Phiên họp Đại Hội đồng Y tế thế giới lần thứ 70 (WHA 70)
Ngày 22/5/2017 | GENEVA. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phiên họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA 70) đang diễn ra tại Geneve từ 22/5 - 31/5/2017 với nhiều nội dung quan trọng bao gồm bầu Tân Tổng Giám đốc WHO nhiệm kỳ 5 năm (2017-2022) cùng các chương trình nghị sự y tế toàn cầu về chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh. WHA 70 có sự tham dự của đại biểu đến từ các quốc gia thành viên của WHO cùng nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể và đối tác góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Theo Bộ Y tế (MOH), đoàn đại biểu y tế Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đã có mặt tham dự hội nghị. Theo chương trình nghị sự, các nước thành viên thông qua các nghị quyết trong ủy ban trước khi chính thức thông qua trong phiên họp toàn thể cuối cùng của WHA 70. | Chủ tịch đoàn phiên họp WHA 70 tại Geneva |
Trụ sở WHO tại Geneva, nơi diễn ra WHA 70
Chương trình nghị sự Theo Chương trình nghị sự WHA 70, sau khi bầu Tân Tổng Giám đốc WHO hội nghị sẽ tập trung bàn thảo 5 nhóm vấn đề y tế toàn cầu bao gồm (i) chuẩn bị, giám sát và ứng phó với các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp, kháng kháng sinh, thanh toán bệnh bại liệt, thực hiện điều lệ y tế quốc tế (IHR), rà soát khung kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với đại dịch cúm; (ii) tăng cường hệ thống y tế giải quyết các vấn đề nguồn lực y tế, hiến máu và mô tạng, vấn đề thiếu và tiếp cận với thuốc và vắc xin trên toàn cầu, sở hữu trí tuệ, thuốc giả và thuốc không đạt chất lượng, sức khỏe người di cư; phòng chống bệnh truyền nhiễm thông qua kế hoạch toàn cầu về vắc xin, ứng phó với các bệnh do véc tơ truyền; (iii) phòng chống các bệnh không lây nhiễm (NCDs) như suy giảm trí nhớ, béo phì, phòng chống ung thư, phòng chống điếc và suy giảm thính giác; (iv) tăng cường sức khỏe trong suốt các giai đoạn của cuộc đời; (v) các vấn đề nhân sự, tài chính, hành chính và cải cách WHO.
Nguyên Tổng Giám đốc WHO TS. Margaret Chan
Nguyên Tổng Giám đốc WHO nói lời tạm biệt Đây cũng là kỳ họp cuối cùng của Tổng Giám đốc WHO TS. Margaret Chan, trong suốt 2 nhiệm kỳ 10 năm 2007-2017 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và cống hiến hết mình cho sự nghiệp của WHO cùng nhiều thành tựu chăm sóc sức khỏe toàn cầu.Trong bài phát biểu cuối cùng tại phiên khai mạc WHAvớicương vị Tổng giám đốc WHO, TS. Margaret Chan khuyên các đại biểu tham dự tiếp tục định hình tương lai của tổ chức này và kêu gọi làm giảm bất bình đẳng như một nguyên tắc đạo đức hướng tới sự công bằng, nên cải thiện việc thu thập dữ liệu y tế để xây dựng các chiến lược y tế quốc gia mang tính thiết thực và cótrách nhiệm hơn.Bà cảm ơn WHA cùng các quốc gia thành viên đã tín nhiệm bầu chọn bà làm Tổng giám đốc WHO 2 nhiệm kỳ từ hơn 10 năm trước, bà đã cống hiến không mệt mỏi trên cương vị người đứng đầu WHO và hứa sẽ tiếp tục làm việc hết minh vìsức khỏe toàn cầu sau khi rời cương vị Tổng Giám đốc. Đặc biệt, bà đã phát hành một ấn phẩm về sứ mạng 10 năm y tế công cộng của WHO (Ten years in public health) 2007-2017đánh giá tình trạng sức khoẻ cộng đồng trong suốt chặng đườngnăm bà làm Tổng Giám đốc.
