Ngày Thế giới phòng chống Lao năm 2017
Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Ngày Thế giới phòng chống Lao (World TB Day) được tổ chức vào 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về gánh nặng bệnh lao (TB) toàn cầu cùng các nỗ lực phòng chống và chăm sóc bệnh lao, đồng thời là cơ hội để huy động các cam kết chính trị và xã hội vì sựtiến bộ hơn nữa trong các nỗ lực để chấm dứt bệnh lao.
Năm 2017 là năm thứ hai của chiến dịch kéo dài 2 năm với chủ đề “Đoàn kết để chấm dứt bệnh lao”(Unite to End TB), nhân ngày thế giới phòng chống lao năm nay WHO sẽ tập trung đặc biệt về các nỗ lực đoàn kết nhằm “Không để một ai bị bỏ lại phía sau” (Leave No one Behind) bao gồm các hành động để giải quyết tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, cách ly xã hội và vượt qua những rào cản để tiếp cận chăm sóc.Chương trình nghị sự phát triển bền vững bao trùm nguyên tắc bảo đảm không để ai bị bỏ lại phía sau trong một nỗ lực để chuyển biến thế giới và cải thiện cuộc sống cho người dân ngày càng tốt hơn, giải quyết các nhu cầu sức khỏe của những người thiệt thòi, những người bị cách ly với xã hội, những người không nằm trong tầm với của hệ thống y tế nghĩa là cải thiện tiếp cận các dịch vụ y tế cho tất cả mọi người là cần thiết để đạtmục tiêu chấm dứt TB vào năm 2030 như một phần của các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc (UN) và Chiến lược chấm dứt TB của WHO.Ngày thế giới phòng chốnglao cung cấp nền tảng cho người dân và các cộng đồng bị ảnh hưởng, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, các nhà hoạch định chính sách, các đối tác phát triển và những tổ chức khác ủng hộ, thảo luận và có kế hoạch hợp tác hơn nữa nhằm hoàn thành lời hứa bao phủ cho tất cả mọi người với các dịch vụ chăm sóc và phòng chống TB có chất lượng cũng như tạo điều kiện phòng chống bệnh lao thông qua những nỗ lực phát triển hợp tác đa ngành. Tóm tắt (Background) Năm ngoái, WHO cho biết khoảng 10,4 triệu người bị bệnh lao và có 1,8 triệu người chết do lao vào năm 2015 làm cho nó trở thành là bệnh nhiễm trùng gây chết người hàng đầu trên thế giới. Bệnh này ăn sâu ở những quần thể nơi mà nhân quyền và nhân phẩm còn hạn chế, trong khi bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm lao thì bệnh chỉ phát triển mạnh ở những người sống trong nghèo đói, các cộng đồng và các nhóm bị gạt ra ngoài lề xá hội, và những quần thể dễ bị tổn thương khác. Quần thể này bao gồm: người di cư, người tị nạn, người dân tộc thiểu số, những người thợ mỏ và những người khác làm việc và sống trong các nơi dễ có nguy cơ, người già, phụ nữ và trẻ em bị thiệt thòi tại nhiều nơi... Các yếu tố như suy dinh dưỡng, môi trường vệ sinh kém và nhà ở nghèo nàn, cộng thêm các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá và uống rượu, và bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến tính dễ tổn thương với TB và tiếp cận với chăm sóc. Hơn nữa, việc tiếp cận này thường bị cản trở bởi chi phí quá lớn liên quan đến bệnh, tìm kiếm và ở lại chăm sóc, và thiếu sự bảo trợ xã hội, dẫn đến một vòng luẩn quẩn của nghèo đói và bệnh tật. Sự lây lan bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) làm trầm trong thêm những mối quan ngại này.
|