Tuần lễ quốc tế phòng chống nhiễm độc chì
Từ ngày 24/9 đến 29/10 năm 2016, “Tuần lễ quốc tế phòng chống nhiễm độc chì” (international lead poisoning prevention week of action) được WHO tổ chức tại tất cả các quốc gia thành viên với chủ đề “Cấm sơn pha chì” (Ban Lead Paint) nhằm nâng cao nhận thức về nhiễm độc chì, tăng cường hợp tác để ngăn ngừa ngộ độc chì ở trẻ em và thúc đẩy hành động mạnh mẽ hơn nữa để loại bỏ sơn pha chì. Chì là một kim loại độc hại tự nhiên nhưng được con người sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày làm ô nhiễm môi trường rộng lớn, phơi nhiễm chì ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng trên phạm vi toàn cầu. Nhiễm độc chì hoàn toàn có thể phòng ngừa nhưng theo ước tính của Viện đo lường và đánh giá sức khỏe (Institute for Health Metrics and Evaluation) trong năm 2013 nhiễm độc chì là nguyên nhân dẫn đến 853.000 ca tử vong và 16,8 triệu năm sống cùng với khuyết tật (disability adjusted life years_DALYs) do ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của chì với gánh nặng cao nhất ở các nước đang phát triển, đặc biệt là rối loạn trí tuệ ở trẻ em bị phơi nhiễm chì. Theo ước tinh của WHO, trẻ em phơi nhiễm chì đóng góp đến 600.000 trường hợp mới trẻ em bị khuyết tật trí tuệ hàng năm, trong đó 99% trẻ em bị phơi nhiễm cao với chì sống tại các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Mặc dù biết rõ tác hại của chì, nhiều quốc gia đã có hành động ngăn chặn ở cấp quốc gia nhưng tình trạng phơi nhiễm chì vẫn là mối quan ngại hàng đầu với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng như quan chức y tế công cộng toàn cầu. H3
WHO cho biết sơn pha chì hàm lượng cao là nguồn phơi nhiễm chínhvới tất cả mọi người, nhất là trẻ emhiện vẫn còn phổ biến rộng rãi và được sử dụng ở nhiều nước cho mục đích trang trí, mặc dù đã có sẵn vật liệu khác để thay thế chì.Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (World Summit on Sustainable Development) năm 2002, các chính phủ đã kêu gọi loại bỏ sơn pha chì. Năm 2011, Liên minh toàn cầu loại bỏ sơn pha chì (The Global Alliance to Eliminate Lead Paint/Lead Paint Alliance) được thành lập vào năm 2011 để thúc đẩy tiến độ thực hiện cấm sản xuất và kinh đoanh các loại sơn pha chì, tiến tới loại trừ các rủi ro do sơn pha chì gây ra. Một yêu cầu mang tính chìa khóa để đạt được điều này là các nước thành viên cần thành lập khung pháp lý quốc gia thích hợp (appropriate national regulatory frameworks) ngăn chặn sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối, kinh doanh và sử dụng các loại sơn pha chì và các sản phẩm được phủ sơn pha chì. H4
Tuần lễ quốc tế phòng chống nhiễm độc chì được tổ chức lần đầu từ 20-26/10/2013 với chủ đề: “Phòng chống nhiễm độc chì cho trẻ em vì tương lai khỏe mạnh” (Lead-Free Kids for a Healthy Future) nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh sử dụng sơn pha chì và sử dụng các lựa chọn thay thế an toàn để ngăn chặn trẻ em bị phơi nhiễm chì. Sau đó sự kiện này tiếp tục được WHO phối hợp với Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC), Chương trình môi trường UN (UNEP), Mạng lưới tổ chức phi chính phủ (IPEN), Hiệp hội Nhi khoa tổ chức thành công vào các năm 2014 và 2015. Năm 2016, tuần lễ chiến dịch do WHO và UNEP tổ chức từ 23-29/10/2016 với chủ đề “Cấm sơn pha chì” (Ban Lead Paint) nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho những nỗ lực toàn cầu loại bỏ sơn pha chì và nâng cao nhận thức về nhiễm độc chì; nhấn mạnh nỗ lực của các nước và của các đối tác trong ngăn ngừa nhiễm độc chì ở trẻ em; kêu gọi hành động hơn nữa để loại bỏ sơn pha chì. H5
Theo kế hoạch hành động, Lead Paint Alliance đặt mục tiêu đến năm 2020 tất cả các nước có sẵn một khuôn khổ pháp lý nhằm giảm dần sử dụngtiến tới loại bỏ hoàn toàn sơn có chì. Theo khảo sát của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và WHO phối hợp vớiLead Paint Alliance tính đến 30/6/2016 mới chỉ có 62 chính phủ xác nhận đã ràng buộc pháp lý các biện pháp kiểm soát sơn pha chì chứng tỏ còn rất nhiều việc phải làm về vấn đề này do đó “Tuần lễ quốc tế phòng chống nhiễm độc chì” là cơ hội để các nhà lãnh đạo thế giới huy động các cam kết chính trị và xã hội tiến bộ hơn nữa với các mục tiêu nâng cao nhận thức về nhiễm độc chì (raise awareness about lead poisoning); tăng cường hợp tác với các quốc gia và các đối tác ngăn ngừa ngộ độc chì ở trẻ em (Highlight countries and partners' efforts to prevent childhood lead poisoning); thúc đẩy hành động mạnh mẽ hơn nữa để loại bỏ sơn pha chì (urge further action to eliminate lead paint).
|