Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 4 6 0
Số người đang truy cập
3 2 6
 Tư vấn sức khỏe
Nguy cơ phát triển các bệnh không lây nhiễm cao hơn ở Châu Phi

Ngày 19/12/2016. Brazzaville. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nghiên cứu cho thấynguy cơ phát triển các bệnh không lây nhiễmcao ở châu Phi (Research shows higher risk of developing Non-communicable diseases in Africa). Hàng triệu người châu Phi được dự đoán sẽ chết vì các bệnh không lây nhiễm (NCDs) vào năm 2020, WHO đã hỗ trợ các nước khu vực châu Phi tiến hành điều tra xác định nguyên nhân chính của xu thế gia tăng này.

Theo một báo cáo tổng hợp các dữ liệu có sẵncủa WHO công bố, các mối đe dọa sắp xảy ra này được dự đoán hầu hết người lớn ở châu Phi có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm tăng cơ hội phát triển một NCD đe dọa tử vong gồm bệnh tim, ung thư, bệnh tiểu đường type 2 và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.Gánh nặng bệnh tật tăng dần trong thập kỷ qua, nhiều khả năng vượt qua tổng số ca mắc và tử vong do NCD vào năm 2030. Trên thế giới, tử vong do NCD sẽ đạt khoảng 44 triệu người trong vòng 4 năm tới, tăng 15% so với ước tính của WHOvào 2010.TS. Matshidiso Moeti,Giám đốc WHO khu vực châu Phi cho biết: "Những năm gần đây, sự quan tâm và nguồn lực thế giới đã tăng đáng kể hướng về các mối đe dọa trực tiếp docác virus mới nổi bao gồm Zika và Ebola nhưng báo cáo này nhấn mạnh giữa những trường hợp khẩn cấp này, chúng ta không thể rời mắt khỏi những mối nguy hiểm sức khỏe rất lớn doNCDs, đặc biệt là nhiều bệnh trong số NCDs có thể được ngăn chặn qua thay đổi hành vi và lối sống'.

Tỷ lệ cao các yếu tố nguy cơ chính (High prevalence of major risk factors)

