Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 1 0 1 3
Số người đang truy cập
4 8 3
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Muốn hài hòa với thiên nhiên trước hết hãy bảo vệ thiên nhiên

Chúng ta vừa chứng kiến Ngày môi trường thế giới (World Environment Day_WED) vào 5/6/2017 do Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức với chủ đề 'Kết nối con người với thiên nhiên' (Connecting People to Nature) và "Tháng hành động vì môi trường” do Bộ Tài nguyên và môi trường (MONRE) phát động với chủ đề 'Sống hài hòa với thiên nhiên’ nhưng thật trớ trêu đó cũng chính là thời điểm mà Việt Nam phải hứng chịu trận nóng kỷ lục gần 420C trong gần 5 thập kỷ qua như phải trả giá cho ‘cơn cuồng nộ thiên nhiên’ khi môi trường bị chính con người phá hủy nghiêm trọng, vậy muốn hài hòa với thiên nhiên trước hết phải bảo vệ thiên nhiên.

Chủ đề "Ngày môi trường thế giới" (WED) năm 2017 của UNEP cũng như "Tháng hành động vì môi trường" tại Việt Nam của MONRE nhằm nhắc nhở mọi người hãy gần gũi với thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp và tầm quan trọng của thiên nhiên để tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ thiên nhiên tức bảo vệ màu xanh trái đất chúng ta cùng chia sẻ (get outdoors and into nature, to appreciate its beauty and its importance, and to take forward the call to protect the Earth that we share). Theo đó, chủ đề năm nay nhấn mạnh nâng cao nhận thức con người là một phần của thiên nhiên và sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Tuy nhiên, khi WED kêu gọi mọi người sống thân thiện với thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên thì thiên nhiên lại đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng do chính bản thân con người gây ra, đó cũng chính là cái giá phải trả cho "những cơn cuồng nộ của thiên nhiên" trong vài thập kỷ gần đây. Vậy muốn sống hài hòa với thiên nhiên trước hết chúng ta phải bảo vệ thiên nhiên.


Chủ đề WED của UNEP


Thông điệp WED của MONRE

Thông điệp WED 2017: Hãy kết nối và thân thiện với thiên nhiên

                  Theo UNEP, Ngày môi trường thế giới (WED) là sự kiện bảo vệ môi trường lớn nhất được tổ chức vào 5/6 hàng nămdành cho tất cả mọi người trên khắp hành tinh hành động vì môi trường. Kể từ lần đầu tổ chức năm 1972 đến nay, hàng ngàn hoạt động bảo vệ môi trường trong cộng đồng toàn cầu đã diễn ra từ làm sạch phố phường(neighbourhood clean-ups) đến chống tội phạm săn bắt động vật hoang dã (against wildlife crime), tái trồng rừng (replanting forests)... Mục đích của WED là thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới cùng sự quan tâm chính trị từ chính phủ các quốc gia về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và khuyến khích hành động bảo vệ môi trường, từ sự kiện mang tính nhân văn này dường như cộng đồng trở thành hạt nhân tích cực bảo vệ môi trường một cách bền vững và hiệu quả. UNEP là cơ quancủa Liên Hợp Quốc (UN) có trụ sở tại Nairobi, Kenya được giao nhiệm vụ tổ chức sự kiện thường niên này, mỗi năm UNEP chọn một thành phố làm nơi tổ chức WED, chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP phát động sự kiện này trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, năm 2017 nước chủ nhà Canada được chọn làm nơi phát động WED; chủ đề, thông điệp và lôgô được chọn làm trọng tâm tài liệu tuyên truyền WED cũng như các hoạt động cổ động tại gần 200 quốc gia thành viên của UN.Chủ đề năm nay kêu gọi nâng cao nhận thức con người là một phần của thiên nhiên và sống phụ thuộc vào thiên nhiên, khuyến khích mọi người tìm thấy niềm cảm hứng từ thiên nhiên để từ đó có những trải nghiệm thú vị và trân trọng mối quan hệ sống còn này (vital relationship).


Thiên nhiên góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính

Giá trị của thiên nhiên(The value of nature)

             Trong vài thập kỷ gần đây, những tiến bộ khoa học cùng các vấn đề môi trường như sự nóng lên toàn cầu ngày càng tăng giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của hệ sinh thái tự nhiên quan trọng với đời sống con người thế nào như đại dương, núi rừng và đất đai hấp thụ phần lớn khí thải nhà kính (carbon dioxide và methane); nông dân và ngư dân khai thác thiên nhiên để cung cấp lương thực; các nhà khoa học phát triển các loại thuốc sử dụng nguyên liệu di truyền lấy từ hàng triệu loài sinh vật trên trái đất.Hàng tỷ nông dân thế giới sử dụng thời gian làm việc mỗi ngày 'kết nối với thiên nhiên' và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước tự nhiên và cách mà thiên nhiên cung cấp sinh kế (livelihoods) cho họ dưới dạng đất màu mỡ, họ là những người đầu tiên bị ảnh hưởng bởi các hệ sinh thái (ecosystems) đang bị đe dọa dù là ô nhiễm, biến đổi khí hậu hay khai thác quá mức.Những món quà của thiên nhiên (Nature’s gifts) thường khó trả giá bằng tiền như không khí trong lành thường được coi là "của trời cho" nên dùng vô tội vạ đến khi cạn kiệt nhưng các nhà kinh tế đang phát triển cách đo lường giá trị nhiều ngàn tỷ đô la (multi-trillion-dollar) của 'dịch vụ hệ sinh thái'(ecosystem services) từ côn trùng thụ phấn cây ăn quả trong vườn cây của California đến giải trí, sức khoẻ và lợi ích tinh thần của một cuộc leo lên đỉnh núi Himalayan.


Những trải nghiệm tại công viên hoang dã cùng bao điều thú vị

Dạo chơi công viên(Hit the park)

           WED năm nay là cơ hội lý tưởng để mọi người viếng thăm và thưởng ngoạn công viên quốc gia ngay chính đất nước mình cùng những nơi hoang dã khác, các  đơn vị quản lý công viên ở một số quốc gia có thể noi gương Canada-nước chủ nhà WED năm nay miễn hoặc giảm phí vào cổng vào ngày 5/6 hoặc lâu hơn.Một khi bạn đã đến đó, tại sao không tự thách thức tìm ra 1 loài động vật có vú hiếm, xác định 5 loài bướm hoặc đến góc xa nhất của công viên ghi lại những gì bạn thấy và chia sẻ những bức ảnh về bản thân cùng những khám phá của bạn lên mạng xã hội (facebook) để khuyến khích mọi người khám phá.Bạn có thể gia nhập số lượng ngày càng phát triển các nhà khoa học công dân (citizen scientists), ngày càng có nhiều ứng dụng điện thoại thông minh giúp bạn đăng nhập và kết nối với những người khác có thể xác định các loài, các bản ghi chép cung cấp cho các chiến lược bảo tồn (conservation strategies) và bản đồ tác động của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học (map the effects of climate change o­n biodiversity).


Cuộc sống đồng quê khó khăn nhưng hạnh phúc vì luôn được gần gũi thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên (Nature up close)

Kết nối thiên nhiên bằng tất cả cảm quan thể chất: tại sao bạn không cởi giày đi chân đất để cảm nhận thiên nhiên; tại sao chỉ ngắm nhìn hồ nước đẹp mà không nhảy xuống bơi trong làn nước mát! Hãy cắm trạiqua đêm để trải nghiệm thiên nhiên bắng tai (tính giác) và mũi (khứu giác) của mình.Bạn cũng có thể kết nối với thiên nhiên trong thành phố, nơi mà các công viên lớn là một lá phổi xanh và trung tâm đa dạng sinh học. Hãy góp phần làm xanh môi trường đô thị bằng việc làm xanh đường phố nơi bạn ở hàng ngày hoặc hoặc trồng một chậu cây xanh bên cửa sổ? Bạn có thể thả một con o­ng trên mặt đất hoặc quan sát những sinh vật sống quanh mình.Dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào bạn cũng có thể tham gia nhặt rác hoặc dọn sạch môi trường. Hoạt động của bạn không chỉ diễn ra vào WED 5/6mà phải là hành động thường xuyên để có một thiên nhiên lành mạnh.


Hình 5

Thiên nhiên ngày càng suy thoái do ý thức con người

Biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính

Con người cũng như sinh vật luôn gắn liền với thiên nhiên nhưng thật tiếcthiên nhiên đang ngày càng suy thoái do chính con người, trong vòng 5 thập kỷ gần đây sự phá rừng đến mức triệt hạcùng sử dụng nguyên liệu hóa thạch (than đá) quá mức ở các nước công nghiệp không chỉ làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên, mất đi sự đa dạng sinh học mà còn dẫn đếnhàng loạt thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu toàn cầu. Điển hình nước biển dâng là hậu quả của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường,Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng nhiệt đới, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền không chỉ đóng góp gần 18% sự nóng lên toàn cầu mà còn làm mất điđáng kể diện tích rừng, nơi hấp thụ khí CO2; các ngành sản xuất hóa chất tạo ra khí CFC, HCFC đóng góp 24%; sản xuất nông nghiệp tạo ra khí mêtan (CH4) đóng góp 9%; đặc biệt là tình trạng phát thải khí CO2 gia tăng hàng năm trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch của các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tảilàm nhiệt độ trái đất tăng lên nhanh chóng cùng với các hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thời tiết cực đoan mà trái đất đang phải gánh chịu. Khi nhiệt độ trái đất tăng, khối lượng nước đại dương sẽ nở ra và những khối băng vĩnh cửu tại Greenland và Nam Cực sẽ bị đốt nóng, tan chảy làm mực nước biển có khả năng dâng cao tới 70m. Theo dự báo của IPCC giai đoạn 2010-2039 khi nhiệt độ tăng 100C, mực nước biển dâng cao khoảng 20cm; giai đoạn 2070-2099, khi nhiệt độ tăng 3-400C, mực nước biển dâng thêm khoảng 1m làm cho pha nóng El Nino và pha lạnh El Nina xảy ra trên vùng biển xích đạo-Thái Bình Dương trở nên phức tạp hơn dẫn đến hạn hán và lũ lụt tăng lên do mùa khô kéo dài hơn và lượng mưa nhiều hơn.


Tần suất thảm họa thiên nhiên ngày càng tăng có thể giết chết hàng trăm ngàn người và cuốn phăng đi nhiều thành phố

Theo IPCC, biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất làm cho thiên tai, thảm hoạ ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và quy mô. Đặc biệt trong những năm gần đây do tác động biến đổi khí hậu những trận động đất, sóng thần, siêu bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người, thậm chí phá hủy cả một thành phố. Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra (sóng thần vùng ven biển, các bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới...).


Tác động biến đổi khí hậu với sức khỏe con người và khả năng thíc ứng

Tác động của biến đổi khí hậu với sức khỏe

Về tác động của biến đổi khí hậu với sức khỏe, WHO cho rằng hàng chục nghìn trường hợp tử vong mỗi năm là do thay đổi mô hình và cơ cấu bệnh tật từ các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng và lũ lụt, ô nhiễm cả không khí trong nhà và ngoài trời; các nguồn cung cấp thực phẩm, nước và vệ sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo WHO, trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp mỗi năm, trong đó 60% là ô nhiễm không khí độc hại, đặc biệt với trẻ em < 5 tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất do cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng và hoàn toàn thụ động trước những nguồn ô nhiễm không khí cả trong nhà cũng như ngoài nhà.Tình trạng ô nhiễm không khí toàn cầu ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cộng đồng làm 7 triệu người tử vong mỗi năm, biến đổi khí hậu cũng gây ra hàng chục ngàn ca tử vong hàng năm do các nguyên nhân khác nhau. WHO dự đoán biến đổi khi hậu sẽ còn gây ra thêm 25.000 ca tử vong mỗi năm từ sốt rét, tiêu chảy, ứng suất nhiệt và thiếu dinh dưỡng từ năm 2030 đến 2050. Trẻ em, phụ nữ và người nghèo ở các nước thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, làm gia tăng thêm khoảng cách y tế. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), 2 tỷ trẻ em trên thế giới đang phải hít thở bầu không khí độc hại, trong đó 300 triệu trẻ em đang phải tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời cao gấp 6 lần tiêu chuẩn cho phép của WHO. Các kỷ lục của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt, bão, các đợt nắng nóng và cháy rừng đang phá vỡ số lần kỷ lục, gây tử vong hàng chục ngàn người. Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết năm 2015 là năm nóng nhất kế từ khi các kỷ lục bắt đầu vào năm 1880, các năm tới dự báo sẽ còn nóng hơn. Các đợt hạn hán, đặc biệt là tại các quốc gia nghèo nơi mà nền nông nghiệp tự cung tự cấp nhờ vào lượng mưa đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm, bùng phát bệnh dịch tả phát triển do các điều kiện quá nhiều hay quá ít nguồn nước; côn trùng và các vật mang bệnh khác khá nhạy với sự biến đổi nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa; biến đổi khí hậu gây ra bệnh sốt xuất huyết trên phạm vi rộng và có thể xảy ra giống với bệnh sốt rét. Các chuyên gia dự đoán đến năm 2030 biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét, tiêu chảy, strees nhiệt và suy dinh dưỡng.


Diện tích rừng Việt Nam ngày nay không đến 10% làm sao có thể điều hòa được thiên nhiên

Thách thức ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia nhiệt đới được thừa hưởng nguồn thiên nhiên “trời phú”, nếu nhớ lại chừng khoảng vài chục năm trước đây khi bước vào cửa rừng chúng ta đã cảm nhận ngay được bầu không khí mát lạnh như trong hang đá, xung quanh suối chảy róc rách với hàng đàn cá lội bơi dưới ánh nắng xuyên qua kẽ lá làm vẻ đẹp thêm huyền ảo.Nhưng thật tiếc rằng đến naynhững vẻ đẹp thiên nhiên này chỉ còn là ký ức thay vì những cánh rừng trơ trụi, những dòng suối khô cạn và đất đai cằn cỗi. Sự triệt hạ đến 90% diện tích rừng vì các lợi ích kinh tế và mưu sinh, các dòng sông lớn nhỏ bị chia cắt ngăn đập nhiều tầng để làm thủy điện, thủy lợi đã làm khô kiệt các khe suối nhỏ không chỉ làm mất đi vẻ đẹp thiên nhiên, mất đi sự đa dạng sinh họcmà điều tệ hại hơn là mất đi một “lá phổi xanh” của đất nước,đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến trận nóng kỷ lục vừa qua. Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có nhiều cảnh quan kỳ thúvà kinh tế tiềm năng nhưng cũng là một trong 5 quốc giahàng đầu thế giới phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu qua những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng khốc liệt cùng thiên tai hạn hán, bão, lũ trở nên nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh miền Trung những năm gần đây.


Làm sao con người có thể chung sống hài hòa được với môi trường như thế này

Sự kết nối và hài hòa với thiên nhiên không chỉ ở trong rừng mà còn ở mỗi gia đình và góc phố nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)ở Việt Nam không thể kiểm soát do các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất xả thải vô tội vạ; nhiều bãi rác không được xử lý gây ô nhiễm kéo dài cùng sự vô ý thức của người dân xả rác khắp mọi nơi từ quán ăn đến hè đường và những nơi công cộng; thậm chí phóng uế bừa bãi vừa hôi thối vừa mất mỹ quan đô thị mặc dù đã có biện pháp chế tài nhưng một khi mỗi người chưa có ý thức tự giác chấp hành chắc rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được một môi trường thân thiện.


