|
Toàn cảnh phiên khai mạc hội nghị |
Hội nghị y tế khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 67
Ngày 10/10/2016. MANILA, PHILIPPINES. Từ 10/10 đến 14/10/2016, Tổ chức Y tế thế giới giới khu vực Tây Thái Bình dương (WPRO) đã tiến hành Hội nghị y tế khu vực lần thứ 67 (Sixty-seventh session of the Regional Committee for the Western Pacific) với sự tham dự của Bộ Y tế 37 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam để thảo luận các vấn đề sức khỏe quan trọng ảnh hưởng đến gần 1,9 tỷ người ở khu vực này.
Trước phiên bế mạc 14/10/2016, hội nghị sẽ thông qua các nghị quyết về các vấn đề được thảo luận và các chương trình y tế của khu vực, cơ sở định hướng chính sách của WHO và các nước trong khu vực hợp tác thực hiện các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân trong 2 năm 2016-2017. Chương trình nghị sự của WPRO trong 5 ngày tập trung vào các nội dung: giảm tác động của dịch bệnh sốt xuất huyết với cộng đồng và các vấn đề kiểm soát muỗi Aedes, đồng thời ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh do vi rút Zika và chikungunya; đề xuất các chiến lược thực tế giúp các nước tăng cường các chương trình y tế và môi trường thông qua năng lực quản trị mạng, truyền thông và tài chính dựa trên các chỉ tiêu của Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030 (practical strategies for countries to enhance health and environment programmes through governance and capacity, networking, communication and financing, based on the Sustainable Development Goal targets and indicators); tăng cường giám sát và ứng phó với bệnh sốt rét làm giảm gánh nặng sốt rét ở các nhóm chịu nhiều thiệt thòi và cộng đồng (strengthening surveillance and response to malaria to reduce its burden on marginalized groups and communities); hướng dẫn các nước thành viên về chính sách và chương trình ưu tiên, lựa chọn thực hiện, giám sát và năng lực ngành y tế nhằm đạt được các mục tiêu SDGs (guiding Member States on policy and programme priorities, implementation options, monitoring and health sector capabilities for achieving the Sustainable Development Goals); chuẩn bị ứng phó với mối đe dọa của các bệnh mới nổi và các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp trong khu vực (preparing the Region to respond to threats such as emerging diseases and public health emergencies); rà soát tiến độ đạt được ở cấp quốc gia và khu vực trong kiểm soát HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), Chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống khuyết tật và phục hồi chức năng kể cả mù lòa, kế hoạch hành động khu vực cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sức đề kháng kháng sinh và thuốc thiết yếu (reviewing progress on HIV and sexually transmitted infections, the Expanded Programme on Immunization, disability prevention and rehabilitation including blindness, regional action plan for healthy newborn infants, antimicrobial resistance and essential medicines).
TS. Shin Young-soo, Giám đốc WPRO (WHO/A. Mendoza)
Phát biểu tại phiên khai mạc, TS. Shin Young-soo, Giám đốc WPRO nhấn mạnh những thành tựu và thách thức của khu vực trong năm qua, đồng thời cho biết cách tiếp cận chủ động của khu vực đã dẫn đến sự tiến bộ đáng kể so với các mối đe dọa y tế nghiêm trọng nhất. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh, hơn 2.200 cơ sở y tế trong khu vực đã cải thiện tốt các thực hành lâm sàng với hơn 27.000 nhân viên y tế được huấn luyện; vấn đề nước sạch, vệ sinh, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và các nguy cơ sức khỏe từ môi trường cũng được chú trọng theo các mục tiêu SDGs đến năm 2030. Duy trì tốt kết quả thanh toán bại liệt, tiến tới thanh toán bệnh viêm gan, khu vực Tây Thái Bình Dương đã đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B mãn tính (chronic hepatitis B infection) < 1% ở trẻ em 5 trước thời hạn năm 2017. Đạt được nhiều kết quả tích cực về tiêm chủng, phòng chống viêm gan virus; kiểm soát bệnh lao, nhất là liệu trình điều trị mới lao kháng thuốc được rút ngắn hơn nhiều (new treatment course for drug-resistant tuberculosis is much shorter) sẽ cải thiện phác đồ điều trị lao đa kháng thuốc. Cuộc chiến chống sốt rét và sốt xuất huyết đang được các quốc gia tích cực thực hiện theo kế hoạch, WHO tiếp tục đầu tư ứng phó các bệnh truyền nhiễm mới nổi, nhất là các dịch bệnh bùng phát và khẩn cấp; 20 trong số 27 quốc gia thành viên đã đạt được những năng lực cốt lõi theo Điều lệ y tế quốc tế (IHR) 2005; chiến lược mới của châu Á-Thái Bình Dương với các bệnh mới nổi (New Asia Pacific Strategy for Emerging Diseases) sẽ giúp khu vực có khả năng hơn để đối phó với bất cứ dịch bệnh, thiên tai hay tình trạng y tế khẩn cấp. Các khu vực đã bắt đầu một dự án 5 năm giúp xây dựng hệ thống y tế với khí hậu (climate-resilient health systems) ở Thái Bình Dương nhằm tăng cường quản trị và các chính sách, hệ thống cảnh báo sớm và cung cấp dịch vụ. TS. Shin cũng mong muốn WPRO sẽ hỗ trợ các nước thành viên ưu tiên hành động để đạt được các mục tiêu SDGs: "Ủy ban khu vực sẽ xem xét thông qua trong tuần này Chương trình hành động khu vực để đạt được SDGs ở Tây Thái Bình Dương".
Nhân dịp Tổng giám đốc WHO, TS. Margaret Chan chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 6/2017, tại phiên khai mạc Giám đốc WPRO đã bày tỏ lòng kính trọng và ca ngợi những thành tích đóng góp của bà và coi bà là "người con gái tự hào của Tây Thái Bình Dương" (proud daughter of the Western Pacific). Ông cho rằng dưới sự lãnh đạo của TS. Margare Chan, WHO đã mở ra những cải cách năng động (extensive self-motivated reforms) và hiệu quả đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên cũng như vai trò của WPRO. Đáp lời, TS. Chan bày tỏ niềm chân thành mà hội nghị đã dành cho mình: "Giống như tất cả mọi người, tôi dành tình cảm đặc biệt chân thành từ trái tim đến những nơi mà tôi thấy thân thiết như nhà mình". Bà nhận định sự đa dạng văn hóa, phát triển kinh tế xã hội, khí hậu, địa lý và quy mô dân số của khu vực từ các nước lớn đến quốc đảo nhỏ làm cho các mối đe dọa sức khỏe phải đối mặt ở khu vực cũng không kém đa dạng. Tổng giám đốc WHO lưu ý bất chấp sự đa dạng này, các quốc gia khu vực cần thắt chặt tình đoàn kết và cần thiết có một đáp ứng chung với các mối đe dọa sức khỏe, nhất là với người nghèo và thiệt thòi. Bà chúc mừng các chính phủ Campuchia, Quần đảo Cook, Niue và Vanuatu đã thành công loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết-một vấn đề y tế công cộng, đồng thời cảm ơn hội nghị: "Thành tựu này là kết quả của hơn một thập kỷ nỗ lực mạnh mẽ từ phía các chính phủ, các đối tác phát triển, các nhà tài trợ và hỗ trợ của WHO. Tôi cảm ơn WPRO là khu vực đứng đầu thế giới trong cuộc chiến chống lại bệnh giun chỉ bạch huyết cũng như các dịch bệnh khác đe dọa sức khỏe con người".
|