|
Chủ đề chiến dịch 2 năm của WHO “Đoàn kết chấm dứt bệnh lao”(Unite to End TB) |
Tiến tới chấm dứt bệnh lao toàn cầu vào năm 2030: “Không để ai còn lại phía sau”
Chiến lược chấm dứt bệnh lao (End TB Strategy) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là một trong những chỉ tiêu SDGs của Liên Hiệp Quốc (UN) cần phải đạt được đến năm 2030, nhân ngày thế giới phòng chống lao 24/3/2017 WHO đã đưa ra thông điệp “Không để ai còn lại phía sau” (Leave no one behind) và ban hành “Hướng dẫn tiêu chuẩn đạo đức bảo vệ quyền của bệnh nhân lao” (WHO issues ethics guidance to protect rights of TB patients) trong khi gánh nặng bệnh lao vẫn tước đoạt 5.000 mạng sống mỗi ngày trên khắp toàn cầu. Gánh nặng bệnh lao, lao đồng nhiễm HIV và lao đa kháng thuốcGánh nặng bệnh laoTheo WHO, đến nay lao (TB) vẫn là bệnh truyền nhiễm hàng đầu thế giới tước đi 5 000 mạng sống mỗi ngày trong đó gánh nặng cao nhất ở cộng đồng đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế-xã hội (face socio-economic challenges) như dân di cư (migrants), người tị nạn (refugees), tù nhân (prisoners), người dân tộc thiểu số (ethnic minorities), người khai thác mỏ (miners); phụ nữ, trẻ em, người già, những người phải sống và làm việc trong môi trường có nguy cơ dễ bị tổn thương. Hệ quả nghèo đói, suy dinh dưỡng, nhà ở và vệ sinh kém, kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác như HIV, thuốc lá, sử dụng rượu bia và tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ bệnh lao làm họ khó tiếp cận chăm sóc hơn, nhất là khi hơn 1/3 (4,3 triệu) người mắc bệnh lao được phát hiện không báo cáo hoặc không được báo cáo, một số người không nhận được sự chăm sóc nào cả và những người khác tiếp cận được với chất lượng đáng ngờ. TS. Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO cho biết: "Bệnh lao đã làm cho một số người nghèo nhất thế giới gặp khó khăn nhất, WHO quyết tâm giúp họ vượt qua sự kỳ thị, phân biệt đối xử và những rào cản khác ngăn cản rất nhiều người trong số họ nhận được những dịch vụ mà họ rất cần". Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ hai toàn cầu sau HIV/AIDS, thống kê của WHO năm 2010 cho thấy trên thế giới có 8,8 triệu người bị bệnh lao và 1,4 triệu người tử vong do lao, trong đó Việt Nam khoảng 180.000 ca bệnh lao mỗi năm (199/100.000 dân). Trên 95% số ca tử vong do lao toàn cầu xảy ra ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình, bệnh lao nằm trong số 3 bệnh gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44. Báo cáo bệnh lao toàn cầu của WHO năm 2016 cho thấy dịch bệnh TB lớn hơn so với ước tính trước đây qua giám sát và khảo sát dữ liệu mới từ Ấn Độ nhưng số ca tử vong do lao và tỷ lệ mắc lao tiếp tục giảm trên phạm vi toàn cầu cũng như Ấn Độ. Trong năm 2015, ước tính 10,4 triệu ca mắc lao mới (new TB cases) hay hiện mắc (incident)lao trên toàn thế giới, trong đó có 5,9 triệu (56%) là nam giới, 3,5 triệu (34%) nữ giới và 1,0 triệu (10%) trẻ em; những người đồng nhiễm với HIV chiếm 1,2 triệu (11%) của tất cả các trường hợp lao mới. Trong đó 6 quốc gia (Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Nigeria, Pakistan và Nam Phi) chiếm 60% các trường hợp lao mới do vậy WHO cho rằng tiến bộ xóa bỏ bệnh lao toàn cầu phụ thuộc vào kết quả tích cực phòng chống lao và mức độ quan tâm đầu tư của các quốc gia này. Trên thế giới, tốc độ giảm mắc bệnh lao vẫn chỉ ở mức 1,5% trong 2 năm 2014-2015, do đó cần được tăng tốc mức giảm hàng năm để đạt tỷ lệ giảm 4-5% vào 2020 nhằm tiến tới những cột mốc đầu tiên trong Chiến lược toàn cầu chấm dứt bệnh lao của WHO. WHO cho biết khủng hoảng lao đồng nhiễm HIV và lao đa kháng thuốc hiện nay làm cho cuộc chiến chấm dứt bệnh lao thêm khó khăn hơn
Lao đồng nhiễm HIV và lao đa kháng thuốcWHO cho biết đối mặt với dịch bệnh lao đã là một khó khăn nhưng khủng hoảng lao đồng nhiễm HIV và lao đa kháng thuốc hiện nay (MDR-TB) càng làm cho cuộc chiến chấm dứt bệnh lao thêm khó khăn hơn nữa. Theo Báo cáo bệnh lao toàn cầu của WHO 2016, vấn đề đồng nhiễm (co-infected) lao HIV và MDR-TB đang là những trở ngại lớn cho cuộc chiến toàn cầu chấm dứt bệnh lao của WHO đến năm 2030. Theo đó, lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người có HIV, gây ra khoảng 1/4 tổng số ca tử vong ở nhóm này cùng với MDR-TB đã xuất hiện ở hầu hết các nước được khảo sát. Trong 2015, ước tính khoảng 480.000 ca lao mới MDR-TB cộng thêm 100.000 người mắc lao kháng thuốc rifampicin (rifampicin-resistant TB_RR-TB) đồng thời cũng đủ điều kiện điều trị MDR-TB; nhất là 3 nước Ấn Độ, Trung Quốc và Nga chiếm gần 50% trong tổng số 580.000 ca MDR-TB và RR-TB. Báo cáo của WHO cũng cho thấy khoảng 1,8 triệu tử vong do lao trong 2015, cộng thêm 4 triệu tử vong do lao đồng nhiễm với HIV; mặc dù số ca tử vong do lao đã giảm 22% từ năm 2000 đến 2015 nhưng bệnh lao vẫn là 1 trong top 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới năm 2015 cao hơn cả HIV và sốt rét. World Health Organization Publication details Publication date:March 2017 Languages:English ISBN:ISBN 978–92–4-151211–4
Hướng dẫn tiêu chuẩn đạo đức bảo vệ quyền bệnh nhân lao của WHO Ngày 22/3/2017 |GENEVA-WHO ban hành “Hướng dẫn mới về tiêu chuẩn đạo đức bệnh lao” (New tuberculosis (TB) ethics guidance) nhằm hỗ trợ các quốc gia đang thực hiện Chiến lược chấm dứt bệnh lao (End TB Strategy) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức tốt để bảo vệ quyền của tất cả bệnh nhân lao. Hướng dẫn đạo đức mới của WHO đưa ra những vấn đề gây tranh cãi như cách ly bệnh nhân truyền nhiễm, quyền của bệnh nhân lao trong trại giam, các chính sách phân biệt đối xử chống lại người di cư bị bệnh lao nhấn mạnh 5 nghĩa vụ đạo đức quan trọng đối với các chính phủ, nhân viên y tế, các nhà cung cấp chăm sóc, các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và các bên liên quan khác bao gồm cung cấp cho bệnh nhân sự hỗ trợ xã hội mà họ cần để thực hiện trách nhiệm của mình (provide patients with the social support they need to fulfil their responsibilities); tránh việc cô lập các bệnh nhân lao trước khi hết các lựa chọn để tuân thủ điều trị và chỉ trong điều kiện đặc biệt (refrain from isolating TB patients before exhausting all options to enable treatment adherence and only under very specific conditions); cho phép "các quần thể then chốt" tiếp cận cùng một tiêu chuẩn chăm sóc được cung cấp cho các công dân khác (enable “key populations” to access same standard of care offered to other citizens); đảm bảo tất cả các nhân viên y tế hoạt động trong một môi trường an toàn (ensure all health workers operate in a safe environment); nhanh chóng chia sẻ bằng chứng từ nghiên cứu để thông tin cập nhật về chính sách quốc gia và toàn cầu về lao (rapidly share evidence from research to inform national and global TB policy updates). Lao đa kháng thuốc (MDR-TB) là trở ngại lớn trên con đường chấm dứt bệnh lao
WHO cho rằng từ hướng dẫn đến hành động (from guidance to action) các tiêu chuẩn này nhằm bảo vệ nhân quyền, đạo đức và công bằng là những nguyên tắc cơ bản trong Chiến lược chấm dứt bệnh lao của WHO nhưng không dễ áp dụng những nguyên tắc này trong thực tế khi bệnh nhân, cộng đồng, nhân viên y tế, nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác thường phải đối mặt với những mâu thuẫn và những tình huống khó xử về mặt đạo đức. Cuộc khủng hoảng MDR-TB hiện nay cùng những mối đe dọa về sức khỏe càng làm tình hình nổi cộm hơn, TS. Mario Raviglione-Giám đốc Chương trình lao toàn cầu (Global TB Programme) của WHO phát biểu: "Chỉ khi các can thiệp hiệu quả dựa vào bằng chứng được thông báo trong một khuôn khổ đạo đức lành mạnh và tôn trọng nhân quyền, chúng ta mới thành công trong việc đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh lao đầy tham vọng và đạt được sự bao phủ sức khoẻ toàn cầu. Với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) không để ai còn lại phía sau, hướng dẫn chúng tôi đưa ra ngày hôm nay nhằm xác định các tình trạng khó xử về mặt đạo đức trong cung cấp dịch vụ chăm sóc lao và làm rõ các hành động chính có thể được thực hiện để giải quyết". Thông điệp Ngày thế giới phòng chống lao năm 2017 của WHO: “Không để ai còn lại phía sau”
Ngày thế giới phòng chống lao năm 2017: “Không để ai còn lại phía sau”WHO cho biết Ngày thế giới phòng chống lao (World TB Day) tổ chức vào 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về gánh nặng lao toàn cầu cùng các nỗ lực phòng chống và chăm sóc bệnh lao, đồng thời là cơ hội huy động các cam kết chính trị và xã hội vì sự tiến bộ hơn nữa trong nỗ lực chấm dứt bệnh lao. Theo đó, 2017 nối tiếp chiến dịch 2 năm với chủ đề “Chung sức chấm dứt bệnh lao” (Unite to End TB) và thông điệp“Không để ai còn lại phía sau” (Leave No one Behind) gồm các hoạt động giải quyết tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, cách ly xã hội và vượt qua những rào cản tiếp cận chăm sóc. Chương trình nghị sự SDGs bao trùm nguyên tắc bảo đảm không ai còn lại phía sau trong nỗ lực chuyển biến toàn cầu và cải thiện cuộc sống cộng đồng; giải quyết nhu cầu sức khỏe của những người thiệt thòi, bị cách ly xã hội, không có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế là mục tiêu tối thượng tiến tới chấm dứt TB vào 2030 theo SDGs của UNvà Chiến lược chấm dứt TB của WHO. Cùng với đó, Ngày thế giới phòng chống lao còn là cơ sở để người dân và các cộng đồng bị ảnh hưởng, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, các nhà hoạch định chính sách, các đối tác phát triển và những tổ chức khác ủng hộ, thảo luận và có kế hoạch hợp tác hơn nữa nhằm hoàn thành lời hứa bao phủ cho tất cả mọi người với các dịch vụ chăm sóc và phòng chống lao có chất lượng cũng như tạo điều kiện phòng chống bệnh lao thông qua những nỗ lực phát triển hợp tác đa ngành. Ngày thế giới phòng chống lao cũng là cơ hội để huy động cam kết về chính trị và xã hội để tiếp tục tiến bộ trong nỗ lực chấm dứt bệnh lao, WHO cho biết năm nay ngày phòng chống lao thế giới báo hiệu động lực mới ở mức cao nhất với sự công bố của Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu lần thứ I về chấm dứt bệnh lao (Global Ministerial Conference on Ending TB) sẽ được tổ chức tại thủ đô Moscow (Cộng hòa liên bang Nga) vào tháng 11/2017. TS. Ren Minghui, Trợ lý Tổng giám đốc HIV/AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (General HIV/AIDS, Tuberculosis, Malaria and Neglected Tropical Diseases) cho biết: "Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu sẽ nêu bật sự cần thiết tăng cường ứng phó đa ngành với dịch bệnh lao trong bối cảnh SDGs, đồng thời nhấn mạnh hành động toàn cầu chống lại sự kháng kháng sinh phải bao gồm chăm sóc tối ưu, giám sát và nghiên cứu để giải quyết khẩn cấp vấn đề MDR-TB", Hội nghị cũng sẽ thông báo cho Đại hội đồng Liên hợp quốc (UN General Assembly) cuộc họp cấp cao về bệnh lao (high-level meeting on TB) được tổ chức vào năm 2018 Ở Việt Nam gáng nặng bệnh lao vẫn tập trung ở khu vực nông thôn,vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nỗ lực chống lao và quyền lợi bệnh lao ở Việt Nam Ở Việt Nam, Chính phủ coi hoạt động phòng chống lao là một trong những ưu tiên quốc gia, theo dó Chương trình phòng chống lao Quốc gia (National TB Programme_NTP) được thành lập vào năm 1986 đạt độ bao phủ toàn bộ về địa lý vào năm 2000 là một trong những chương trình thành công nhất về kết quả điều trị với tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao (acid-fast bacilli_AFB) dương tính mới liên tục đạt trên 90% từ năm 1998. Tuy vậy, Việt Nam vẫn xếp thứ 12 trong số 20 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và xếp thứ 14 trong nhóm 27 quốc gia có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc (MDR-TB) cao chiếm khoảng 85% số ca bệnh lao kháng thuốc ước tính trên toàn cầu (3.500 ca lao kháng đa thuốc/năm), 7.600 bệnh nhân lao được xác định đồng nhiễm (co-infected) với HIV virus.Chiến lược DOTS (về điều trị có kiểm soát trực tiếp) được áp dụng từ năm 1992.Theo Bệnh viện Phổi Trung ương, mỗi năm cả nước có khoảng 130.000 bệnh nhân mắc lao mới và số người chết do lao trung bình mỗi ngày khoảng 50 người. Trong năm 2015, tổng số bệnh nhân lao các thể được phát hiện là hơn 100.000 người, trong đó có hơn 50.000 bệnh nhân lao phổi tập trung cao ở các tỉnh miền Nam, đó là chưa kể mới chỉ phát hiện được khoảng 70% số người mắc lao, còn 30% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện.Điều tra hiện mắc lao toàn quốc lần thứ nhất (2006-2007) cho thấy tỷ lệ hiện mắc lao AFB dương tính chung cho mọi lứa tuổi ở mức 145/100.000 dân. WHO ước tính Việt Nam có khoảng 180.000 ca bệnh lao mỗi năm (199/100.000 dân). Từ giữa thập niên đầu của thế kỷ này, tỷ lệ phát hiện lao (các thể) đã giảm khoảng 0,8% và giảm 1,7% một năm đối với các ca bệnh lao AFB dương tính mới. Người mắc bệnh lao có quyền được hưởng bảo hiểm y tế
Đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức về quyền của bệnh nhân lao, Bộ Y tế (MOH) đã quy định bệnh lao cũng được liệt kê trong danh sách được hưởng bảo hiểm y tế bao gồmbệnh nhân mắc bệnh lao (lao phổi AFB dương tính; lao phổi AFB âm tính; lao ngoài phổi (xét nghiệm trực tiếp AFB dương tính, có tổn thương trên X quang, kết quả nuôi cấy vi khuẩn lao dương tính, có vi khuẩn lao trong bệnh phẩm lấy từ tổn thương của cơ quan tương ứng, hoặc các xét nghiệm tương đương chẩn đoán xác định).Bệnh nhân nghi mắc lao có triệu chứng ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho khạc đờm hoặc ho ra máu); bệnh nhân có các triệu chứng kèm theo như gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm, đau ngực, đôi khi có khó thở. Bệnh nhân mắc lao tiềm ẩn (nhiễm vi khuẩn lao, có phản ứng Tuberculin hoặc phản ứng IGRA dương tính). Bệnh nhân mắc lao kháng thuốc có tình trạng kháng thuốc chống lao theo hướng dẫn của MOH thuộc một trong những thể kháng đơn thuốc, kháng đa thuốc, đa kháng thuốc, siêu kháng thuốc, kháng Rifampicin, kháng với tất cả các thuốc chống lao. Nhân viên y tế tiếp xúc bệnh lao có quyền được hưởng chế độ nhà nước hiện hành
Cùng với quyền lợi của bệnh nhân lao các cơ sở khám chữa bệnh lao cũng đều được hưởng quyền lợi chăm sóc và phòng chống bệnh lao theo chế độ nhà nước hiện hành như cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã và tương đương, cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương bao gồm cả trung tâm y tế tuyến huyện, cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện có chuyên khoa lao và bệnh phổi tuyến tỉnh; Trung tâm y tế dự phòng có khoa Lao, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội có khoa Lao, Trung Tâm Phòng chống Lao tuyến tỉnh va tương đương đã được cấp phép hoạt động về khám bệnh chữa bệnh. Cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương bao gồm: Bệnh viện phổi trung ương, Bệnh viện trung ương 74, Bệnh viện trung ương 71, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
|