Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 0 2 0 0
Số người đang truy cập
4 1 8
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Hội nghị biến đổi khí hậu (COP 22) tại Marrakech, Morocco: "Đưa thỏa thuận Pari vào hành động"
Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu COP 22: "Đưa thỏa thuận Pari vào hành động"

Từ ngày 7/11 đến 18/11/2016, Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu lần thứ 22 (COP 22) đang diễn ra tại thành phố Marrakech, Morocco với sự tham dự của gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giớinhằm 'Đưa thỏa thuận Pari vào hành động' (Turn the promise of Paris into action) trên nền tảng đàm phán khí hậu của Paris (COP 21) năm 2015.

             Theo Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) và Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC), trong thời gian diễn ra COP 22 tại Marrakech từ 7/11 đến18/11/2016, các quốc gia thành viên của UN sẽthúc đẩykế hoạch ứng phó toàn cầu với mối đe dọa của biến đổi khí hậu, tập trung vào tăng cường tham vọng, đẩy mạnh thực hiện và cung cấp hỗ trợ.Theo đó, COP 22 tại Marrakech cũng đánh dấu bước ngoặt Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (COP 21) chính thức có hiệu lực ngay trước thềm hội nghị (ngày 4/11/2016) sau khi được hơn 100 quốc gia, chiếm 68% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu thống nhất thông qua, vượt quy định tối thiểu 55 quốc gia phê chuẩn hiệp định này.


Hình 1. Chủ thịch đoàn Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu tại
Marrakech 2016

Trước đó COP-21 tại Paris năm 2015, trên 200 quốc gia và tổ chức tham gia ký kết hiệp ước chống biến đổi khí hậu toàn cầu tham vọng nhất qua 21 lần đàm phán theo nội dung của UNFCCC bao gồm duy trì nhiệt độ toàn cầu < 20C và giới hạn trái đất nóng lên ở mức < 1,50C; giới hạn lượng khí phát thải do hoạt động của con người ngang bằng mức độ hấp thụ tự nhiên; cứ mỗi 5 năm rà soát lại một lần mức độ đóng góp cắt giảm khí phát thải của các nước; các nước giàu cung cấp tài chính giúp các nước nghèo thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển sang dùng năng lượng tái tạo; đồng thời các bên tham gia phải xây dựng và thực hiện kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu tại quốc gia mình, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu thông qua hợp tác song phương, đa phương, khu vực để thực hiện có hiệu quả các nội dung thỏa thuận trong Hiệp định Pari.


Hình 2.
Thỏa thuận các bên tại Pari (COP 21) giảm khí phát thải (CO2),duy trì nhiệt độ toàn cầu < 20C và giới hạn trái đất nóng lên ở mức < 1,50C

COP 22 cũng tăng cường hoạt động tất cả các bên nhằm giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trước năm 2020, chính phủ các nước thành viên sẽ nỗ lực phối hợp với Marrakech về hành động và hiệu lực đóng góp quốc gia, kết hợp với các sáng kiến ​​hợp tác toàn cầu với các tổ chức phi chính phủ như một phần của hành động.Tại COP 22, các nước trên thế giới cũng sẽ làm việc hết mình để đưa ra các biện pháp ra tăng cường dòng chảy kinh phí phù hợp, một công nghệ khung mới và tăng cường năng lực thực hiệntheo nội dung khuôn khổ đã đề ra trong Hiệp định Paris,tập trung hỗ trợ hành động của các nước phát triển và các nước dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu, phù hợp với mục tiêu quốc gia riêng của họ. Tuy nhiên, UNFCCC cho rằng nhiệm vụ COP22 năm 2016 cũng không ít khó khăn khi buộc phải tìm kiếm sự đồng thuận về phương thức tiếp cận Hiệp định Paris (COP 21) năm 2015 sau thất bại của Nghị định thư Kyoto năm 1997 và COP15 tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 2009.


Hình 3. Tác động của biến đổi khí hậu với sức khỏe con người, nhất là đối với trẻ em

Về tác động của biến đổi khí hậu với sức khỏe, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng biến đổi khí hậu gây ra hàng chục nghìn trường hợp tử vong mỗi năm do thay đổi mô hình và cơ cấu bệnh tật từ các hiện tượng thời tiết cực đoan như các đợt nắng nóng và lũ lụt, ô nhiễm cả không khí trong nhà và ngoài trời; các nguồn cung cấp thực phẩm, nước và vệ sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo WHO, trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp mỗi năm, trong đó 60% là ô nhiễm không khí độc hại, đặc biệt với trẻ em < 5 tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất do cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng và hoàn toàn thụ động trước những nguồn ô nhiễm không khí cả trong nhà cũng như ngoài nhà.


Hình 4. WHO cảnh báo ô nhiễm không khí đã vượt ngưỡng quy định nhiều nơi trên thế giới

WHO dự đoán biến đổi khi hậu sẽ còn gây ra thêm 25.000 ca tử vong mỗi năm từ sốt rét, tiêu chảy, ứng suất nhiệt và thiếu dinh dưỡng từ năm 2030 đến 2050. Trẻ em, phụ nữ và người nghèo ở các nước thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, làm gia tăng thêm khoảng cách y tế. Theo Báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) có tiêu đề “Làm sạch bầu không khí cho trẻ em”(Clean the Air for Children), 2 tỷ trẻ em trên thế giới đang phải hít thở bầu không khí độc hại, trong đó 300 triệu trẻ em đang phải tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời cao gấp 6 lần tiêu chuẩn cho phép của WHO


Hình 5. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu

Trình bày nhứng phát hiện này tại COP 22, UNICEF yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới tham dự COP22 khẩn cấp thực hiện giảm ô nhiễm tại quốc gia của mình để đảm bảo đạt chuẩn không khí quốc tế, tăng cường sự tiếp cận của trẻ em với chăm sóc sức khỏe thông qua 4 bước:giảm ô nhiễm (reduce pollution); tăng cường tiếp cận của trẻ em với các dịch vụ y tế (increase children’s access to healthcare); giảm phơi nhiễm với trẻ em (minimize children’s exposure) và giám sát ô nhiễm không khí (monitor air pollution). Các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe đã được chứng minh là giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm ngắn hạn và khí thải từ các phương tiện giao thông có thể cứu được 2,4 triệu mạng người mỗi năm, đồng thời giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu 0,5oC tính đến 2050; việc lấy phí nhiên liệu gây ô nhiễm đền bù cho các tác động y tế có hại sẽ giúp cắt giảm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí ngoài trời, giảm thiểu lượng khí thải CO2 > 20% và tăng tổng thu nhập xấp xỉ 3 nghìn tỷ đôla (USD) mỗi năm; đồng thời tăng cường khả năng hồi phục sức khỏe đối với các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra. 

Ngày 11/11/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo UNFCCC, UNGA và WHO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích