|
(ảnh minh họa) |
Thông tin cập nhật mới về vai trò febuxostat
Vai trò febuxostat trong việc trì hoãn tiến triển bệnh thận trên nền tiểu đường với acid uric máu tăng không triệu chứng: Nghiên cứu ngẫu nhiên, nhãn mở có đối chứng; So sánh hiệu quả làm giảm urat của febuxostat so với allopurinol trong bệnh gout: phân tích từ nhóm chăm sóc điều trị lớn ở Hoa Kỳ Vai trò febuxostat trong việc trì hoãn tiến triển bệnh thận trên nền tiểu đường với acid uric máu tăng không triệu chứng: Nghiên cứu ngẫu nhiên, nhãn mở có đối chứng Tăng acid uric máu được định nghĩa là nồng độ acid uric trong máu cao hơn 6,8 mg/ dL và một trong những yếu tố nguy cơ gây ra và phát triển CKD (bệnh thận mãn tính), tiến triển rối loạn chức năng thận và tử vong tim mạch. Trong hướng dẫn sửa đổi năm 2012 tại Nhật Bản, khuyến cáo điều trị tăng acid uric máu không triệu chứng ≥ 8,0 mg / dl và đề nghị allopurinol là phác đồ bước 1 cho tăng acid uric máu bất kể không có triệu chứng, hiện diện sỏi uric, đồng thời với CKD hoặc yếu tố nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, việc sử dụng allopurinol bị hạn chế do nguy cơ gặp biến cố bất lợi đe dọa tính mạng như hội chứng Steven Johnson hoặc nhiễm độc gây hoại tử biểu bì và chiếm ưu thế rõ rệt ở khu vực Đông Nam Á. Febuxostat, một chất ức chế chọn lọc xanthine oxidase không purine là một lựa chọn tốt trong việc kiểm soát tăng acid uric máu. Điều chỉnh liều theo chức năng thận là không cần thiết ở bệnh nhân CKD với eGFR từ nhẹ đến trung bình vì nó được chuyển hóa chủ yếu bởi gan. Nó là an toàn và hiệu quả trong CKD mà không có các tác dụng phụ nghiêm trọng như allopurinol. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá hiệu quả của febuxostat trong ngăn ngừa sự tiến triển của CKD ở nhóm bệnh nhân có bệnh thận do tiểu đường và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt (HbA1 <8,0%) với tăng acid uric máu không triệu chứng (≥ 400 µmol / L) và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Với thiết kế nghiên cứu, đây là nghiên cứu ngẫu nhiên nhãn mở, tiến cứu ở bệnh nhân giai đoạn CKD 3 và 4 bị bệnh thận do tiểu đường và tăng acid uric máu không triệu chứng, bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành nhóm dùng febuxostat 40 mg / ngày và nhóm không điều trị, theo dõi trong 6 tháng. Xét nghiệm máu và nước tiểu được tiến hành tại thời điểm bắt đầu, 3 tháng và 6 tháng. Giá trị eGFR (trung vị) trong nhóm febuxostat được ổn định không giảm đáng kể từ 26,2 (14,30) ml/ phút / 1,73 m2 lúc ban đầu xuống còn 26,3 (15,2)ml/phút/1,73 m2 lúc 6 tháng. Trong khi đó, trong nhóm không điều trị, eGFR giảm đáng kể từ 28,2 (19,8) ml / phút /1,73 m2 xuống còn 27,6 (20) ml / phút / 1,73 m2 (giá trị p <0,01). Ngoài ra, HbA1c ban đầu cho nhóm febuxostat cao hơn đáng kể (7,2 ± 0,5%) so với nhóm không điều trị (6,9 ± 0,7%) với giá trị p là 0,01. Hình 1
Nghiên cứu này cho thấy rằng febuxostat, khi sử dụng cho bệnh nhân CKD bị bệnh thận do tiểu đường và tăng acid uric máu không triệu chứng, làm giảm acid uric và bảo quản eGFR. Phần lớn các bệnh nhân bị tăng acid uric máu không có triệu chứng và tỷ lệ tăng cao trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là ở các nước châu Á và phát hiện thấy bệnh tăng acid uric máu liên quan đến tỷ lệ tử vong cao và tỷ lệ biến cố tim mạch lớn sau hội chứng mạch vành cấp tính. Thử nghiệm an toàn tim mạch của febuxostat hoặc allopurinol ở bệnh nhân gout (CARES) được công bố gần đây vào tháng 3 năm 2018, cho thấy rằng tỷ lệ các biến cố tim mạch do febuxostat không thấp hơn allopurinol. Nói tóm lại, Febuxostat có khả năng làm giảm acid uric và bảo tồn eGFR ở bệnh nhân CKD với bệnh thận do tiểu đường nhưng làm tăng HbA1C trong nhóm febuxostat nên cần những thử nghiệm lớn hơn trong tương lai. Hình 2
So sánh hiệu quả làm giảm urat của febuxostat so với allopurinol trong bệnh gout: phân tích từ nhóm chăm sóc điều trị lớn ở Hoa Kỳ Gout là bệnh viêm khớp phổ biến nhất ở người lớn, ảnh hưởng đến 3,9% dân số Hoa Kỳ. Điều trị tối ưu bệnh gout dựa trên việc sử dụng lâu dài các liệu pháp giảm urat (một chất ức chế xanthine oxidase (XO) và uricosurics) nhằm đạt được nồng độ urat huyết thanh mục tiêu (sUA) và các liệu pháp chống viêm cho các đợt bùng phát cấp tính. Việc đạt được mục tiêu sUA <6.0 mg /dL là chìa khóa để quản lý chất lượng bệnh gout. Mục tiêu của nghiên cứu hồi cứu này là so sánh hiệu quả của febuxostat và allopurinol trong việc giảm nồng độ urat huyết thanh (sUA) trên nhóm chăm sóc điều trị ở Mỹ. Nồng độ creatinine huyết thanh (SCr) giữa người dùng allopurinol và febuxostat được so sánh như là một tiêu chí thứ cấp. Nghiên cứu so sánh hai loại thuốc này là cần thiết cho bệnh nhân, nhà cung cấp và các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định trong việc lựa chọn điều trị với allopurinol hay febuxostat. Hình 3
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện bằng cách sử dụng thông tin từ hệ thống nhà thuốc, yêu cầu bồi thường y tế và dữ liệu phòng thí nghiệm, giai đoạn 2009-2012, từ một chương trình bảo hiểm sức khỏe thương mại và dự án Medicare Advantage của Hoa Kỳ.Bệnh nhân nghiên cứu đã có ít nhất một yêu cầu y tế với chẩn đoán bệnh gout, ít nhất một đơn thuốc đầy đủ cho febuxostat hoặc allopurinol và ít nhất một đơn thuốc theo dõi chỉ số sUA. Giảm sUA đã được kiểm tra và kết hợp trên nhân khẩu học của bệnh nhân. Mẫu nghiên cứu bao gồm 2.015 bệnh nhân dùng febuxostat và 14.025 dùng allopurinol. Liều phổ biến nhất là 300 mg / ngày hoặc liều thấp hơn cho allopurinol và 40 mg / ngày đối với febuxostat. Tại thời điểm ban đầu, người dùng febuxostat có điểm số hấp thụ cao hơn (0,78 so với 0,53; P <0,001), nhưng phân bố tuổi và giới tính tương tự. Trong số các bệnh nhân chưa từng điều trị febuxostat, 56,9% đạt được nồng độ mục tiêu sUA <6,0 mg / dl so với 44,8% bệnh nhân điều trị allopurinol (P <0,001). Hình 4
Tổng cộng có 35,5% bệnh nhân chưa từng điều trị febuxostat điều trị đạt được nồng độ mục tiêu sUA <5,0 mg / dl so với 19,2% bệnh nhân điều trị allopurinol (P <0,001). Tương tự, với nồng độ mục tiêu sUA, tỷ lệ người dùng febuxostat cao hơn so với người dùng allopurinol đạt được mục tiêu sUA <6,0 mg / dL (58,5% so với 47,1%, P <0,001) và mục tiêu sUA <5,0 mg / dL (36,2% so với 21,8%, P <0,001). Người dùng febuxostat cũng có thời gian trung bình đạt được mục tiêu sUA ngắn hơn so với người dùng allopurinol. Bệnh nhân nhận febuxostat (chủ yếu ở liều 40 mg / ngày; 19% nhận 80 mg / ngày) đạt được sua mục tiêu sớm hơn 1 tháng so với bệnh nhân điều trị allopurinol (liều phổ biến nhất 300 mg mỗi ngày hoặc thấp hơn; 5% nhận> 300 mg / ngày ). Điều này cho thấy rằng febuxostat là một lựa chọn hiệu quả để điều trị tăng acid uric máu ở những bệnh nhân bị bệnh gout. Creatinine huyết thanh giảm ở cả người dùng allopurinol và febuxostat sau khi điều trị, đây là một phát hiện quan trọng vì bệnh gout được biết là ảnh hưởng đến chức năng thận. Nói tóm lại, Febuxostat hiệu quả hơn allopurinol ở liều hiện đang sử dụng (40 mg / ngày đối với febuxostat ở 83% người dùng và 300 mg / ngày hoặc thấp hơn đối với allopurinol ở 97% người dùng) trong giảm sUA ở bệnh nhân gout và cải thiện nhẹ chức năng thận với cả allopurinol và febuxostat.
|