Nằm ở phía Nam của huyện, cách thị trấn Khe Sanh khoảng 40km, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào với 3 thôn và dân số hơn 2000 người, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo khá cao (hơn 30%), di biến động dân cư lớn nên Xy là một trong những điểm nóng về sốt rét trong nhiều năm liền.
Trong thời gian qua, bên cạnh sự đầu tư nguồn lực to lớn của Đảng và Nhà nước và sự chỉ đạo quyết liệt của ngành y tế phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể cùng với sự hưởng ứng của người dân nên công tác phòng chống và loại trừ trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và các xã vùng Lìa nói riêng thu được nhiều thành tựu to lớn về cả ba chỉ số (giảm mắc, giảm chết và không để dịch sốt rét xảy ra) với hàng ngàn ca mắc vào đầu những năm 2000 xuống chỉ còn 01 ca vào năm 2021.
Phải mất gần 4 giờ đồng hồ bằng xe máy từ Đông Hà chúng tôi mới đến được xã A Dơi - một xã nằm ở vùng biên giới, phía Tây của huyện Hướng Hóa. Trong thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng và Chính quyền các cấp quan tâm đến vùng đất này thông qua việc đầu tư các công trình dân sinh như điện, đường, trường, trạm đã về tận các bản làng xa xôi phục vụ cho các hoạt động an sinh- xã hội, phát triển kinh tế, công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn các xã vùng Lìa.
Xy là một xã nằm ở phía Tây của huyện, cách Trung tâm huyện lỵ khoảng 50 km, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, có cuộc sống khó khăn và các thôn của xã đều giáp biên giới với phía bạn Lào. Nơi đây, được xem là “cái nôi sốt rét” của huyện trong những năm trước đây, có lúc chiếm tới gần 50% số ca mắc sốt rét trên địa bàn toàn huyện Hướng Hóa.
Hướng Hóa vẫn là vùng sốt rét lưu hành từ vừa đến nặng với dân số gần 90.000 người, trong đó gần ½ dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sống tại 14 xã với điều kiện sống còn nhiều khó khăn về kinh tế, nguồn thu nhập ngoài lúa, sắn, chuối là chủ yếu, người dân vẫn phải lăn lộn vào rừng khai thác lâm thổ sản, hái măng, làm nương rấy bên kia biên giới do thiếu đất canh tác trong điều kiện thiếu các biện pháp bảo vệ cá nhân như dùng kem xua muỗi, ngủ màn, phun hóa chất tồn lưu các lều tạm bợ
Châu Thành Ph., 31 tuổi, TT Eakar, Đăk Lăk, 0913….: Kính thưa các bác sỹ cho em hỏi trong túi y tế của nhóm y tế thôn bản thường chứa những cái gì quan trọng nhất? Đồng thời cơ sở vật chất của một trạm y tế xã có những vật dụng gì? Em xin cảm ơn!
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, ngoại trừ Kinh là dân tộc đa số chiếm 85% dân số cả nước, còn lại là dân tộc thiểu số. Mặc dù mỗi dân tộc có đặc điểm và bản sắc riêng nhưng đồng bào các dân tộc thiểu số có điểm chung là thường sinh sống ở các vùng núi rừng xa xôi cũng là những vùng khó khăn về kinh tế và trọng điểm dịch bệnh.
Mặc dù trong điều kiện ngân sách nhà nước khó khăn, song trong giai đoạn 2006 - 2012, chính phủ đã bố trí nguồn cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí trên 54.770 tỷ đồng.
Tây Nguyên là mảnh đất tươi đẹp, nơi sinh sống của các dân tộc Ê đê, Zarai; Bahnar, Xê Ðăng, Giẻ Triêng, Brâu,… Ðây là một vùng đất mang đậm huyền thoại sử thi, trường ca và là cội nguồn của ngôi nhà Rông truyền thống - một không gian thiêng liêng, thể hiện sức mạnh cộng đồng và bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
Hiện nay, một số địa phương ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai, Kon Tum nói riêng, tình trạng một số học sinh dân tộc thiểu số bỏ học, "bắt chồng" sớm dẫn đến nhiều hệ lụy cho gia đình, xã hội. Tảo hôn đang là một thực trạng nhức nhối ở đây, ngăn chặn và hướng đến loại bỏ tảo hôn cần sự kiên quyết và đồng bộ của các cấp, các ngành và nhất là bà con địa phương.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích