Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 0 7 8 6
Số người đang truy cập
4 4 1
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Việt Nam tăng cường hợp tác với WHO về nhiều lĩnh vực y tế

Ngày 10/4/2017. Chuyến thăm và làm việc của TS. Margaret Chan-Tổng Gám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã mang lại cho ngành y tế tại Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác phát triển toàn diện với WHO để nâng cao chất lượng y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

 

Bộ Y tế Việt Nam và WHO đạt được nhiều thỏa thuận về hợp tác y tế

WHO 10 năm y tế công cộng (Ten years in public health) 2007-2017

TS. Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO đến thăm Việt Nam trong bối cảnh tổ chức này vừa hoàn thành sứ mạng 10 năm y tế công cộng (Ten years in public health) 2007-2017. Vào thời điểm này, WHO phát hành một báo cáo ghi nhận sự tiến bộ y tế công cộng toàn cầu trong thập kỷ bà Chan làm Tổng giám đốc WHO phản ánh một số điểm nổi bật và thách thức về y tế công cộng trong 10 năm qua để xây dựng một tương lai tốt đẹp và lành mạnh hơn cho cộng đồng thế giới, theo đó vai trò chính của WHO là dẫn đắt y tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ để cải thiện sức khoẻ toàn cầu và công bằng hơn. Nhân sự kiện này, Bộ Y tế Việt Nam (MOH) ghi nhận 10 năm qua WHO đã nỗ lực vì một thế giới khỏe mạnh hơn bằng cách thúc đẩy hợp tác, xây dựng niềm tin thế giới hướng tới mục tiêu chung. WHO xây dựng chính sách bao phủ y tế toàn dân làm trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), chuyển đổi trọng tâm từ kiểm soát dịch bệnh sang sức khỏe tổng quát; chuyển từ can thiệp kỹ thuật sang tư vấn chính sách, ưu tiên an ninh sức khỏe toàn cầu và tạo dựng hợp tác chiến lược mới. WHO đã hợp tác với các quốc gia và đối tác toàn cầu hỗ trợ đạt được những thành tựu ấn tượng về chăm sóc sức khỏe tại các quốc gia và cộng đồng. 10 năm qua, WHO đã ứng phó tốt hơn với khủng hoảng dịch bệnh và thảm họa, nâng cao sức khỏe và nâng cao tuổi thọ người dân.

 

Trong 10 năm qua (2007-2017) dưới sự lãnh đạo của TS. Margaret Chan, WHO đạt được nhiều thành tựu về y tế công cộng

WHO hỗ trợ và tư vấn phát triển y tế

Theo Bộ Y tế (MOH), là một trong những quốc gia thành viên của WHO ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được WHO hỗ trợ nhiều mặt để nâng cao chất lượng y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo tài khóa 2016-2017: Tổng vốn ODA: 20.778.000 USD, trong đó kinh phí có sẵn: 11.136.487 USD, kinh phí cần vận động: 9.641.513 USD; phân bổ vốn: 80% ngân sách cho các lĩnh vực ưu tiên, 20% ngân sách cho các lĩnh vực còn lại. Mục tiêu chung: góp phần hỗ trợ ngành y tế Việt Nam thực hiện có hiệu quả “Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu cụ thể bao gồm phòng chống các bệnh lây nhiễm; không lây nhiễm; nâng cao sức khỏe thông qua cải thiện lối sống; tăng cường hệ thống y tế; tăng cường công tác chuẩn bị, giám sát và ứng phó; hỗ trợ triển khai một số nội dung ưu tiên khác của ngành y tế Việt Nam. WHO đánh giá cao Việt Nam đã đạt được các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) về các chỉ tiêu y tế là một trong những mô hình phát triển cho thế giới, nhất là mức thu nhập quốc gia không cao nhưng đã giành GDP (7%) cho y tế, lớn hơn so với nhiều nước khác trong khu vực (5%). Tuy nhiên, WHO cho rằng cần cơ chế quản lý tốt và cần đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó có hệ thống bác sĩ gia đình và sự nhập cuộc của y tế tư nhân; cần chú trọng chăm sóc sức khỏe ban góp phần giải quyết các các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm, nâng cao tuổi thọ người dân, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế và giảm nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm y tế. Theo Tổng Giám đốc WHO, Việt Nam cần có cơ chế tiếp cận đa ngành cho vấn đề này như khi vấn đề tai nạn giao thông được hạn chế cũng chính là nâng cao sức khỏe người dân và tiết kiệm được ngân sách bảo hiểm y tế; hoặc vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được quản lý tốt ngay từ trong sản xuất nông nghiệp cũng là đảm bảo ngăn chặn bệnh và giảm chi phí cho y tế do vậy cần có cách tiếp cận toàn diện để giải quyết vấn đề này.

 

 

Tổng Giám đốc WHO và các thành viên trong đoàn làm việc với Bộ Y tế (MOH)

Hợp tác y tế hướng tới cộng đồng

Theo đánh giá của WHO, Việt Nam là một trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới thực hiện đúng lộ trình MDGs về y tế như giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em; giảm tử vong trẻ em; giảm tử vong bà mẹ; phòng, chống HIV, sốt rét và các bệnh khác; bảo vệ môi trường bền vững, trong đó có nước sạch và vệ sinh. Cùng với đó, Việt Nam đang đẩy mạnh chiến lược bao phủ y tế toàn dân với hơn 81% số dân tham gia bảo hiểm y tế; cải thiện tốt việc tiếp cận thuốc thiết yếu và vaccine thông qua Luật Dược và tăng cường năng lực Cơ quan quản lý quốc gia về vaccine; thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó với dịch bệnh và vấn đề y tế công cộng khẩn cấp… Thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành y tế Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực và đóng góp vào thành công chung của khu vực tây Thái Bình Dương cũng như toàn cầu. TheoKế hoạch phát triển y tế giai đoạn 2016-2020”, Việt Nam tiếp tục xây dựng hệ thống y tế theo hướng chất lượng, công bằng, hiệu quả và bền vững; củng cố và nâng cao hiệu quả của mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, đảm bảo người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường bảo vệ tài chính hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao sức khỏe thể chất của người dân. Mặc dù đã đạt một số thành tựu y tế kỹ thuật cao trong lĩnh vực ghép tạng, nội soi, tế bào gốc, đông tây y kết hợp nhưng thực trạng y tế vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế nên trong thời gian tới Việt Nam cần tăng cường đổi mới y tế cơ sở, đặc biệt ở tuyến xã, thành lập phòng khám bác sĩ gia đình ở thành thị, ở nông thôn phát triển trạm y tế. Theo MOH, hiện nay Việt Nam đang đổi mới y tế toàn diện bao gồm phương thức chi trả theo giá dịch vụ y tế cơ bản. Tuy nhiên, những thách thức đối với Việt Nam hiện nay là kết nối tất cả cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội, chi trả, những thách thức lớn như già hóa dân số, bệnh không lây, bệnh mới nổi trong khi Việt Nam đang ở tốc độ già hóa dân số nhanh nhất châu Á và thế giới đặt ra những thách thức về dân số và phát triển. Sắp tới, Việt Nam sẽ trình lên quốc hội nhằm tăng cường phát triển y tế toàn diện, tập trung vào y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến xã, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo y học gia đình; thành lập các phòng khám, phát triển mạnh các trạm y tế ở nông thôn, đào tạo nhân lực, đưa ra các gói dịch vụ y tế cơ bản.


Bộ trưởng Bộ Y tế làm việc với Tổng Giám đốc WHO

Vai trò và vị thế quốc tế của y tế Việt Nam

Trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, ngành y tế Việt Nam đòi hỏi từng bước nâng cao vị thế y tế quốc tế của mình. Nhiều năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực về an ninh y tế toàn cầu, phối hợp với các nước thế giới khống chế thành công dịch bệnh, chuyển giao khoa học công nghệ y tế hiện đại; đào tạo, trao đổi chuyên gia, hợp tác kỹ thuật. Việt Nam cũng ngày càng thể hiện vai trò của mình tại các diễn đàn quốc tế như ASEAN, APEC, đặc biệt là ủy viên Hội đồng Ban chấp hành WHO nhiệm kỳ 2016-2019 là cơ hội thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế, tranh thủ nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế phục vụ sức khỏe nhân dân hướng đến SDG liên quan đến y tế tại Việt Nam đến năm 2030 với phương châm “không để ai còn lại phía sau”.

 

 

Vai trò và vị thế quốc tế của ngành y tế Việt Nam ngày càng được nâng cao

Thời gian tới, ngành y tế Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với WHOvề nhiều lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn y tế; giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống; hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống y tế hiện đại và hoàn chỉnh, công bằng, hiệu quả và phát triển đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2010-2020 cũng như nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế về y tế. MOH đề nghị WHO tư vấn kỹ thuật đảm nhiệm thành công vai trò thành viên của Hội đồng Ban chấp hành WHO nhiệm kỳ 2016-2019 cùng các nhiệm vụ quốc tế khác đồng thời ủng hộ tiếp nhận các ứng viên Việt Nam làm việc tại WHO và các tổ chức y tế liên quan của UN.Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế trân trọng cảm ơn TS. Margaret Chanvà WHO đã hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ hiệu quả cho ngành y tế Việt Nam suốt thời gian qua cũng như thời gian đến.

Ngày 25/04/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích