ mang thai đến các cơ sở y tế từ tuyến xã, phường thị trấn trở lên sinh đẻ. Để bảo đảm mẹ tròn con vuông, việc đánh giá nhanh tình hình và các yếu tố tiên lượng cho sự sinh nở rất quan trọng nhằm dự báo trước thông qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám, theo dõi và chăm sóc sản phụ một cách đầy đủ. Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề này.
Tên tác nhân gây bệnh sán lá phổi: Trong 40 loài sán lá phổi, có trẽn 10 loài gây bệnhchủ yếu là Paragonimus westermani; ở Việt Nam mới chỉ phát hiện thấy loài Paragonimus heterotremus ở miền Bắc. Tên tác nhân gây bệnh sán lá ruột: Fasciolopsis buski với hình thái: sán lá ruột dài từ 30-70 mm chiều ngang ừ 14-15 mm hấp khẩu miệng phía trước đầu, có đường kính 510 μm, hấp khẩu bụng có đường kính từ 1,5-2 mm.
Bệnh sán dây bao gồm 2 loại là sán dây lợn và sán dây bò, thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh sán dây có thể ký sinh ở người dưới hình thức sán trưởng thành và ấu trùng.
Giardia lamblia ( hay G. intestinalis và G. duodenalis) là một loại sinh vật đơn bào, thuộc lớp trùng roi (Trichomonas) là một trong số 6 lớp của ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa), chúng kí sinh ở phần đầu ruột non.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3547492 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impe.quynhon@gmail.comTrưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích