Cơ quan môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đồng ý hợp tác lớn về các nguy cơ sức khoẻ môi trường
Ngày 10 tháng 1 năm 2018 | Nairobi - Cơ quan môi trường Liên Hiệp quốc(UN) và Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) thống nhất một sự hợp tác mới, rộng khắp để đẩy nhanh hành động nhằm hạn chế các nguy cơ về sức khoẻ môi trường mà nó gây ra 12,6 triệu ca tử vong mỗi năm. Hôm nay tại Nairobi, ông Erik Solheim- Người đứng đầu Cơ quan môi trường của LHQ và TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, đã ký một thỏa thuận tăng cường các hoạt động chung nhằm chống lại ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và kháng thuốc kháng sinh, xử lý chất thải và hóa chất, chất lượng nước và các vấn đề lương thực và dinh dưỡng. Sự hợp tác này cũng bao gồm quản lý chung chiến dịch vận động BreatheLife nhằm làm giảm ô nhiễm không khí vì các lợi ích khí hậu, môi trường và sức khoẻ. Đây là thỏa thuận chính thức quan trọng nhất về hành động chung trong toàn bộ các vấn đề về môi trường và sức khoẻ trong hơn 15 năm. Solheim của Cơ quan môi trường LHQ cho biết: "Nhu cầu khẩn cấp của hai cơ quan chúng ta là phải hợp tác chặt chẽ hơn để giải quyết các mối đe dọa quan trọng đối với khí hậu và sự bền vững của môi trường - đó là nền tảng cho sự sống trên hành tinh này. Thỏa thuận mới này ghi nhận đến thực tế nghiêm trọng” TS. Tedros của TCYTTG nói rằng: "Sức khoẻ của chúng ta có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của môi trường mà chúng ta đang sống. Cộng lại cả không khí, nước và các mối nguy hoá học giết chết hơn 12,6 triệu người mỗi năm. Điều này phải không được tiếp tục”. Ông nói thêm: "Hầu hết trường hợp tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh - là những nơi mà ô nhiễm môi trường gây ra tổn thất sức khỏe lớn nhất." Sự hợp tác mới tạo ra một khuôn khổ có hệ thống hơn cho việc nghiên cứu chung, phát triển các công cụ và hướng dẫn, xây dựng năng lực, giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), quan hệ đối tác toàn cầu và khu vực và hỗ trợ cho các lĩnh vực y tế và môi trường. Hai cơ quan này sẽ xây dựng một chương trình làm việc chung và tổ chức cuộc họp cấp cao hàng năm để đánh giá tiến bộ và đưa ra các khuyến cáo cho sự hợp tác tiếp tục. Sự hợp tác của cơ quan môi trường LHQ theo một Tuyên bố Bộ trưởng về sức khoẻ, môi trường và biến đổi khí hậu kêu gọi thành lập liên minh "Sức khoẻ, môi trường và biến đổi khí hậu" toàn cầu tại Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) COP 22 ở Marrakesh, Ma-rốc vào năm 2016. Chỉ mới tháng trước, với chủ đề "Hướng tới một hành tinh không bị ô nhiễm", Đại hội đồng môi trường của LHQ (UNEA) đã triệu tập các bộ trưởng môi trường trên toàn thế giới đã thông qua một nghị quyết về Môi trường và sức khỏe, kêu gọi mở rộng quan hệ đối tác với các đối tác và các cơ quan LHQ liên quan , và một kế hoạch thực hiện để giải quyết vấn đề ô nhiễm. Ghi chúCác lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa TCYTTG và Cơ quan môi trường Liên Hợp quốc bao gồm: - Chất lượng không khí: Giám sát chất lượng không khí hiệu quả hơn bao gồm hướng dẫn các quốc gia về quy trình vận hành tiêu chuẩn. Đánh giá môi trường và sức khoẻ chính xác hơn, bao gồm đánh giá kinh tế; và vận động chính sách, bao gồm cả việc quảng bá chiến dịch BreatheLife nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí vì các lợi ích về khí hậu và sức khoẻ. - Khí hậu: Giải quyết các căn bệnh do vector truyền và các nguy cơ sức khoẻ khác liên quan đến khí hậu, bao gồm việc cải thiện đánh giá hiệu quả các lợi ích về sức khoẻ từ các chiến lược giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu; - Nước: Đảm bảo giám sát hiệu quả dữ liệu về chất lượng nước, bao gồm chia sẻ dữ liệu và hợp tác phân tích vè các nguy cơ ô nhiễm đối với sức khoẻ. - Chất thải và hóa chất: Thúc đẩy việc xử lý chất thải và hóa chất bền vững hơn, đặc biệt trong lĩnh vực thuốc trừ sâu, phân bón, sử dụng kháng sinh. Sự hợp tác này nhằm mục đích thúc đẩy mục tiêu xử lý hóa chất theo chu kỳ một cách đầy đủ vào năm 2020, một mục tiêu đặt ra tại Hội nghị Liên Hợp quốc về phát triển bền vững 2012. Sự hợp tác tiếp tục của cơ quanmôi trường LHQ/WHO bao gồm: - Tuyên bố của Bộ trưởng về sức khỏe, môi trường và biến đổi khí hậu: Tuyên bố của cơ quan môi trường LHQ/WHO tại COP22 - Chiến dịch BreatheLife đã thu hút các quốc gia, khu vực và thành phố trong các cam kết giảm ô nhiễm không khí vì lợi ích về khí hậu và sức khoẻ, bao phủ hơn 120 triệu người trên khắp hành tinh, bao gồm Santiago, Chile; London, Anh; Washington DC, Hoa Kỳ, và Oslo, Na Uy, với sự tham gia của các thành phố lớn ở châu Á và châu Phi. - Cách tiếp cận chiến lược xử lý hóa chất quốc tế (Strategic Approach to International Chemicals Management -SAICM) bao gồm các hành động có hiệu quả trong quá khứ để loại bỏ sơn pha chì, lượng khí thải thủy ngân và các chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng.
|