Nhiều ngân quỹ hơn cần thiết chống lại HIV ở thanh thiếu niên
Ngày 1/12/2016. WASHINGTON. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết nhiều ngân quỹ hơn là cần thiết nhằm chống lại HIV ở thanh thiếu niên (UNICEF: More Funds Needed to Fight Teen HIV) và dự báo tăng khoảng60% số ca nhiễm HIV trong thanh thiếu niên vào năm 2030 nếu không có sự gia tăng nguồn kinh phí tài trợ để chống lại nó. Báo cáo mới của UNICEF ước tính số ca nhiễm mới HIV có thể tăng từ 250.000 vào 2015 lên 400.000 ca trong vòng chưa đầy 15 năm tới và cho rằng khoảng 1,8 triệu thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi đang sống chung với HIV hầu hết ở Tiểu vùng Saharan châu Phi. Nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS, UNICEF kêu gọi tiến bộ tiếp tục hướng về phòng chống HIV trong thanh thiếu niên. Phụ nữ trẻ dễ bị tổn thương (Young females vulnerable) Vivian Lopez, chuyên gia về chương trình HIV tại cơ quan của UN cho biết trẻ em gái và phụ nữ trẻ tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương: "Ở châu Phi, chúng tôi có 3/4 ca nhiễm mới trẻ em gái vị thành niên từ 15-19 tuổi bằng cách nào đó nó cũng có thể lây truyền cho các phụ nữ trẻ mang thai, sau đó có một chu kỳ là trẻ em trở thành các ca nhiễm mới". Lopez cho biết thêm tỷ lệ nhiễm mới ở nữ giới cao vì trải nghiệm tình dục đầu tiên của họ thường là do hiếp dâm. Báo cáo của UNICEF đề xuất các chiến lược nhằm thúc đẩy sự tiến bộ trong việc ngăn ngừa HIV ở thanh thiếu niên và điều trị cho những người đã bị nhiễm bệnh như đầu tư đổi mới bao gồm các giải pháp sáng tạo tại chỗ (investing in innovation, including locally created solutions); tăng cường thu thập dữ liệu (strengthening data collection); chấm dứt sự phân biệt đối xử gồm cả bạo lực giới tính và kỳ thị (ending gender discrimination, including gender-based violence and countering stigma); ưu tiên nỗ lực giải quyết các khoảng trống của thanh thiếu niên qua sự kết hợp nỗ lực phòng ngừa gồm cả dự phòng trước phơi nhiễm, sở hữu tiền mặt và giáo dục giới tính (prioritizing efforts to address adolescents’ vulnerabilities through a combination of prevention efforts, including pre-exposure prophylaxis, cash transfers and comprehensive sexuality education). Lopez cho biết AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong trẻ vị thành niên từ 10-14 tuổi nhưng chỉ một nửa số thanh thiếu niên nhiễm HIV hiện nay nhận được các thuốc kháng virus (ARV) cứu mạng sống.
Các nhà giáo dục sức khỏe đồng trang lứa tụ tập tại một buổi lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống AIDS tại Đại học Mỹ ở Dubai, ngày 25/1/2016
Theo UNICEF, cứ 2 phút có một thanh thiếu niên bị nhiễm HIV và một số phát hiện khác như 1,6 triệu ca nhiễm ở trẻ em đã được ngăn chặn trong giai đoạn 2000 – 2015; 1,1 triệu trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ bị nhiễm mới trong năm 2015; trẻ em tuổi từ 0-4 sống chung với HIV đang phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao nhất liên quan đến AIDS so với tất cả các nhóm tuổi khác. Có một khoảng trống (gap) trong chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên vì chúng rất khó xác định nếu người mẹ nhiễm HIV của chúng không được tìm thấy, Lopez nói: "Vì vậy đây thực sự là vấn đề của hệ thống y tế do đó nên tìm kiếm các cách thức mới để theo dõi các bà mẹ nhiễm HIV, sau đó xét nghiệm cho các gia đình để xem liệu có bất kỳ trẻ em sống với HIV có thể đưa vào điều trị- loại thuốc cứu mạng sống trong những ngày còn lại này".
Những người trẻ tuổi giữ vai trò về trò chơi"kiến thức HIV" (HIV knowledge) tại một sự kiện nhằm tăng cường sức khỏe tình dục và sinh sản trong thanh thiếu niên được hỗ trợ bởi Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Trung quốc và UNICEF tại Trung Quốc.
Ngân quỹ bị giảm (Funds are lost) Lopez cho biết ngân quỹ thông qua “Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ” (U.S. President’s Emergency Plan) về giảm nhẹ AIDS hoặc PEPFAR rất quan trọng trong điều trị cho người lớn và trẻ em sống chung với HIV” nhưng bà lo lắng các tổ chức tài trợ đang rút lui sự hỗ trợ của họ tới 1 tỷ đôla (USD) cho đến nay. Bà cho rằng sự gia tăng đáng kể các nguồn tài trợ từ các nước và các tổ chức là cần thiết để giúp các bạn trẻ trong các quốc gia bị ảnh hưởng: "Thực sự chúng tôi không chỉ duy trì mà còn tăng gấp đôi những nỗ lực nhằm ứng phó với thanh thiếu niên và HIV và kiềm chế đại dịch này ngay lập tức". UNICEF kết luận những tiến bộ to lớn đã đạt được trong nỗ lực kiềm chế lây nhiễm HIV trên toàn cầu và bây giờ không phải là thời gian để kéo lùi lại.
|