Chân dung Tân Tổng Giám đốc WHO nhiệm kỳ 2017-2022
Chân dung Tân Tổng giám đốcWHO mới đắc cử Chương trình nghị sự WHA 70 có nội dung hết sức quan trọnglà bầu Tổng Giám đốc WHO nhiệm kỳ mới (2017-2022) từ 3 ứng viên của Anh Quốc (UK), Pakistan và Ethiopia đã được đưa vào danh sách bầu chọn tại WHA. Trước khi bầu cử, mỗi ứng viên phải có bài thuyết trìnhtrực tuyến 15 phút tại phiên họp toàn thể WHA 70 theo thứ tự TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus của Ethiopia;TS. David Nabarro của UK và TS. Sania Nishtar của Pakistan. Sau đó, cuộc bầu cử sẽ diễn ra bằng cách bỏ phiếu kín và kết quả sẽ được thông báo khi tiến trình đã hoàn tất, Tân Tổng giám đốc sẽ có bài tuyên thệ trong buổi lễ ra mắt được phát rộng rãi trên website của WHO.
3 ứng viên Tổng Giám đốc WHO (2017-2022) từ trái qua phải TS. David Nabarro của UK,TS. Sania Nishtar của Pakistan vàTS. Tedros Adhanom Ghebreyesus của Ethiopia. Kết quả sau 3 vòng bỏ phiếu, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, sinh ngày 03/03/1965 quốc tịch Ethiopia đã xuất sắc vượt qua 2 ứng cử viên còn lại với số phiếu áp đảo để trở thành Tổng Giám đốc WHO nhiệm kỳ mới (2017-2022). Trước khi được bầu làm Tổng giám đốc WHO, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus từng là Bộ trưởng Bộ Y tế Ethiopia (2005-2012) với nhiều nỗ lực cải cách toàn diện hệ thống y tế quốc gia Ethiopia như mở rộng cơ sở hạ tầng 3.500 trung tâm y tế và 16.000 trạm y tế; phát triển nguồn lực y tế thêm 38.000 nhân viên; mở rộng phạm vi bao phủ y tế vàđiều chỉnh cơ chế tài chính phù hợp nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Trong thời kỳ làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ethiopia (2012-2016), ông đã lãnh đạo nỗ lực đàm phán Chương trình hành động Addis Ababa, theo đó 193 nướcthành viên của Liên hợp Quốc (UN) cam kết kinh phí cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Tân Tổng Giám đốc WHO ra mắt cùng Nguyên Tổng giám đốc WHO và Chủ tịch WHA Ngoài ra, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quỹ toàn cầu (GF) phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét; Chủ tịch của Hội đồng quản trị Đối tác đẩy lùi sốt rét (RBM); đồng chủ tịch Hội đồng Quản trị về sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em.Dù ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển các tổ chức này,đặc biệt là xây dựng "Kế hoạch hành động sốt rét toàn cầu" (Global Malaria Action Plan), đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động của RBM từ Châu Phi tớichâu Á và Châu Mỹ Latinh.Với kết quả bầu chọn này, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ chính thức kế nhiệm vai trò Tổng Giám đốc WHO từ TS. Margaret Chan từ 1/7/2017-1/7/2022.Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ông cam kết sẽ nỗ lực hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên cải tổ bộ máy hoạt động WHO đảm bảo hỗ trợ các nước tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
Đoàn đại biểu y tế Việt Nam tham dự WHA 70
Các chủ đề quan trọng của WHA 70 Theo chương trình nghị sự những ngày tiếp theo, các đại biểu tham dự WHA 70 sẽ phê duyệt ngân sách chương trình của WHO 2018-2019 và thảo luận hành loạt vấn đề y tế để trên cơ sở đó đưa ra những quyết định liên quan đến dáp ứng của WHO với các trường hợpy tế khẩn cấp toàn cầu theo Điều lệ y tế quốc tế (International Health Regulations_IHR) và Sẳn sàng phòng ngừa đại dịch cúm (Pandemic Influenza Preparedness). Các cuộc thảo luận quan trọng sẽ diễn ra liên quan đến bệnh bại liệt (polio), kháng kháng sinh (antimicrobial resistance), tiếp cận thuốc và vaccine (access to medicines and vaccines), sức khoẻ người tỵ nạn và di cư tự do (the health of refugees and migrants), cải thiện kiểm soát vector (improving vector control); sức khoẻ vị thành niên và quản lý hóa chất (adolescent health and chemicals management). WHA 70 cũng sẽ xem xét một số chủ đề liên quan đến các bệnh không lây nhiễm (NCDs) bao gồm bệnh sa sút trí tuệ (dementia), ung thư (cancer) và chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Đại Hội đồng UN(UN General Assembly High-Level Meeting) về NCDs được tổ chức vào tháng 9/ 2018.
|