Thế giới nỗ lực phòng chống bệnh phong: Tập trung ngăn ngừa khuyết tật trẻ em
Nhân ngày thế giới phòng chống bệnh phong (World Leprosy Day), Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc WHO khu vực Đông Nam Á kêu gọi Tăng cường nỗ lực phòng chống bệnh phong: Tập trung ngăn ngừa khuyết tật trẻ em (Scale up efforts against leprosy; focus on preventing disabilities in children). Cần tăng cường nỗ lực, đổi mới cam kết và tiếp cận toàn diện để chấm dứt hậu quả của bệnh phong-căn bệnh vẫn đang gây ra nỗi đau khổ cho hàng ngàn người mỗi năm, phần lớn trong số đó sống ở khu vực Đông Nam Á của WHO. Bệnh phong gây ảnh hưởng cho hơn 212.000 người trên thế giới năm 2015, trong đó 60% ở Ấn Độ cùng một số quốc gia có gánh nặng cao như Brazil và Indonesia. Trong số ca nhiễm mới có 8,9% là trẻ em và 6,7% có các biểu hiện biến dạng rõ rệt. Mặc dù bệnh phong đã bị loại khỏi vấn đề y tế công cộng trên toàn cầu từ năm 2000 nhưng nó vẫn tiếp tục làm tổn thương đời sống của các cá nhân, ảnh hưởng gia đình và cộng đồng. Con số hiện nay chỉ là một phần nhỏ số liệu đã được báo cáo cách đây một thập kỷ nhưng không thể chấp nhận được vì một liệu trình điều trị hiệu quả cho bệnh phong-liệu pháp đa thuốc hoặc MDT đã được đưa ra từ những năm 1980s và có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phong. Ngày Thế giới phòng chống phong (World Leprosy Day) vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 1, tập trung vào mục tiêu không có trường hợp nào bị tật nguyền do bệnh phong ở trẻ em, khuyết tật không xảy ra trong một đêm mà xảy ra sau một thời gian kéo dài khi bị bệnh mà không được chẩn đoán. Phát hiện sớm là chìa khóa để đạt được mục tiêu này cùng nhân rộng can thiệp dự phòng lây nhiễm bệnh phong. Giải quyết các nhu cầu kinh tế-xã hội của các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng và thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm chấm dứt sự kỳ thị thường là lý do cho việc chẩn đoán muộn là rất quan trọng. Cần thiết tiếp cận đa ngành để chống lại sự kỳ thị bệnh phong hiệu quả, theo đó các cơ quan y tế cần tiếp cận những người và cộng đồng bị ảnh hưởng bệnh phong trong chương trình của họ. Pháp luật hoặc quy định phân biệt đối xử với người bệnh phong nên được bãi bỏ thay vì huy động một tiếng nói chung để đối phó với thái độ xã hội có hại, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự nên mở các chiến dịch phản đối sự kỳ thị liên quan đến bệnh phong để xóa bỏ phân biệt đối xử đối với những người bị bệnh phong và gia đình của họ. Chừng nào sự lây truyền bệnh phong và các khuyết tật có liên quan còn tồn tại thì sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn và ngược lại, Ngày Thế giới phòng chống bệnh phong là một cơ hội cho các cam kết mới làm cho nhân loại thoát khỏi căn bệnh gây ra khuyêt tật một cách sớm nhất.
|