Phòng chống NCDs chủ yếu là tránh 4 yếu tố nguy cơ chính: sử dụng thuốc lá, rượu có hại, chế độ ăn uống nghèo nàn (không tiêu thụ trái cây và rau quả hàng ngày) và mức hoạt động thể chất thấp. Trong một nửa số nước châu Phi được khảo sát thì tới1/4 số người lớn có ít nhất 3 trong 4 yếu tố nguy cơ nàylàm tăng xác suất bị bệnh với một hoặc nhiều hơn tình trạng bệnh lý NCDs trong suốt cuộc đời của họ khả năngphần lớn phụ nữ độ tuổi 45-64.TS. Moeti cho biết thêm: "Đây là những căn bệnh đe dọa tính mạng cũng như suy nhược gây khó khăn đáng kể khu vực này, cướp đi mạng sống và gia đình của những người mà lẽ ra họ được hưởng những năm sản xuất nhiều nhất, chúng ta phải làm tất cả mọi điềuđể có thể đảo ngược xu thế đáng lo ngại này'. Theo Báo cáo, tỷ lệ cao huyết áp hoặc áp lực máu cao ở khu vực châu Phi cao nhất toàn cầu ảnh hưởng đến khoảng 46% người lớn, một nửa số nước khu vực châu Phi ít nhất 1 trong 3 người lớn được phát hiện bị cao huyết áp.TS. Abdikamal Alisalad, Quyền Giám đốc kiểm soát NCDs của WHO cho biết: "Tỷ lệ cao huyết áp đặc biệt đáng ngạisát thủ thầm lặng và hầu hết mọi người không nhận thức được tình trạng của mình cho đến khiquá muộn, huyết áp cao có thể gây tổn thương tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết và tích tụ mỡ trong động mạch làm chúng cứng lại; đồng thời đóng góp đột quỵ, tổn thương thận, giảm thị lực những bệnh khác, cao huyết áp có thể được điều trị thành công bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Các phát hiện quan trọng khác trong báo cáo cho thấy sử dụng thuốc lá là một trong những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nhất thế giới gây ra hơn 70% số ca ung thư phổi, 40% các bệnh phổi mãn tính và 10% các bệnh tim mạch. Trong khu vực châu Phi, tỷ lệ sử dụng thuốc lá hàng ngày ở người lớn dao động từ 5%-26% (12% toàn vùng). Trên toàn cầu, mọi người không ăn đủ trái cây và rau quả chiếm khoảng 14% số ca tử vong do ung thư đường tiêu hóa và khoảng 10% số ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Trong khi hậu quả của chế độ ăn uống không lành mạnh như vậy cao nhất ở các khu vực khác của WHOthì điều nghịch lý là vùng cận Saharan châu Phi bị gánh nặng gấp đôi về suy dinh dưỡng và béo phì. Tỷ lệ ngườithừa cân dao động từ 12% Madagascar đến 60% ở Seychelles với mức trung bình 35%. Phụ nữ trưởng thành có nhiều khả năng bị thừa cân hơn so với nam giới, béo phì cũng theo mô hình tương tự.Trong khi tiêu thụ rượu khu vực nói chung thấp với ước tính khoảng 2/3 số người lớn kiêng thì tỷ lệ uống nhiều ở nam giới dao động từ gần 1% tại Gambia tới mức cao69% Chad với trung bình 31%. học sinh, sử dụng rượu thấp nhất 3% ở Senegal và cao 62% ở Seychelles với mức trung bình 16%. Trong 32 quốc gia được khảo sát, thời gian trung bình dành cho hoạt động thể chất từ cường độ trung bình hay cao dao động từ 21 phút/ngày Mauritania tới 386 phút/ngày tại Mozambique với mức trung bình 116 phút/ngày, đàn ông trưởng thành dành nhiều thời gian cho hoạt động thể chấthơnphụ nữ.Báo cáo chủ yếu dựa trên dữ liệu các cuộc điều tra từng bước của WHO từ 33 quốc gia trong khu vực và các cuộc điều tra y tế học sinh tại các trường học trên toàn cầu (GSHS) từ 19 quốc gia. WHO đã phát triển mẫu trước đây vào năm 2002 để thu thập, phân tích và phổ biến thông tin dựa vào quần thể từ các mẫu đại diện quốc gia về các yếu tố nguy cơ chính gâyNCDs.GSHS được phát triển thông qua nỗ lực hợp tác giữa WHO, US CDC và các đối tác khác để thu thập thông tin tương tự từ học sinh, sinh viên. Các cuộc điều tra tại trường thu thập thông tin chủ yếu từ các học sinh tuổi từ 13-15 thông qua một bộ câu hỏi tự quản lý về sử dụng rượu, thói quen ăn uống, sử dụng ma túy, vệ sinh, sức khỏe tâm thần, hoạt động thể chất, các yếu tố bảo vệ; các hoạt động tình dục, sử dụng thuốc lá, bạo lực và thương tích không cố ý.TS. Moeti cho biết: "Các cuộc khảo sát đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh vô cùng có giá trị - mặc dù đáng báo động về những nguy cơ sức khỏe đang đe dọa khu vực, đã đến lúc các quan chức y tế công cộng, các nhà lãnh đạo chính phủ và bản thân người dân thực hiện hành động'. Phần lớn có thể đạt được thông qua thay đổi lối sống như từ bỏ hút thuốc, ăn uống điều độ, tăng lượng trái cây và rauquả, dành nhiều hơn cho hoạt động thể chất.

Để truy cập vào báo cáo nhấp chuột vào cá
c đường link dưới đây:
1. http://www.afro.who.int/en/noncommunicable-diseases/npc-publications.html
http://www.afro.who.int/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=10675&Itemid=2593

 

Ngày 04/01/2017
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích