Tổ chức Y tế thế giới: Ở tuổi 70-Hành động vì sức khoẻ tốt hơn cho mọi người, ở mọi nơi
Ngày 05 tháng 4 năm 2018 | GENEVA - Ngày 7 tháng 4- Ngày Sức khoẻ thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đánh dấu 70 năm thành lập. Trong hơn 7 thập kỷ qua, Tổ chức Y tế Thế giới đã có những nỗ lực nhằm loại bỏ những căn bệnh giết người trên thế giới như bệnh đậu mùa và chống lại các thói quen chết người như hút thuốc lá. Năm nay, Ngày Sức khỏe thế giới tập trung vào một trong những nguyên tắc sáng lập của TCYTTG: "Việc hưởng các tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của mỗi con người mà không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, điều kiện kinh tế hay xã hội" TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc TCYTTG nói rằng "Sức khoẻ tốt là điều quí báu nhất mà bất cứ ai cũng có thể có. "Khi mọi người khỏe mạnh, họ có thể học tập, làm việc, và hỗ trợ bản thân và gia đình họ. Khi họ bị bệnh, không có gì khác quan trọng. Gia đình và cộng đồng tụt hậu. Đó là lý do tại sao WHO cam kết đảm bảo sức khoẻ tốt cho tất cả mọi người”. Với 194 quốc gia thành viên ở sáu khu vực, và hoạt động tại hơn 150 văn phòng, nhân viên của TCYTTG đoàn kết trong một nhiệm vụ mang tính chia sẻ để đạt được sức khỏe tốt hơn cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi - và để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững nhằm đảm bảo "cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho tất cả ở mọi ngườ ở mọi lứa tuổi". Chủ đề cho Ngày Sức khoẻ thế giới năm nay là "Bảo hiểm y tế toàn dân: cho mọi người, ở mọi nơi." Các văn phòng của WHO trên thế giới đang tổ chức các sự kiện để đánh dấu ngày này,với sự tham gia lễ kỷ niệm ở Sri Lanka của Tiến sỹTedros- Tổng giám đốc TCYTTG. Thành tựu trong 70 năm Trên toàn cầu, tuổi thọ tăng thêm 25 năm kể từ khi TCYTTG được thành lập. Một số thành tựu về y tế lớn nhất được nhìn thấy ở trẻ em dưới 5tuổi: vào năm 1986, có ít hơn 6 triệu trẻ em chết trước khi sinh nhật thứ 5 của chúng so với năm 1990. Bệnh đậu mùa đã bị đánh bại và bại liệt đang tiến gần đến mức thanh toán. Nhiều quốc gia đã thành công trong việc loại trừ bệnh sởi, sốt rét và đang đánh bại các bệnh nhiệt đới gây suy nhược như giun Guinea và giun chỉ bạch huyết (phù chân voi), cũng như sự lây truyền HIV và giang mai từ mẹ sang con. Các khuyến cáo mới của TCYTTG về điều trị sớm hơn, đơn giản hơn, kết hợp với những nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận các loại thuốc thương mại rẻ hơn, đã giúp 21 triệu người nhận được thuốc điều trị HIV. Tình trạng khốn khó của hơn 300 triệu người mắc bệnh viêm gan siêu vi B và C cuối cùng đã nhận được sự chú ý trên toàn cầu. Và các đối tác sáng tạo đã sản xuất các loại vaccine hiệu quả chống lại viêm màng não và Ebola cũng như vaccine sốt rét đầu tiên trên thế giới. Sản xuất các tài liệu tham khảo quốc tế Ngay từ đầu, TCYTTG đã tập hợp các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới để đưa ra các khuyến cáo và các tài liệu tham khảo quốc tế. Các tài liệu này từ phân loại bệnh tật quốc tế hiện đang được sử dụng tại 100 quốc gia như là một tiêu chuẩn phổ biến cho việc báo cáo bệnh tật và xác định xu hướng bệnh tật tới danh mục các thuốc thiết yếu của TCYTTG- một hướng dẫn cho các quốc gia về các loại thuốc thiết yếu mà các hệ thống y tế cần có có. Trong những tuần tới, TCYTTTG sẽ xuất bản Danh mục các công cụ chẩn đoán thiết yếu đầu tiên trên thế giới. Tạo ra một sự khác biệt trên trái đất Trong nhiều thập kỷ, cán bộ của TCYTTG đã làm việc cùng với các chính phủ và các chuyên gia y tế trên trái đất. Trong những năm đầu, đã có một sự tập trung mạnh vào việc chống lại những bệnh truyền nhiễm giết người như bệnh đậu mùa, bại liệt và bạch hầu. Ví dụ Chương trình tiêm chủng mở rộng được TCYTTG thiết lập vào đầu những năm 1970s với sự giúp đỡ của UNICEF, Gavi, Liên minh vaccine, và những tổ chức khác, đưa các vaccine cứu mạng sống cho hàng triệu trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm chủng đã làm giảm được 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. Đáp ứng với những thách thức mới Trong những thập kỷ gần đây,thế giới đã chứng kiến sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Các bệnh này hiện nay đang chiếm tớ 70% tổng số ca tử vong. Vì vậy, TCYTTG đã chuyển trọng tâm, cùng với các cơ quan y tế trên thế giới, thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục và kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Tổ chức Y tế thế giới triển khai nhiều chiến dịch y tế toàn cầu về phòng ngừa tiểu đường, cao huyết áp và trầm cảm. TCYTTG cũng đàm phán Công ước khung của TCYTTG về kiểm soát thuốc lá, một công cụ quan trọng nhằm giúp giảm bớt bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây ra. Sử dụng dữ liệu nhắm tập trung nỗ lực Theo dõi tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực này đòi hỏi có một hệ thống giám sát mạnh mẽ. Dữ liệu thu thập được từ các quốc gia trên thế giới được lưu trữ và chia sẻ thông qua Đài quan sát y tế toàn cầu của TCYTTG. Công cụ mạnh mẽ này giúp các quốc gia có được một bức tranh rõ nét về đối tượng bị bệnh, bệnh tật từ đâu, và ở đâu để các cơ quan y tế có thể tập trung các nỗ lực ở đâu mà họ thấy cần nhất Duy trì cảnh báo liên tục Một cam kết mới để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh trở thành đại dịch, và đáp ứng tốt hơn và nhanh hơn đối với các trường hợp khẩn cấp nhân đạo, đã thúc đẩy việc tạo ra một chương trình khẩn cấp y tế mới hoạt động trên cả ba cấp độ của Tổ chức. TCYTTG hiện đang đáp ứng các vụ dịch và khủng hoảng nhân đạo ở hơn 40 quốc gia. Tháng tới, tại kỳ họp của Đại Hội đồng Y tế thế giới, Tổ chức y tế thế giới sẽ đề xuất một chương trình nghị sự táo bạo mới dựa trên các bài học và kinh nghiệm thu được trong 70 năm qua. Nó sẽ tập trung vào việc đạt được mức độ bao phủ sức khoẻ toàn cầu cho hơn 1 tỷ người; bảo vệ hơn 1 tỷ người do các trường hợp khẩn cấp về sức khoẻ và cho phép hơn 1 tỷ người hưởng được sức khoẻ và hạnh phúc tốt hơn - vào năm 2023, thờ điểm nửa chừng cho thời hạn 2030 của Chương trình phát triển bền vững. Chi tiết lịch sử TCYTTG kế tục Liên đoàn Tổ chức y tế quốc gia. Việc thiết lập TCYYTG được sự phê chuẩn bởi Hội nghị của Liên Hiệp Quốc tại San Francisco Hoa kỳ. Hiến chương của Tổ chức Y tế Thế giới được một ủy ban soạn thảo, dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Brock Chisholm, người đã trở thành Tổng giám đốc đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1948. Hiến chương này đã được các quốc gia thành viên phê chuẩn trong Hội nghị Y tế Quốc tế tại New York, Hoa Kỳ.
|