Khoa Xét nghiệm-Sinh học phân tử-Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn
Đầu năm 2020, để phù hợp theo chức năng và nhiệm vụ mới theo theo Quyết định 4840/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã đổi tên Khoa Sinh học phân tử thành Khoa Xét nghiệm-Sinh học phân tử.
NHÂN SỰ: Tổng số cán bộ: 11 viên chức. Trong đó: 01 Tiến sỹ, 06 Thạc sỹ; 06 Đại học; và cán bộ khác Các tổ trực thuộc: Tổ PCR, Tổ Khảo nghiệm hóa chất-Thực phẩm. | | ThS.NGUYỄN THỊ MINH TRINH Trưởng Khoa Sinh học phân tử | |
| Tập thể khoa Sinh học phân tử |
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG: Ứng dụng sinh học phân tử chủ yếu là kỹ thuật PCR để phục vụ phòng chống sốt rét, các bệnh do ký sinh trùngvà côn trùng truyền. a. Về Côn trùng: - Ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định và phân loại các véc tơ truyền bệnh sốt rét với các loài muỗi anopheles không có vai trò truyền bệnh khác. - Xác định và phân loại các loài côn trùng truyền bệnh khác nhau như muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, giun chỉ bạch huyết, sốt mò… - Xác định vùng phân bố của các loài muỗi truyền sốt rét ở góc độ phân tử. - Lưu giữ gen của các loài muỗi truyền bệnh sốt rét (An.minimus, An.harisoni, An.dirus) của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. b. Về Ký sinh trùng sốt rét: - Xác định và phân loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét khác nhau ở người. - Phân biệt các type khác nhau của ký sinh trùng sốt rét ở người, phân biệt tái phát, tái nhiễm ký sinh trùng sốt rét sau khi điều trị. - Xác định các type ký sinh trùng kháng thuốc cơ cấu ký sinh trùng sốt rét, tỷ lệ KSTSR kháng thuốc và phân bố của chúng trong khu vực. - Lưu giữ gen của các loài ký sinh trùng truyền bệnh sốt rét (P.fanciparum, P.vivax, P.ovale, P.malariae) của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. c. Về giun sán: - Xác định các loài sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ và phân bố của chúng ở khu vực MT-TNbằng kỹ thuật sinh học phân tử. - Xác định các loài giun sán ký sinh khác có vai trò quan trọng về y học.
d. Về đào tạo - nghiên cứu khoa học: - Tham gia đào tạo hướng dẫn các kỹ thuật sinh học phân tử cho tuyến tỉnh. - Hợp tác với các Viện, trường trong và ngoài nước nghiên cứu khoa học cũng như cập nhật kỹ thuật mới về sinh học phân tử. - Hướng dẫn học viên cao học chuyên ngành KST của trường Đại học Tây Nguyên. e. Về kiểm định hóa chất-an toàn thực phẩm: - Kiểm định một số thuốc, hóa chất. - Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh của mẫu lương thực, thực phẩm của các chỉ tiêu về kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia. - Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh của đất, nước, phân bón và chỉ tiêu về ô nhiễm môi trường. - Đào tạo kiểm nghiệm viên hóa lý, vi sinh theo yêu cầu. g. Công tác khác: Kết hợp với phòng khám bệnh của Viện trong việc ứng dụng kỹ thuật SHPT để chẩn đoán các tác nhân gây bệnh ở người. MỘT SỐ THÀNH TÍCH CỦA KHOA 2005 ĐẾN NAY + GIAI ĐOẠN 2005-2011 -Bằng khen của Bộ Y tế năm 2005, theo quyết định số 1489/QĐ-BYT ngày 28/4/2006 về việc “Đã có thành tích xuất sắc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ y tế năm 2005” -Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2009, theo quyết định số 1736/QĐ-BYT ngày 24/5/2010 về việc “Đã có nhiều thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Y tế năm 2009” -Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2009, theo quyết định số 743/QĐ-BYT ngày 4/3/2010 về việc “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống sốt rét năm 2009” -Bằng khen của Bộ Y tế năm 2010 theo quyết định số 2724/QĐ-BYT ngày 29/07/2011 + GIAI ĐOẠN 2012-2017 - Bằng khen của Bộ Y tế năm 2011 (Quyết định số 561/QĐ-BYT ngày 23/02/2012) - Bằng khen của Bộ Y tế năm 2012 (Quyết định số 781/QĐ-BYT ngày 05/03/2013) - Bằng khen của Bộ Y tế năm 2013 (Quyết định số 953/QĐ-BYT ngày 20/03/2014) - Bằng khen của Bộ Y tế năm 2015 (Quyết định số 2414/QĐ-BYT ngày 08/6/2016) - Bộ Y tế công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc các năm từ năm 2013 đến 2017.
|