Hãy dạy cho con em chúng ta ý thức bảo vệ thiên nhiên ngay từ bây giờ

Muốn hài hòa với thiên nhiên trước hết hãy bảo vệ thiên nhiên

Trên thế giới, thỏa thuận Paris thông qua Công ước khung của Liên Hợp Quốc (UNFCC) về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) vào tháng 12/2015 đã đặt ra mục tiêu duy trì tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp xuống chỉ còn 1,50C vào năm 2030 sẽ bắt đầu có hiệu lực 30 ngày sau khi được 55 quốc gia chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn. Ngoài ra, hiệp định cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ đánh dấu quyết tâm của các nhà lãnh đạo thế giới trong việc cứu trái đất thoát khỏi khủng hoảng do biến đổi khi hậu mà còn mang lại cơ hội bảo vệ sức khỏe con người nhưng thật đáng tiếc và cũng rất đáng trách là Mỹ là một trong những quốc gia xả thải CO2 lớn nhất thế giới lại đơn phương rút khỏi thỏa thuận Parisvề chống biến đổi khí hậu chỉ vì lợi ích quốc gia của Mỹ mà buông lơi trách nhiệm toàn cầu.Các quốc gia còn lại cho rằng biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe đã được chứng minh là giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm ngắn hạn và khí thải từ các phương tiện giao thông có thể cứu được 2,4 triệu mạng người mỗi năm, đồng thời giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu 0,5oC tính đến 2050; việc lấy phí nhiên liệu gây ô nhiễm đền bù cho các tác động y tế có hại sẽ giúp cắt giảm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí ngoài trời, giảm thiểu lượng khí thải CO2> 20% và tăng tổng thu nhập xấp xỉ 3 nghìn tỷ đôla (USD) mỗi năm; đồng thời tăng cường khả năng hồi phục sức khỏe đối với các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra.


Lấy lại thiên nhiên ban đầu không dễ nhưng chúng ta có thể lập lại không gian xanh

Việt Nam hưởng ứng WED 2017với buổi mít tinh và “tháng hành động vì môi trường” với thông điệp của MONRE “sống hài hòa với thiên nhiên” nhưng dường nhưnhững bài phát biểu của quan chức cùng một số hoạt động mang tính tượng trưng chưa đủ sức thuyết phục cộng đồng, sau WED và tháng hành động hầu như tất cả mọi thứ đều không thay đổi. Để kết nối và sống hài hòa với thiên nhiên cần phải có thiên nhiên, muốn có thiên nhiên thì phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên điều mà trước hết các nhà hoạch định chính sách cần có giải pháp bảo vệ môi trường triệt để với các khu công nghiêp, các cơ sở sản xuất từ lớn đến nhỏ vì đây là nơi xả thải ra môi trường nhiều nhất. Việc làm tiếp theo cần rà soát lại hệ thống thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ chằng chịt trong cả nước để loại bỏbớtnhững công trình kém hiệu quả và có nguy cơ đe dọa cuộc sống cộng đồng. Cuối cùng là làmsao để mỗi người dânhình thành nếp sống hàng ngày từ những việc làm đơn giản nhất như xả rác đúng nơi quy định, không phóng uế bừa bãi, tiết kiệm điện và nước, không khai thác rừng bừa bãi và không phá hủy môi trường sốngbằng nỗ lực của chính chúng ta cùng tất cả mọi người.Thiên nhiên suy thoái nghiêm trọng, lấy lại cảnh quan thiên nhiên cùng bầu không khí trong lành như lúc ban đầu không dễ thực hiên một sớm một chiều nhưng nếu mọi người đều có ý thức chung tay góp sức chúng ta vẫn có thể từng bước thiết lại không gian xanh, giảm dần khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm bớt rủi ro thiên tai do biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe cũng như cuộc sống bền vững theo SDGs của UN.

Ngày 13/06/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo UNEP, MONRE, IPCC và WHO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích