Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 0 3 6 4
Số người đang truy cập
3 9 4
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Hưởng ứng Ngày tăng huyết áp thế giới: Hãy biết số đo huyết áp của bạn

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ 2006 Liên đoàn tăng huyết áp thế giới (WHL) phối hợp với Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế (ISH) quy định ngày 17/5 hàng năm là Ngày tăng huyết áp thế giới (World Hypertension Day_WHD) phát hành các thông điệp quan trọng về bệnh tăng huyết áp. Theo đó, chủ đề WHD từ năm 2014 đến nay là “Hãy biết số đo huyết áp của bạn”(Know your Blood Pressure) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tăng huyết áp khắp toàn cầu.

Ngày tăng huyết áp thế giớivà chủ đề WHD qua các năm

Theo WHO tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính với các bệnh tim mạch và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới.Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn số người nhận thức được tình trạng cao huyết áp của mình, những người đang điều trị không được kiểm soát, những người đang điều trị được kiểm soát nên cần tăng cường nỗ lực nâng cao nhận thức và kiến ​​thức về cao huyết áp cũng như các sáng kiến ​​nhằm tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận điều trị đầy đủ và dựa trên bằng chứng.Theo khuyến cáo của WHL huyết áp nên thấp hơn 140/90 mmHg với dân số chung và dân số tăng huyết áp không biến chứng, trong khi với những người có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tínhhuyết áp nên thấp hơn 130/80 mmHg. WHO cho rằng huyết áp cao không thể chữa trị nhưng có thể ngăn ngừa và điều trị giữ huyết áp dưới 140/90 mmHg, kiểm soát đầy đủ huyết áp là biện pháp tiết kiệm chi phí tránh tử vong sớm, nếu điều trị được một nửa dân số tăng huyết áp không được kiểm soát gồm những người được điều trị bằng các giá trị huyết áp tối thiểu và không được điều trị có thể ngăn chặn 10 triệu trường hợp tử vong toàn cầu trong 10 năm do các biến chứng về tim mạch. 


Hình 1

Căn cứ vào thực tế này vào ngày 17/5 hàng năm, WHO phát động WHD như một cơ hội nhấn mạnh sự cần thiết phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết ápnhằm ngăn chặn tử vong do các bệnh tim mạch tùy theo chủ đề phát động từng năm. Theo đó các chủ đề WHD năm 2005 Nâng cao nhận thức về cao huyết áp (Awareness ofhigh blood pressure); năm 2006 Điều trị đạt mục tiêu tập trung giữ cho huyết áp được kiểm soát (Treat to goal with a focus o­n keeping blood pressure under control); năm 2007 Chế độ ăn uống lành mạnh, huyết áp ổn định (Healthy diet, healthyblood pressure); năm 2008 Đo huyết áp của bạn ... ở nhà (Measure your blood pressure…at home); năm 2009 Muối và tăng huyết áp - hai sát thủ thầm lặng (Salt and High Blood Pressure - Silent Killers); năm 2010 Trọng lượng khỏe mạnh- Huyết áp ổn định’ (Healthy Weight - healthyblood pressure); năm 2011 l‘Hãy biết số đo huyết áp của bạn và mục tiêu huyết áp của bạn’ (Know your numbers and target your blood pressure);năm 2012 Lối sống lành mạnh, huyết áp ổn định’ (Healthy lifestyle - healthy blood pressure); năm 2013 Nhịp tim ổn định - huyết áp ổn định (Healthy heart beat - healthy blood. pressure); từ năm 2014 đến nay‘Hãy biết số đo huyết áp của bạn(Know your blood pressure/Know your numbers).


Hãy thường xuyên kiểm tra số đo huyết áp của bạn

Tất cả các chủ đềnày của chiến dịch WHD hàng năm nhằmtập trung khuyến khích cộng đồng kiểm tra thường xuyên huyết áp tối thiểu một lầnmỗi năm, khuyến khích người bị tăng huyết áp thường xuyên đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe và điều trị phù hợp; tuyên truyền tất cả mọi người, nhất là thanh niên và lớp trẻ duy trì trọng lượng và cholesterol máu ở mức bình thường,huyết áp bình thường, sống lành mạnh, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên; vận đôngcộng đồng từ bỏ những thói quen xấu như uống rượu, không vận động, chế độ ăn uống nhiều dầu và chất béo, chiên và chế độ ăn uống nhiều gia vị, hút thuốc lá, béo phì, thừa cân; khuyến khích cộng đồng kiểm tra thường xuyên sức khỏe và huyết áp thông qua các dịch vụ kiểm tra huyết áp. Nâng cao nhận thứccộng đồng phổ biến về huyết áp, huyết áp cao, các biến chứng của nó;cách duy trì huyết áp bình thường, trọng lượng và phong cách sống lành mạnh;yêu cầu các chuyên gia y tế điều trị phù hợp và kiểm tra thường xuyên bệnh nhân của họ; xây dựng nhiều bệnh viện và trung tâm y tế chuyên sâu về các NTDs dễ bị tổn thương; tăng cường phát hiện sớm, phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp động mạch trong quần thể cộng đồng dễ bị tổn thương. 


Tăng huyết áp được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng"

Gánh nặng tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể gây biến chứng khác nhau trong cơ thể và dẫn đến nguy cơ lớn cho các bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, rối loạn mắt, hôn mê dẫn đến tử vong. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính cho sự đau đớn và tử vong do hậu quả của các biến chứng tim mạch sớm và là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật toàn cầu,đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu cục bộ và đột quỵ.Các biến chứng khác không kém phần quan trọng là thiếu kiểm soát huyết áp ở các bệnh tim giãn, suy tim và loạn nhịp tim.Theo WHO, hiện nay trung bình 4/10 người trưởng thành bị tăng huyết áp, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch nhiều gấp 4 lần tổng số tử vong của 3 bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong do tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp trên 7 triệu người. WHO ước tính năm 2000, thế giới có 972 triệu người bị tăng huyết áp và dự báo con số này khoảng 15,6 tỷ người vào năm 2025. Tỷ lệ cao huyết áp đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua ở tất cả các tầng lớp xã hội,WHO ước tính khu vực châu Mỹ 20% đến 40% dân số trưởng thành bị cao huyết áp, ở phạm vi toàn cầu chỉ có 57% số người bị cao huyết áp biết tình trạng của họ; 40,6% được điều trị thuốc hạ huyết áp nhưng chỉ có 13,2% đạt được huyết áp. Đặc biệt, vẫn còn một khoảng trống (gap) giữa số bệnh nhân tăng huyết áp, tiếp cận điều trị và thành công trong kiểm soát là điểm nhấn ở các nước có mức thu nhập trung bình và thấp, nơi có 80% gánh nặng do bệnh tim mạch. 


Gánh nặng tăng huyết áp tại Việt Nam và biện pháp phòng ngừa

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế (MOH) năm 2000 có khoảng 16,3% người trưởng thành bị tăng huyết áp đến năm 2009 tỷ lệ này là 25,4% và năm 2016 đã tăngtới mức báo động đỏ 48%.Hiện nay cả nước có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp tức là cứ trong 5 người trưởng thành thì có 1 người tăng huyết áp làm hàng trăm ngàn người bị tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm dẫn đến các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm 33% tổng số tử vong toàn quốc nhưng gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.Theo thống kê năm 2015 của Hiệp hội tim mạch Việt Nam, trên 5.454 người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành cả nướcbị tăng huyết áp. Các kết quả điều tra cho thấy 23,2 triệu (52,8%) người huyết áp bình thường; 20,8 triệu(47,3%) người cao huyết áp. Trong số những người bị tăng huyết áp có 8,1 triệu (39,1%) người không được phát hiện; 0,9 triệu(7,2%) người tăng huyết áp không được điều trị; 8,1% triệu (69,0%) người bị tăng huyết áp chưa được kiểm soát.Bệnh tăng huyết áp được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” vì không có những triệu chứng điển hình,không phải lúc nào người bị cao huyết áp cũng thấy biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, đau đầu, ù tai,…


Hình 5

Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp

Trong nhiều nguyên nhân và điều kiện tăng huyết áp người ta chú trọng đến chế độ ăn uống không lành mạnh như lượng đường máu không kiểm soát dễ dẫn đến các bệnh tim, tiểu đường vàung thư. Từ đó,tỷ lệ béo phì tăng gấp đôi và số người bị đái tháo đường cũng gia tăng nhanh trong vòng vài chục năm qua là nguyên nhân gây tăng huyết áp và có nguy cơ cao mắc các bệnh tim, ung thư, đột quỵ và Alzheimer. Chế độ ăn mặnnhiều muối natri chlorure nguy cơ tăng huyết áp cao, đặc biệt là ở những người có thói quen ăn nhiều muối từ nhỏ sẽ có nguy cơ tăng huyết áp lúc trưởng thành do vậynhiều người tăng huyết áp nhẹ chỉ cần giảm bớt muối trong chế độ ăn cũng có thể điều trị được bệnh, một nghiên cứu bằng chứng cho thấy nếu chế độ ăn nhạt dưới 6 gam muối/24 giờ có thể làm giảm được huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mmHg.Uống bia rượu quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp; hút thuốc lácó nhiều chất kích thích như nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp. Rối loạn mỡ máugồm các chất béo hoặc lipid (cholesterol và triglycerid) trong máu cao là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạchlàm hẹp lòng mạch cung cấp máu cho tim và các tạng trong cơ thểlàm tăng huyết áp. Trọng lượng cơ thể cũng tương quan thuận với tăng huyết áp, theo đóngười béo phì hoặc tăng trọng lượng cơ thể theo tuổi cũng gây tăng huyết áp.Những người bị bệnh mắc bệnh đái tháo đường có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp đôi so với người không bị bệnh đái tháo đường do đó khi bị đái tháo đường cần điều trị bệnh tích cực góp phần khống chế tăng huyết áp kèm theo.Tuổi cao và ít vận động thể lực cũng là nguy cơ của tăng huyết ápdo thành mạch bị lão hóa và xơ vữa, giảm tính đàn hồilàm huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu tăng cao hơn do đó cầnthiết lập một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, hạn chế ăn nhiều chất béo và các chất kích thích, vận động thể lực hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.Cùng với đó, tăng huyết áp còn có thể do di truyền nếu trong gia đìnhthế hệ trước bị tăng huyết áp thì thế hệ sau cũng có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn;những người bị căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức hay bị stress cũng dễ tăng huyết áp.


Tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng là yếu tố nguy cơ cao tăng huyết áp

Ngoài các nguyên nhân trên điều kiện môi trường cũng làm tăng huyết áp, theo một kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí European Heartô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng làm tăng huyết ápdo tiếp xúc trong thời gian dài tại các khu vực đô thị có thể dẫn đến các bệnh tai biến mạch máu não và đột qụy.Các nhà nghiên cứuđã theo dõi hơn 41.000 người tại 5 quốc gia bao gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha trong thời gian từ 5-9 năm thông qua việc kiểm tra chất lượng không khí hàng năm tại mỗi quốc gia theo chu kỳ 2 tuần/lần từ năm 2008-2011phát hiện thấy khu vực càng ô nhiễm không khí nhất là bụi sẽ có nguy cơ cao huyết áp hơn so với những người sống ở các khu vực ít ô nhiễm hơn; nghiên cứu này cũng cho thấy hơn 6.200 người (15%) số người tham gia nghiên cứu trên không mắc cao huyết áp trong giai đoạn được theo dõi nhưng lại bắt đầu có triệu chứng cao huyết áp hoặc phải dùng thuốc hạ huyết áp vào sau thời gian nghiên cứu.Bên cạnh đó, ô nhiễm tiếng ồntừ hoạt động giao thông với những người ở các tuyến phố đông đúc về đêm, nguy cơ tăng huyết áp cao hơn trung bình 6% so với những người sống ở khu vực có độ ồn thấp hơn ít nhất 20%.

  
Bộ trưởng Bộ Y tế phát động WHD 17/5/2017 tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Việt Nam hưởng ứng WHD năm 2017

Hưởng ứng WHD, ngày 13/5/2017 tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội);MOH đã phối hợp với WHO, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan hữu quan tổ chức mít tinh cùng các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống hiệu quả tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. MOH cho biếtgánh nặng tăng huyết áp ở Việt Nam cũng như toàn cầu là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu cho các bệnh không lây nhiễm (NCDs), đặc biệt là bệnh tim mạch do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Theo MOH,năm 2015 có 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia và gần một nửa uống ở mức nguy hại; hơn một nửa dân số ăn thiếu rau/trái cây; người dân ăn muối nhiều gấp đôi so với khuyến nghị của WHO và có khoảng 1/3 người trưởng thành thiếu hoạt động thể lựlà những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp hoặc tiến triển biến chứng tim mạch.Từ thực trạng và tính nguy cấp của tăng huyết áp cũng nhưNCDs, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và NCDs giai đoạn 2015-2025, trong đó có kiểm soát tăng huyết áp và tim mạch. MOH đang tăng cường phối hợp để xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, giảm tiêu thụ muối ở cộng đồng, bảo đảm dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho người dân. Tuy nhiên, phòng, chống tăng huyết áp không phải là nhiệm vụ của riêng ngành y tế vì còn liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, đòi hỏi phải có sự chung tay của nhiều ngành và lĩnh vực, nhất là vai trò quan trọng của truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng.


Bộ trưởng Bộ Y tế đo huyết áp tại bàn cùng người dân xã Phù Linh

Để phòng chống nguy cơ tăng huyết áp, MOH khuyến cáo cộng đồng có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình; tăng cường ăn rau và trái cây; giảm ăn muối xuống dưới 5g/ngày; tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày; không hút thuốc, hạn chế rượu bia; đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Mỗi người hãy nhớ số đo huyết áp của mình; người bị tăng huyết áp nên tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.

Ngày 16/05/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích