Thông tin về thuốc giả và kém chất lượng trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giớiThuốc kém chất lượng (poor-quality medicines) đang đe dọa đén vấn đề sức khỏe công cộng, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển và quốc gia có nền kinh tế dang nổi và có thể có tác động có ý nghĩa về gánh nặng kinh tế và lâm sàng ở quy mô quốc gia. Cần lưu ý là các vấn đề này tập trung vào sự gia tăng sẵn có của các thuốc nhái, nhwung các thuốc không đạt tiêu chuẩn hay kém chất lượng cũng đến tay người dùng/ bệnh nhân vì sản xuất kém và thực hành kiểm tra chất lượng kém trong dây chuyền sản xuất thuốc thật. Các thuốc kém chất lượng đang lan rộng và có mặt đe dọa đến sức khỏe vì chúng có thể tình cờ dẫn đến làm thất bại khâu chăm sóc y tế, như là kháng kháng sinh và lan rộng bệnh trong một cộng đồng, cũng như tử vong hoặc mắc thêm bệnh trên nhwungx cá nhân vốn đang bị bệnh. Các bài báo gần đây đã tổng kết các khái cạnh khác nhau về sự hình thành và thuốc giả, thuốc kém chất lượng có thể xảy ra (chẳng hạn, thay đổi về mặt dược học giữa các mẻ thuốc hoặc giữa thuốc gốc và thuốc generic, số lượng thuốc đúng và sự xuất hiện các thành phần tạp chất). Hình 1
Những thông tin mới nhất của tháng 1/2018 từ Tổ Chức Y tế thế giới coh thấy một số tin tức quan trọng về thuốc giả, thuốc nhái và thuốc kém chất lượng:·Các sản phẩm thuốc kém chất lượng hoặc thuốc nhái (substandard and falsified medical products) có thể gây hại cho bệnh nhân và thất bại điều trị; ·Chúng dẫn đến mất niềm tin vào thuốc, vào các nhà chăm sóc sức khỏe và cả hệ thống y tế; ·Chúng ảnh hưởng lên hầu hết các vùng trên toàn cầu; ·Các sản phẩm thuốc kém chất lượng và thuốc nhái từ tất cả nhóm thuốc điều trị chính được báo cáo tới Tổ chức Y tế thế giới gồm thuốc, vaccine và các chế phảm chẩn đoán in vitro; ·Thuốc chống sốt rét và kháng sinh là một tron số các sản phaamra thuốc bị làm nhái và kém chất lượng thường gặp nhất; ·Cả thuốc generic và innovator đều có thể bị làm nhái, từ các sản phẩm rất đắt tiền để điều trị ung thư đến các sản phẩm dùng điều trị giảm đau; ·Chúng có thể tìm thấy trên các chợ trời thông qua các trang web không thường xuyên và các kênh dược, y tế và các cơ sở điều trị; ·Ước tính 1 trong 10 sản phẩm thuốc ở các quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình là thuốc kém chất lượng và thuốc nhái; ·Các sản phẩm thuốc kém chất lượng và thuốc nhai góp phần và kháng thuốc thuốc và nhiễm trùng kháng thuốc. Hình 2
Những ai có nguy cơ cao?Các sản phẩm thuốc nhái được sản xuất dưới nhiều nước khác nhau và trong tất cả các vùng trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia và truyền thông báo cáo đã hoạt động thành công chống lại các nhà sản xuất thuốc kém chất lượng và thuốc giả. Một số báo cáo đề cập đến sản xuất quy mô lớn và hoạt động trong một thị trường đen. Với sự sẵn có của các máy móc đóng gói, lò chế biến, các trang thiết bị chuyên dụng và thành phần các khu sản xuất này bí mật giấu diếm. Không có quốc gia nào vẫn không sờ đến vấn đề này tại khu vực Bắc Mỹ và châu Âu đến khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ Latin. Một ván đè được coi là còn giới hạn tại các quốc gia thu nhập thấp và đang phát triển. Với sự gia tăng lũy kế nhanh về kết nối nội bộ giữa các nahf sản xuất, phân phối và cung ứng các nguồn thuốc nhái và kém chất lượng đã lan ra khắp thị trường toàn cầu. Điều này mở rộng cho cả người tiêu dùng và nhà kinh doanh. Một nét văn hóa vốn có do tự chẩn đoán và tự kê đơn điều trị đã dẫn đến xuất hiện hàng ngàn website không chính thống cung cấp mà không bị giám sát các sản phẩm thuốc nhái và thuốc kém chất lượng. Tuy nhiên, tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thì các lĩnh vực này có những xung đột và xáo động, ở đó hệ thống y tế yếu và không tồn tại với gánh nặng lớn nhất về thuốc nhái và thuốc kém chất lượng. Hình 3
Sản phẩm thuốc nhái và thuốc kém chất lượng hầu như có thể đến tay người dân bệnh nhân trong các tình huống mà ở đó có các tiếp cận an toàn với nguồn thuốc, điều này còn tùy thuộc vào năng lực quản lý về mặt kỹ thuật. Tại Việt NamPhát hiện thuốc kháng sinh giả Zinnat 500 mg tại Hà NộiCơ quan chức năng phát hiện ngay trên thị trường Hà Nội có lưu hành kháng sinh Zinnat giả. Đây là loại kháng sinh Zinnat dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cho cả trẻ em, người lớn.Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã kí công văn số 6026/TTtr-QLD thông báo đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc phát hiện thuốc giả Zinnat 500mg trên thị trường.Trước đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu thuốc có tên là Zinnat 500mg Film Tablet, trên nhãn in “Sefuroksim aksetil 20 film table”; số GP:14209/QLD-KD ngày 30/3/2013; Parti no C763039. Sol kul. Ta 01-2019. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy mẫu không có phản ứng định tính của Cefuroxime acetyl. Qua quá trình kiểm tra, xác minh, Cục Quản lý Dược xác định thuốc mang tên Zinnat 500 g nêu trên là thuốc giả. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán, sử dụng thuốc giả mang tên Zinnat 500mg Film Tablet. Mẫu thuốc này trên nhãn in “Sefuroksim aksetil 20 film table”; số GP:14209/QLD-KD ngày 30/3/2013; Parti no C763039. Sol kul. Ta 01-2019; trên nhãn phụ ghi mạo danh: nhà sản xuất Công ty Glaxo Opertione UK Ltđ-Anh, doanh nghiệp nhập khẩu là Công ty cổ phần Armephaco (địa chỉ 118 Vũ Xuân Thiều, Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội). Cục Quản lý Dược đề nghị ngành y tế các địa phương cần tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin đến các cơ sở buôn bán, sử dụng và người dân biết để không buôn bán, sử dụng thuốc Zinnat 500mg Film Tablet giả có các dấu hiệu nêu trên. Các Sở Y tế tỉnh, thành phố khi tiếp nhận thông tin báo cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của thuốc giả nêu trên; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo qui định hiện hành; đồng thời thông báo về Cục và các cơ quan liên quan… Được biết, Zinnat 500mg là loại thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế. Hình 4
Sản xuất, buôn bán thuốc kháng sinh, ung thư giả có thể lĩnh án tử hìnhNhững ngày qua dư luận xôn xao trước thông tin cơ quan chức năng phát hiện thuốc kháng sinh Zinnat 500 mg giả tại Hà Nội hay bột than tre tán mịn được cho vào các ruột vỏ thuốc con nhộng, đóng gói bán cho bệnh nhân ung thư. Tình trạng này khiến nhiều người dân cảm thấy bất an.Zinnat 500 mg là loại thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực y tế, có giá từ 24.000-27.000 đồng/viên. Tuy vậy, mới đây Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã công bố thông tin, kết quả kiểm nghiệm cho thấy mẫu thuốc Zinnat 500 mg Film Tablet không có phản ứng định tính của Cefuroxime acetyl. Loại thuốc này trên nhãn in “Sefuroksim aksetil 20 film table”; số giấy phép 14209/QLD-KD ngày 30/3/2013; Parti no C763039. Sol kul. Ta 01-2019. Căn cứ vào kết quả này, Cục Quản lý Dược xác định thuốc trên là thuốc giả. Do vậy, Cục này đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán, sử dụng thuốc giả trên, đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Hình 5
Trước đó, ngày 8-4, CAQ Kiến An, TP Hải Phòng đã phối hợp các ngành chức năng kiểm tra một cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng và hóa mỹ phẩm ở phường Ngọc Sơn, quận Kiến An và phát hiện các công nhân tại đây đang đổ bột than tre tán mịn vào các ruột vỏ thuốc con nhộng, đóng gói bán cho bệnh nhân ung thư. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ, tài liệu và hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, hàng hóa tại cơ sở. Song, các sản phẩm của cơ sở này đã được phân phối rộng rãi tại nhiều địa phương. Hiện vụ việc đang được tiếp tục xác minh làm rõ. Những thông tin trên khiến nhiều người dân lo lắng, bức xúc. Bà Nguyễn Thị Thục ở đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ, bà tuổi cao sức yếu nên ốm đau khá thường xuyên, phải dùng nhiều loại thuốc. “Tôi hay mua thuốc ở cửa hàng thuốc ở gần nhà, khi mua chỉ đọc tên thuốc và trả tiền. Bản thân tôi nhiều khi còn mua phải thuốc quá hạn sử dụng nói gì đến việc phân biệt thuốc giả và thuốc thật. Nay tôi nghe nói đến thuốc kháng sinh còn bị làm giả thì nguy hiểm quá, người bệnh còn biết tin vào đâu nữa” – bà Thục than thở. Về tác hại của thuốc giả, theo bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu – Bệnh viện E, nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong giới hạn từ 1/10.000 - 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lên tới 1/10, trong đó nguy hiểm nhất là gây ngộ độc và dị ứng thuốc. Các kim loại nặng và chất độc trong thuốc giả có thể khiến người dùng bị nhiễm độc, khó thở, làm thay đổi chức năng tim và các cơ quan khác, thậm chí có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Việc dùng thuốc giả khiến bác sĩ và người bệnh gặp thất bại trong điều trị, tăng tình trạng kháng thuốc. Điều đáng nói là thuốc giả, kém chất lượng rất đa dạng về chủng loại từ kháng sinh, thuốc đặc trị, thuốc bổ vitamin cho tới các thuốc có nguồn gốc từ đông dược, thực phẩm chức năng. Sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tới 20 tỷ đồng Liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc giả, Luật sư Nguyễn Tiến Hòa -Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ích người tiêu dùng, hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng; Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 40-60 triệu đồng; Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mức phạt tiền từ 20-30 triệu đồng; Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mức phạt tiền từ 35-45 triệu đồng. Hình 6
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo Điều 194 BLHS 2015. Theo đó, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 2-7 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Hàng giả trị giá từ 100-dưới 200 triệu đồng…thì bị phạt tù từ 5-12 năm. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thu lợi bất chính 2 tỷ đồng trở lên… thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Pháp nhân thương mại phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 1-20 tỷ đồng, thậm chí bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. “Về trách nhiệm dân sự, người mua thuốc có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức sản xuất, buôn bán thuốc giả phải chịu trách nhiệm trong việc bán hàng giả. Trường hợp nếu thuốc giả gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho người sử dụng thì đơn vị sản xuất, buôn bán phải bồi thường theo quy định tại BLDS 2015”-Luật sư Nguyễn Tiến Hòa cho biết. Chặn thuốc, thực phẩm chức năng giả Cơ quan chức năng cảnh báo ngoài một số thực phẩm chức năng, các nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, thuốc trị một số bệnh đường tiêu hóa… bị làm giả phổ biến nhất và rất khó nhận dạng. Vụ việc sản xuất thực phẩm chức năng Vinaca ung thư Co3.2 làm từ than tre có tác dụng hỗ trợ chữa trị ung thư ở Hải Phòng, cùng với liên tiếp các vụ sản xuất thuốc giả bị cơ quan chức năng phát hiện gây ra nhiều hoang mang trong dư luận.Không thể phân biệt thật giả? Điển hình mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản thông tin thuốc kháng sinh Zinnat 500 mg film tablet giả, trên nhãn in "Sefuroksim aksetil 20 film table"; nhãn phụ ghi nhà sản xuất là Công ty Glaxo Opertione UK Ltd - Anh; doanh nghiệp nhập khẩu là Công ty CP Armephaco (quận Long Biên, Hà Nội). Trước đó, tháng 5-2011, Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương từng phát hiện thuốc Zinnat 500 mg film tablet giả trên địa bàn TP HCM. Là biệt dược gốc, loại kháng sinh thông dụng trị các bệnh nhiễm khuẩn này được bán khá phổ biến trên thị trường với giá từ 24.000-27.000 đồng/viên. Hình 7
Đầu năm 2018, Cục Quản lý dược đã đề nghị các sở y tế rà soát và truy tìm nguồn gốc thuốc Lincomycin 500 mg giả lưu hành trên thị trường. Mẫu thuốc giả này được Trung tâm Kiểm nghiệm Gia Lai lấy mẫu tại một quầy thuốc ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Đây là nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Dược sĩ Bùi Thu Hoài, phụ trách một hiệu thuốc tây ở quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội), cho biết nhóm thuốc bị làm giả nhiều nhất có lẽ là nhóm nam dược, đông được, thực phẩm chức năng do công nghệ bào chế đơn giản. Một số thuốc được bán chạy, nhu cầu sử dụng lớn cũng rất dễ bị làm giả. Nếu chỉ là người dân mua thuốc chắc chắn không thể phân biệt thuốc giả vì nó được làm giả rất tinh vi. Phân tích của cơ quan y tế chỉ rõ các nhóm thuốc bị làm giả phổ biến nhất là nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, thuốc trị một số bệnh đường tiêu hóa, cùng một số thực phẩm chức năng. Đáng nói là ngay cả cơ quan chức năng cũng không phân biệt được đâu là thuốc thật, đâu là thuốc giả nếu nhìn bằng mắt thường. Cơ quan chức năng phát hiện thực phẩm chức năng Vinaca ung thư Co3.2 làm từ than tre của cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm và thực phẩm chức năng Vinaca ở quận Kiến An, TP Hải Phòng. Ảnh: TRỌNG ĐỨC Đẩy mạnh tiền kiểm và hậu kiểm Trên thực tế, mặc dù thuốc giả cùng với thuốc kém chất lượng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trên thị trường (khoảng 25.000 mặt hàng) song nếu chẳng may sử dụng phải thuốc giả, sức khỏe và tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy với việc thực hiện biện pháp giám sát, kiểm tra chất lượng thuốc, hiện tỉ lệ thuốc giả ở Việt Nam là dưới 0,2% và thuốc kém chất lượng khoảng 2%. Bộ Y tế khẳng định các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc được kiểm tra, kiểm soát, giám sát chất lượng kỹ lưỡng ở cả khâu tiền kiểm và hậu kiểm. Hình 8
Thuốc khi đăng ký lưu hành phải được Bộ Y tế thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc từ nguyên liệu, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, độ ổn định và dữ liệu lâm sàng. Thuốc sản xuất/nhập khẩu chỉ được phép xuất xưởng đưa ra lưu hành sau khi kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. Khi thuốc lưu hành, các cơ sở sản xuất/nhập khẩu phải tự giám sát và chịu trách nhiệm đối với chất lượng thuốc của cơ sở mình và báo cáo cơ quan quản lý khi phát hiện các dấu hiệu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Ngoài ra, hằng năm, hệ thống các trung tâm kiểm nghiệm thuốc trong cả nước lấy khoảng 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng thuốc. Qua đó, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý bằng hình thức thu hồi, đình chỉ lưu hành không ít các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Liên quan đến việc xử lý các vụ việc làm thuốc giả, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế khẳng định đối với các trường hợp bị phát hiện, cục thông báo và phối hợp cơ quan công an để điều tra, truy tìm nguồn gốc, xử lý nghiêm theo pháp luật. Trong năm 2018, Bộ Y tế sẽ thành lập các đoàn kiểm tra nhằm ngăn chặn việc nhập lậu, lưu hành thuốc bất hợp pháp, phòng chống thuốc giả, kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ; xây dựng kênh thông tin để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh về các trường hợp nghi ngờ về chất lượng thuốc, thuốc giả. Thu hồi đông dược chứa tân dược Cục Quản lý dược vừa có công văn khẩn gửi các sở y tế thông báo đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán sử dụng thuốc mang tên: "Nhức khớp tiêu bại hoàn". Trên nhãn thuốc này ghi tên cơ sở đông nam dược Đại an (40 Trần Phú, quân Ba Đình, TP Hà Nội). Hình 9
Cục yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bến tre phối hợp các cơ quan chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra cơ sở y học cổ truyền Vạn An Đường (thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) về chứng từ, hóa đơn mua bán, xác định nguồn gốc xuất xứ của thuốc "Nhức khớp tiêu bại hoàn" và xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành. Trước đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM đã lấy mẫu kiểm nghiệm đông dược trên, cho kết quả thuốc có chứa tân dược paracetamol. Mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm Bến Tre lấy tại cơ sở y học cổ truyền Vạn An Đường. Cục Quản lý dược đề nghị đình chỉ lưu hành thuốc "Nhức khớp tiêu bại hoàn" nêu trên do chưa được cấp phép lưu hành. Lo ngại thuốc giả tràn lanNhững ngày qua, người tiêu dùng liên tục nhận những thông tin về nhiều loại thuốc điều trị bệnh bị làm giả. Đó là vụ thuốc ung thư được làm từ bột than tre; Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có công văn thông báo đến sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc phát hiện thuốc giả Zinnat 500mg trên thị trường. Điều nguy hiểm là thuốc Zinnat bị phát hiện làm giả này là một loại kháng sinh rất thông dụng và đắt tiền để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, niệu, sinh dục... Hình 10
Như vậy, từ đầu năm đến nay đã có khá nhiều vụ thuốc tây giả được ngành chức năng phát hiện. Đáng nói là tất cả vụ sản xuất thuốc giả đều chỉ phát hiện khi thuốc đã lưu hành trên thị trường. Cụ thể là thuốc điều trị ung thư được làm từ than tre phát hiện ở Hải Phòng và đã có mặt ở 20 tỉnh, thành; thuốc Zinnat 500mg giả phát hiện tại Hà Nội, thuốc tẩy giun Fugacar giả phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, thuốc Lincomycin 500mg giả phát hiện đầu năm 2018 tại nhà thuốc ở tỉnh Gia Lai... Một bác sĩ đã nói: “Làm thuốc giả, nhất là những loại thuốc trị bệnh nan y thì coi như trực tiếp giết người. Còn người bán, nếu biết đó là thuốc giả mà vẫn mua, bán thì phải xem họ là đồng lõa. Luật đã có những điều khoản rõ ràng về chuyện này và xử đúng theo luật thì bọn làm thuốc giả mới chùn tay”. Thế nhưng trên thực tế nhiều vụ sản xuất, mua bán thuốc giả vẫn chưa được ngăn chặn. Hình 11
Thuốc chữa bệnh là một mặt hàng đặc biệt, người mua thuốc không đủ kiến thức để kiểm tra hàng thật hay giả. Trong khi đó, nhiều người dân chưa có thói quen khi có bệnh thì đi khám bác sĩ, nhất là với những biểu hiện nhẹ như nhức đầu, ho, sổ mũi, đau mắt... họ đều tự ra hiệu thuốc mua về dùng. Đối với các cơ sở kinh doanh, do cạnh tranh và lợi nhuận nên vẫn bán thuốc theo nhu cầu của người mua. Không những thế, hoạt động quảng cáo, mua bán ở chợ thuốc và thực phẩm chức năng đủ loại trên mạng cũng ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Thuốc giả tràn lan, không kiểm soát được việc mua, bán... dẫn đến tình trạng bát nháo trên thị trường và đang rất cần được chấn chỉnh nhằm thiết lập một thị trường thuốc lành mạnh, an toàn cho nhân dân. Theo các chuyên gia, nhiều năm qua dù đã được giao trách nhiệm nhưng Bộ Y tế vẫn chưa kiểm soát được thị trường thuốc bán theo đơn, tình trạng kháng kháng sinh cũng có nguyên nhân do mua, bán thuốc tự do. Hiện Bộ Y tế vẫn là đơn vị một mình thực hiện từ cấp phép, kiểm tra đến cho lưu hành thuốc. Vì vậy, cần phải huy động các lực lượng khác cùng tham gia để tránh độc quyền và ngăn chặn tình trạng thuốc giả như hiện nay. Thời gian vừa qua, mặc dù ngành y tế tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, đẩy mạnh việc lấy mẫu và hậu kiểm thuốc sau khi đăng ký lưu hành; Cục Quản lý dược và các cơ quan chức năng đã có sự phối hợp kiểm tra thuốc nhập khẩu của các công ty sản xuất thuốc nước ngoài đã có vi phạm chất lượng trong quá trình lưu hành tại Việt Nam, nhưng vẫn “lọt lưới” nhiều loại thuốc giả. Từ thực trạng đó, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà cần mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên đến các địa chỉ tin cậy, tuyệt đối không nghe theo quảng cáo, truyền miệng, mua thuốc bán trên mạng. Khi mua thuốc cần quan sát kỹ bao bì, hạn sử dụng. Khi sử dụng thuốc, nếu có sự nghi ngờ về tác dụng, hiệu quả nên dừng ngay và nhờ các dược sĩ, bác sĩ kiểm tra, tư vấn. Cách phân biệt thực phẩm chức năng thật, giảVấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN) giả không phải là vấn đề mới, nó đã tốn bao giấy mực của truyền thông. Cùng với việc sính dùng TPCN của người dân và những món lợi kếch xù từ sản phẩm này, hàng loạt TPCN giả vẫn xuất hiện. Mới đây, dư luận không khỏi rúng động về vụ TPCN hỗ trợ trị ung thư giả làm bằng than tre. Đáng ngại hơn là khi sử dụng TPCN giả, người tiêu dùng sẽ gặp nhiều nguy hại sức khỏe. Ở nước ta, vài năm gần đây, nhu cầu sử dụng TPCN của người dân rất lớn. Thị trường TPCN của nước ta hiện nay có hơn 20.000 sản phẩm, kể cả nhập khẩu, trong đó 60% là sản xuất trong nước. Thị trường TPCN có vô vàn mặt hàng, phục vụ nhu cầu cho mọi lứa tuổi. Từ vitamin đến các sản phẩm hỗ trợ trị bệnh xương khớp, đau dạ dày, gan mật, ung thư… Trong số các sản phẩm TPCN vi phạm có rất nhiều loại sản xuất trong nước. Vi phạm về chất lượng thường gặp là hàm lượng không đúng như công bố, không đạt về điều kiện độ ẩm, nhiễm vi sinh, nhất là các thực phẩm chức năng có nguồn gốc dược liệu, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam bảo quản không tốt rất dễ phát triển nấm mốc... Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều TPCN gắn mác ngoại nhưng thực chất là được sản xuất trong nước hoặc là hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng được “mông má”, “phù phép” thành hàng nhập khẩu “xịn”. Nhiều loại thực phẩm chức năng nổi tiếng, quen thuộc trên thị trường... được gắn mác, dán tem Mỹ, Đức, Anh… nhưng thực chất lại không phải vậy. Hình 11
Bệnh ung thư vốn là căn bệnh hiểm nghèo, bởi thế, những phương thuốc hiện đại, đắt tiền thường được coi như những cơ hội cuối cùng của người bệnh. Đáng tiếc, vẫn có những gian thương lợi dụng tình trạng sức khỏe của người bệnh để kinh doanh TPCN hỗ trợ trị ung thư giả nhằm trục lợi bất chính. Vụ việc TPCN hỗ trợ trị ung thư từ than tre là một điển hình. Đây không phải là lần đầu tiên thuốc và TPCN trị ung thư bị làm giả. Trước đó, trung tuần tháng 10/2017, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng trăm vỏ hộp cùng các loại thuốc điều trị ung thư, TPCN hỗ trợ điều trị ung thư dán nhãn Vidatox - một thương hiệu nổi tiếng của Cuba, được chiết xuất từ nọc độc bọ cạp xanh, có tác dụng giảm đau, phục hồi sức khỏe cho các bệnh nhân ung thư, được rao bán rầm rộ trên mạng với giá từ 3 - 5 triệu đồng/hộp. Tuy nhiên, toàn bộ lô hàng này đều là hàng giả, kiểm nghiệm và xác định hoàn toàn không có thành phần điều trị ung thư như quảng cáo, thậm chí có cả thuốc vidatox 30CH - một loại thuốc chưa hề được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Nguy hại do sử dụng TPCN giảTPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng cho các cơ quan trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, nếu hiểu biết không đúng đắn thì việc sử dụng TPCN sẽ phản tác dụng và gây hại. Khi dùng phải TPCN giả sẽ không thể phát huy tác dụng và khiến người bệnh mất đi cơ hội chữa bệnh. Sử dụng TPCN giả, người dùng sẽ bị tổn thương các chức năng về gan, thận, thần kinh. Đó còn chưa kể chất gây hại trong TPCN giả sau quá trình tích lũy lâu ngày sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khiến các tế bào trong cơ thể bị biến đổi và làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan nội tạng. Nhẹ thì bị dị ứng, ngộ độc…, nặng hơn là ung thư và thậm chí tử vong. Những hiểu biết không đúng đắn có thể khiến người dùng TPCN bỏ quên bữa ăn thông thường, lấy TPCN thay thế cho nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm tự nhiên. Nghĩa là dẫn từ chế độ ăn chưa hợp lý một cách vô tình đến chế độ ăn mất cân đối một cách chủ ý. Sự nguy hại còn lớn hơn nếu người tiêu dùng lấy TPCN thay thế thuốc chữa bệnh. Sự ngộ nhận này có nguyên nhân từ những quảng cáo thổi phồng quá mức và những TPCN được sản xuất, đóng gói tương tự như các dược phẩm. Mặc dù Bộ Y tế đã cấm kê toa và cấm quảng cáo sử dụng TPCN thay thuốc điều trị nhưng việc loại trừ hết những sai sót này còn nhiều khó khăn. Mặt khác, nếu hiểu TPCN là vô hại rồi dùng quá nhiều, dùng kéo dài liên tục nhiều tháng, nhiều năm thì ngoài việc tốn kém tiền bạc còn phải hứng chịu tác hại không nhỏ, làm rối loạn quá trình đồng hoá trao đổi chất trong cơ thể do liên tục phải tiếp nhận dư thừa nhiều loại chất bổ và chất dinh dưỡng. Năng lượng dư thừa được kết hợp với các chất dư thừa khác để dự trữ trong cơ thể làm mỡ máu tăng cao và mô mỡ dự trữ cũng phì đại, đường huyết tăng và các sản phẩm oxy hoá cũng tăng theo, gây tác hại đến nhiều cơ quan bộ phận, đẩy nhanh quá trình lão hoá của cơ thể. Do vậy, người dân không nên sử dụng TPCN một cách bừa bãi, thiếu khoa học và cùng lúc, chỉ nên sử dụng tối đa 3 loại TPCN. Cách nhận biết TPCN giả Trước tiên, cần quan sát bao bì sản phẩm. Trên sản phẩm bắt buộc phải có thông tin nhà sản xuất một cách cụ thể, sản phẩm được sản xuất ở số bao nhiêu, đường nào, quận nào… Đặc biệt, tránh mua những sản phẩm chỉ ghi mỗi nước sản xuất mà không ghi địa chỉ, ví dụ chỉ ghi là “Made in...” thì cần cân nhắc và tra cứu trước khi mua. Do đó, người tiêu dùng nên lựa chọn, sử dụng TPCN có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hơn nữa, cần quan sát về màu sắc của sản phẩm. Sản phẩm làm nhái thường có màu sắc nhạt hơn, chất liệu cùng nhãn mác cũng không được đảm bảo, mỏng, rất dễ bong, chi tiết trên sản phẩm in không sắc nét do tiết kiệm chi phí, thậm chí có nhiều sản phẩm sai lỗi chính tả, ghi linh tinh về cách dùng, liều lượng. Kiểm tra trên web nước ngoài: Các sản phẩm TPCN nhập ngoại chính hãng đều được đăng tải thông tin đầy đủ trên website, rất dễ để người tiêu dùng vào trang web tra cứu thông tin và quét mã vạch. (Một số hình ảnh trích trong bài mang tính minh họa).
|