|
Đoàn chủ tọa Hội thảo (Đại diện của các nước) |
Hội thảo Quốc tế về định hướng hệ thống y tế nhằm thực hiện phòng chống và loại trừ sốt rét một cách hiệu quả ở khu vực GMS.
Từ ngày 28-30/6/2016 tại khách sạn Lao Plaza, thủ đô Viên Chăn, Lào; Cục phòng chống bệnh truyền nhiễm và Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) giai đoạn 2 (CDC II Project), Bộ Y tế Lào đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Định hướng hệ thống y tế nhằm thực hiện phòng chống và loại trừ sốt rét một cách hiệu quả ở khu vực tiểu vùng sông Mê- Kông (GMS) Đến dự Hội thảo gồm các chuyên gia thuộc Chương trình PCSR Quốc gia của các nước như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia và Việt Nam và các tổ chức quốc tế có liên quan như: Tổ chức Y tế thế giới (WHO/WPRO), Quỹ tiếp cận sức khỏe Bill Clinton (CHAI), Tổ chức di cư Quốc tế (IOM), Tổ chức dịch vụ dân số Quốc tế (PSI); Trường Đại học Kelaniya Srilanca; Dự án Qũy cầu PCSR, APLMA....Đoàn Việt Nam tham dự Hội thảo này gồm 8 thành viên gồm 5 thành viên thuộc Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Quy Nhơn và TP Hồ Chí Minh; 02 thành viên thuộc Cục Y tế dự phòng và Dự án CDC II Việt Nam; 02 thành viên còn lại thuộc Trung tâm phòng chống bệnh tật tỉnh Bình Phước và Trung tâm YTDP tỉnh Đắc Nông. | Đoàn Việt Nam tham dự Hội thảo | Mục tiêu của tổng quát của Hội thảo là nhằm xác định các yếu tố then chốt của hệ thống y tế và các yêu cầu nhằm tăng cường hiệu quả các chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét trong GMS. Hội thảo cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể như:
1. Xác định các phương pháp tiếp cận đa ngành, sự hợp tác xuyên biên giới và khu vực; 2. Xác định các biện pháp nâng cao năng lực để quản lý chương trình sốt rét có hiệu quả; 3. Xác định cách tiếp cận sáng tạo và hiệu quả về chi phí để cải thiện hệ thống y tế và đáp ứng với các chương trình sốt rét; 4. Xác định các vấn đề về tiếp cận và công bằng cho người dân dễ bị tổn thương và khó tiếp cận nhất với các chính sách, chiến lược liên quan. | Toàn cảnh Hội thảo | Kết quả đầu ra của Hội thảo nhằm mong muốn đạt được đó là hướng dẫn các bước thực tiễn để cải thiện khả năng đáp ứng của hệ thống y tế đối với sốt rét, bao gồm: Các lĩnh vực đào tạo ưu tiên và phát triển năng lực; Tăng cường kiểm soát và các biện pháp phòng chống; Tăng cường công tác quản lý và giám sát các chương trình sốt rét. Mặc khác, các sáng kiến về chính sách tiềm năng có thể được thực hiện trong GMS: Cải thiện tiếp cận thuốc và dịch vụ; Cơ chế hợp tác hiệu quả với các ngành khác và đối tác khu vực và bài học kinh nghiệm từ các chương trình loại trừ sốt rét thành công và những vận dụng kinh nghiệm này cho các nước ở GMS.
Sau lời phát biểu khai mạc của nước chủ nhà và đại diện các nước tham dự, các đại biểu đã nghe các chuyên gia trình bày và thảo luận chủ đề tại phiên họp toàn thể như: - Phiên 1 với chủ đề “Tình hình sốt rét ở các nước GMS: tiến bộ của các quốc gia, đánh giá những tồn tại và thách thức và các bài học kinh nghiệm” gồm 7 báo cáo của 5 nước. ThS.Trần Quang Phục, Trưởng Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương thay mặt Đoàn Việt Nam đã trình bày nội dung “Chiến lược phòng chống và loại từ sốt rét: Trọng tâm chính, khó khăn, mối quan tâm, bài học kinh nghiệm và thực hành tại Việt Nam”. - Phiên 2 với chủ đề “Rào cản và khó khăn trong phòng chống và loại trừ sốt rét” gồm 10 báo cáo. ThS.Hồ Đắc Thoàn,Trưởng Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thay mặt Đoàn Việt Nam đã trình bày nội dung “Các vấn đề phòng chống vector sốt rét: Biện pháp phòng chống hiệu quả”. | | ThS.Hồ Đắc Thoàn trình bày báo cáo "Phòng chống véc-tơ sốt rét: biện pháp phòng chống hiệu quả". | ThS. nguyễn thị Thanh Hoa cán bộ Ban QLDA CDC II Việt Nam trình bày kết quả thảo luận nhóm Tiếp cận và Công bằng. |
- Phiên 3 với chủ đề “Lồng ghép sốt rét vào hệ thống y tế” gồm 6 báo cáo với các nội dung khác nhau tập trung chủ yếu vào các kỹ thuật tiên tiến và việc thực hiện các chiến lược sốt rét những tồn tại của hệ thống y tế. - Phiên 4: tập trung cho việc thảo luận nhóm với 4 chủ đề có liên quan đến sốt rét như: Hệ thống y tế, Các sáng kiến về chính sách, Nguồn nhân lực; Tiếp cận và Công bằng. - Phiên 5: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa, Cán bộ dự án CDC2 thay mặt nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận nhóm về chủ đề Tiếp cận và Công bằng. - Phiên 6: Kết luận và khuyến nghị. | Đoàn chủ tọa Hội thảo (Đại diện của các nước) |
Dưới sự chủ tọa của TS. Bounlay Phommasack-Cục trưởng Cục phòng chống bệnh truyền nhiễm-Lào, Hội thảo đã thống nhất đưa ra các giải pháp và cam kết thực hiện tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: 1. Những giải pháp để thực hiện các chiến lược kiểm soát sốt rét có hiệu quả ở các nước GMS. 2. Duy trì và tăng cường các hệ thống và năng lực cốt lõi và củng cố tiến trình. 3. Lồng ghép và thể chế hóa việc phòng chống và điều trị bệnh sốt rét trong hệ thống y tế. 4. Hợp tác tốt hơn trong việc chia sẻ kiến thức và thông tin giữa các nước trong khu vực. 5. Thỏa thuận về việc thực hiện các biện pháp cải tiến để phòng chống và loại trừ sốt rét Bên cạnh đó Trưởng đoàn của các nước cũng bày tỏ các quan điểm của mình về chiến lược nhằm phòng chống và loại trừ sốt rét hiệu quả hơn trong hệ thống y tế. | Thảo luận nhóm tại Hội thảo | Hội thảo đã thành công tốt đẹp với những mục tiêu và mong đợi đã đạt được.Trong bài phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Bounlay Phommasack-Cục trưởng Cục phòng chống bệnh truyền nhiễm nước chủ nhà hy vọng kết quả Hội thảo sẽ giúp cho Chương trình Quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét định hướng, cải thiện lại hệ thống y tế ở đất nước mình nhằm tăng cường hiệu quả của Chương trình. Ông cũng hy vọng sẽ có những Hội thảo tiếp theo để chia sẽ những kinh nghiệm và thống nhất một số biện pháp phòng chống và loại trừ sốt rét, đặc biệt là sốt rét kháng thuốc Artemisinin ở khu vực GMS.
|