Việt Nam và Đông Nam Á đương đầu với sự bùng nổ dịch bệnh do virus Zika
Từ đầu năm 2016 đến nay virus Zika lan rộng đến 7 trong 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhất là sau khi dịch bệnh bùng phát ở Singapore 28/8/2016 nhiều quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam… liên tục ghi nhận các ca bệnh.Ngày 19/9/2016, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) đã phải tổ chức hội nghị trực tuyến với Bộ Y tế (MOH) 10 nước ASEAN để chia sẻ thông tin và bàn cách ứng phó tình hình dịch bệnh.
Có thể nói tình hình dịch bệnh Zika hiện nay ở khu vực ASEAN "nóng bỏng" không kém gì Trung và Nam Mỹ khi nhiều quốc gia khu vực này liên tục ghi nhận số ca nhiễm bệnh, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến 19/9/2016 đã có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca nhiễm virus Zika, trong đó 7/10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN) trừ 3 nước Lào, Myanmar và Brunei chưa ghi nhận ca bệnh nào.Tổ chức này nhận định dịch bệnh Zika vẫn đang diễn biến rất phức tạp kể từ 27/8/2016 đến nay khi Singapore ghi nhận gần 400 ca mắc, trong đó số mắc ở quốc đảo này tăng nhanh đến 300 ca trong vòng 10 ngày đầu tiên kể từ khi phát hiện (27/8-7/9/2016). Cùng với đó, các quốc gia Malaysia, Thái Lan, Việt Nam... liên tục ghi nhận các trường hợp và có nguy cơ lan rộng. Theo Bộ Y tế (MOH), đến nay Việt Nam đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm virus zika lưu hành trong cộng đồngở Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh và Phú Yên. Ngoài ra, còn xác định 3 trường hợp công dân Australia, Đức và Đài Loan (Trung Quốc) nhiễm bệnh trong thời gian lưu trú ở Việt Nam. Theo Bộ Y tế (MOH), số ca nhiễm Zika tại Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác đều do muỗi Aedes truyền từ mầm bệnh tiềm ẩn ngay trong cộng đồng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là kết quả giải trình tự gen (PCR) ở Singapore cho thấy chủng Zika xác định có nguồn gốc châu Á không phải chủng xâm nhập từ châu Mỹ nhưng ở Việt Nam kết quả giải trình tự gen mẫu vi rút tại Khánh Hòa có nguồn gốc châu Á và mẫu virus tại TP. Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ châu Mỹ chứng tỏ có cả nguồn bệnh lưu hành và nguồn bệnh xâm nhập. Để đối phó với tình hình dịch bệnh do virus Zika, ngày 19/9/2016 WPRO đã tổ chức hội nghị trực tuyến với Bộ Y tế (MOH) và chuyên gia 10 nước Đông Nam Á để chia sẻ thông tin dịch bệnh và thống nhất các biện pháp ứng phó với các nội dung tăng cường hệ thống giám sát của quốc gia và đẩy mạnh các cơ chế đánh giá nguy cơ hiện có của khu vực về vi rút Zika với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế bao gồm cả WHO; đẩy mạnh thực hiện IHR và các cơ chế hiện có để kịp thời chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực nhằm có được sự đánh giá nguy cơ một cách chính xác; nâng cao hiệu quả của việc giám sát và đáp ứng dịch bệnh do vi rút Zika cũng như các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi khác của các nước trong khu vực thông qua các cơ chế của ASEAN như: Mạng lưới ASEAN-EOC, Mạng lưới ASEAN+3 FETN; triển khai các biện pháp thích hợp trong việc quản lý, đánh giá nguy cơ bằng cách kiểm soát véc tơ, đảm bảo tiếp cận chẩn đoán phòng xét nghiệm bao gồm cả việc tăng cường mạng lưới phòng xét nghiệm quốc gia và truyền thông nguy cơ;thực hiện các nghiên cứu, chia sẻ phát hiện mới và bài học kinh nghiệm liên quan đến dịch bệnh do vi rút Zika thông qua các cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN bao gồm cả mạng lưới ASEAN+3 FETN, SEAMEO-TROPMED, và cũng như các cơ chế hoạt động khác bao gồm Chương trình hợp tác An ninh Y tế toàn cầu (GHSA).Hội nghị trực tuyến chứng tỏ tình đoàn kết giữa các nước ASEAN trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và đáp ứng kịp thời phù hợp với mỗi quốc gia trong kiểm soát dịch bệnh.
Tại hội nghị trực tuyến, Bộ Y tế nhận định Việt Nam mới chỉ ghi nhận các ca bệnh đơn lẻ và dự báo thời gian tới có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các ca mắc mới. Để ngăn ngừa dịch bệnh Zika, Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo chiến dịch người dân tích cực diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy…trong và ngoài nhà vừa giải quyết được Zika và sốt xuất huyết; đồng thời với đẩy mạnh truyền thông giáo dục ý thức tự bảo vệ của cộng đồng; ngành y tế đẩy mạnh giám sát Zika tại các cơ sở y tế, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nếu nghi ngờ; tăng cường giám sát các hành khách nhập cảnh, nhất là các trường hợp đi về từ vùng dịch; tăng cường hợp tác ASEAN chia sẻ thông tin và ững phó kịp thời tình hình dịch bệnh trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế.
|